11-07-2012, 08:30 PM
Những yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng kháng nguyên – kháng thể:
- Loại kháng thể: các loại kháng thể khác nhau sẽ tạo ra các loại phản ứng kháng nguyên – kháng thể khác nhau: kháng thể loại IgM có khả năng gây ngưng kết hồng cầu trong môi trường nước muối, trong khi đó kháng thể IgG chỉ có khả năng gây cảm nhiễm hồng cầu trong môi trường nước muối mà không gây ngưng kết.
- Lực đẩy giữa các hồng cầu và hiệu điện thế zeta: Lực đẩy giữa các hồng cầu mang điện tích âm sẽ ngăn cản sự ngưng kết của những hồng cầu được cảm nhiễm trong môi trường nước muối.
- Vị trí kháng nguyên : Một số kháng nguyên (KN A và B)nhô ra khỏi bề mặt hồng cầu xa hơn các kháng nguyên khác (kháng nguyên của hệ nhóm máu Rh), khoảng cách thực giữa các kháng nguyên với các tế bào liền kề có thể thay đổi.
- Số lượng kháng nguyên: trên bề mặt hồng cầu nếu có một lượng lớn kháng nguyên sẽ giúp cho kháng thể kết hợp với các kháng nguyên một cách dễ dàng hơn cũng như sẽ giúp cho phản ứng kháng nguyên - kháng thể xảy ra một cách dễ dàng hơn so với nhũng hồng cầu chỉ có số lượng kháng nguyên thưa thớt.
- Mức độ tương thích: kháng nguyên – kháng thể phản ứng với nhau theo kiểu “Khóa và chìa khóa”, nếu mức độ tương thích cao thì phản ứng sẽ xảy ra mạnh mẽ hơn.
- Ảnh hưởng của thời gian: phản ứng phải được ủ trong khoảng thời gian tối ưu để tạo điều kiện cho phản ứng kháng nguyên – kháng thể xảy ra tốt hơn.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ: những kháng thể lạnh (có bản chất là IgM) hoạt động tốt ở nhiệt độ 2-10°C, kháng thể nóng (có bản chất là IgG) hoạt động tốt nhất ở 37°C.
- pH: pH thích hợp nhất cho phản ứng kháng nguyên – kháng thể xảy ra là từ 6,5 – 7,0.
- Ảnh hưởng của cường dộ ion: dung dịch Liss thường được dùng để làm tăng độ nhạy của phản ứng kháng nguyên – kháng thể.
- Nồng độ kháng nguyên – kháng thể
- Số lượng các vị trí gắn kháng nguyên của kháng thể : kháng thể loại IgM có 10 vị trí gắn kháng nguyên, trong đó kháng thể loại IgG chỉ có 2 vị trí gắn kháng nguyên.