11-07-2012, 08:57 PM
Các bác có ai biết quy trình xét nghiệm axit bazo mau k giúp em với, ngoài ra khi làm cần chú ý gì, ý ngĩa lâm sàng?
thank cả nhà!
thank cả nhà!
11-07-2012, 08:57 PM
Các bác có ai biết quy trình xét nghiệm axit bazo mau k giúp em với, ngoài ra khi làm cần chú ý gì, ý ngĩa lâm sàng?
thank cả nhà!
11-07-2012, 10:57 PM
(11-07-2012, 08:57 PM)xuantruonghvqy Đã viết: Các bác có ai biết quy trình xét nghiệm axit bazo mau k giúp em với, ngoài ra khi làm cần chú ý gì, ý ngĩa lâm sàng? 1. Để đánh giá tình trạng acid và base máu thì làm xét nghiệm khí máu động mạch. Quy trình cụ thẻ thì mình không có nhưng chung chung là: - Lấy máu động mạch bằng bơm kim chuyên dụng (cái này do bác sĩ lâm sàng), bẻ gập đầu kim lại (tránh tiếp xúc không khí) nhanh chóng mang đến phòng xét nghiệm. - Nhập các thông tin bệnh nhân vào máy đo khí máu. - Tháo bỏ đầu kim và đưa nhanh bơm tiêm vào đầu hút của máy đo khí máu. - Máy sẽ tự hút máu phân tíc và in kết qủa. 2. Khi XN cần chú ý. - Lấy máu nhanh và chính xác. - Tránh để máu tiếp xúc với không khí - Thời gian Xn càng sớm càng tốt sau khi lấy máu 3. Ý nghĩa lâm sàng Chỉ định KMDM: 1) Suy hô hấp mọi nguyên nhân: tại phổi hay ngoài phổi 2) Suy tuần hoàn, choáng, nhiễm trùng máu (SEPSIS) 3) Suy thận & bệnh lý ống thận 4) Bệnh nội tiết: đái tháo đường nhiễm toan ceton, bệnh vỏ thượng thận, suy giáp 5) Hôn mê, ngộ độc 6) Bệnh tiêu hóa: ói, tiêu chảy, dò túi mật or ruột non, tụy tạng 7) Các rối loạn điện giải: tăng giảm K máu, Chlor máu 8) Theo dõi điều trị: oxy liệu pháp, thở máy, nuôi ăn qua đường tĩnh mạch, lọc thận, truyền dịch or truyền máu lượng lớn, điều trị lợi tiểu.. => tóm lại: suy hô hấp - suy thận - đái tháo đường - rối loạn điện giải - hôn mê ngộ độc, thở oxy - lọc thận - truyền dịch/ máu lượng nhiều.. Các chỉ số cần quan tâm để chẩn đoán Rối loạn kiềm toan: pH, PaCO2, HCO3 std (= standard bicarbonate = HCO3 chuẩn). Các trường hợp thường gặp: • Toan hô hấp trong bệnh COPD • Toan hô hấp trong ARDS • Toan chuyển hóa trong sốc nhiễm trùng • Toan chuyển hóa trong hôn mê nhiễm ceton / tiểu đường. • Rối loạn toan kiềm hỗn hợp: 1) Toan chuyển hóa + toan hô hấp: ngưng tim ngưng thở, phù phổi cấp nặng, nhiễm độc. 2) Toan chuyển hóa + kiềm hô hấp: ngộ độc Salicylate, SEPSIS, suy gan nặng. 3) Toan chuyển hóa + kiềm chuyển hóa: suy thận/ ói nhiều, nhiễm toan ceton/ ói nhiều. 4) Kiềm chuyển hóa + toan hô hấp: COPD/ ói nhiều, dùng nhiều lợi tiểu. 5) Kiềm chuyển hóa + kiềm hô hấp: suy gan nặng/ ói nhiều. ---------------------- pH • Cho biết trạng thái thăng bằng kiềm toan (< 7,35: toan, > 7,45: kiềm). • pH toan cùng với PaO2 giảm là dấu hiệu thiếu oxy ở mô. • Khi PaCO2 tăng mà pH bình thường là tình trạng ứ đọng CO2 mạn, còn pH giảm là cấp. • giá trị: 7,3 - 7,5: rối loạn toan kiềm nhẹ -> chỉ cần điều trị nguyên nhân. 7,1 - 7,3: toan máu nặng mất bù. 7,5 - 7,6: kiềm máu nặng mất bù. < 7,1 or > 7,6: nguy hiểm tính mạng. < 6,9 or > 7,7: tử vong nhanh chóng. • Dựa vào bệnh cảnh để xem xét mức độ nguy hiểm. Vài tình huống: + pH = 7,2: có thể chưa có triệu chứng bởi sự chịu đựng tốt của BN COPD trong khi là trường hợp nguy hiểm tính mạng đối với BN suy hô hấp cấp. + pH < 7: có thể có ở BN bị động kinh khi lên cơn nhưng hiếm khi cần giải quyết vì pH sẽ nhanh chóng về bình thường sau khi điều trị chấm dứt cơn co giật. • [H]+: là 1 trong 3 chỉ số trong phương trình Henderson -> tính [H]+ để kiểm tra kết quả khí máu (vì máy đo thường chỉ đo pH & PaCO2 => sau đó tính HCO3) đồng thời giúp tính nồng độ HCO3 cần thiết để điều chỉnh pH máu trong điều trị. Tính [H]+ dựa vào pH. Tương quan: + Nếu nồng độ [H]+ tăng thì pH giảm, nồng độ [H]+ giảm thì pH tăng: tỉ lệ nghịch. (vì pH là log âm của nồng độ [H]+ ) + Nếu pH tăng hay giảm 0,1 thì nồng độ [H]+ giảm hay tăng thêm 20%. + Cần nhớ 2 cặp: pH = 4,0 -> [H]+ = 40 , pH = 7,0 -> [H]+ = 100. (đơn vị [H]+: nEq/l) => phương trình Henderson: [H]+ = 24 x ( PaCO2 / HCO3 ).
11-08-2012, 12:29 AM
(Sửa đổi lần cuối: 11-08-2012, 12:30 AM bởi xuantruonghvqy.)
(11-07-2012, 10:57 PM)tuyenlab Đã viết:thank bác admin, đúng cái em đang cần, cảm ơn bác nhiều!(11-07-2012, 08:57 PM)xuantruonghvqy Đã viết: Các bác có ai biết quy trình xét nghiệm axit bazo mau k giúp em với, ngoài ra khi làm cần chú ý gì, ý ngĩa lâm sàng? (11-08-2012, 12:29 AM)xuantruonghvqy Đã viết:Mà bác ơi, sao phải lấy máu động mạch, e thấy xet nghiệm toàn lấy máu tĩnh mạch mà(11-07-2012, 10:57 PM)tuyenlab Đã viết:thank bác admin, đúng cái em đang cần, cảm ơn bác nhiều!(11-07-2012, 08:57 PM)xuantruonghvqy Đã viết: Các bác có ai biết quy trình xét nghiệm axit bazo mau k giúp em với, ngoài ra khi làm cần chú ý gì, ý ngĩa lâm sàng?
11-08-2012, 09:36 AM
(11-08-2012, 12:29 AM)xuantruonghvqy Đã viết: Mà bác ơi, sao phải lấy máu động mạch, e thấy xet nghiệm toàn lấy máu tĩnh mạch mà 1. Không nhất thiết phải là máu động mạch. Nhưng thường là máu động mạch vì pH ở động mạch phản ánh chính xác nhất và ngoài pH thì XN khí máu còn dùng để xác định tình trạng thông khí và tình trạng oxy hóa máu. 2. Nếu ta làm thêm khí máu tĩnh mạch trung tâm (lấy qua catheter tĩnh mạch trung tâm), khí máu từ mao mạch phổi (lấy qua catheter Swan-Ganz) ta có thể có thêm được các thông tin về khả năng sử dụng oxy của tổ chức và tình trạng shunt của mạch máu hệ thống và mạch máu phổi. |
Chủ đề liên quan... | |||||
Chủ đề | Tác giả | Trả lời | Xem | Bài viết cuối | |
Xét nghiệm HIV bằng PP Ellisa bằng sinh phẩm Murex 1.2.0 | Mr_Khang | 1 | 4,774 |
09-08-2014, 08:29 AM Bài viết cuối: Mr_Khang |