Ung thư
TS. Nguyễn Thế Dân
1. Định nghĩa2. Phân loại
3. Hình ảnh tổn thương
4. Lan toả ung thư (xâm lấn – di căn)
5. Cách đánh giá mức độ ác tính
6. Sinh học TB ung thư
7. Nguyên nhân sinh ung thư
1. Định nghĩa
“ Ung thư là u ác tính có quá sản TB nhanh và mạnh, quán sản không giới hạn, nhiều rễ xâm nhập sâu vào mô xung quanh, di căn xa. Cấu tạo mô u chỉ gợi lại hình ảnh mô sinh ra nó, xu hướng không biệt hoá.
TB u phá huỷ, lấn át, huỷ diệt cơ thể sinh ra và nuôi dưỡng nó”.
2. Phân loại ung thư
Có 3 loại chính:
- Ung thư biểu mô
- Ung thư liên kết
- Ung thư khác (máu, lympho, TK…)
3. Tổn thương giải phẫu bệnh
+ Hình ảnh đại thể
+ Đặc điểm chung mô ung thư:
- Ranh giới không rõ
- Nhiều rễ xâm nhập xung quanh, ít di động
- Dễ hoại tử, chảy máu
- Bề mặt hay có loét, sùi
- Xâm nhập phá vỡ mạch máu, di căn
+ Đặc điểm ung thư biểu mô:
- Mặt cắt không đều, có các ổ cứng chắc nổi lên, xung quanh là mô đệm LK
- It hoại tử chảy máu hơn so với ung thư LK
- Gianh giới dễ xác định hơn ung thư LK
- K biểu mô bề mặt hay có 3 hình thái (loét, sùi, xâm nhập)
- K biểu mô tuyến (gan, tuỵ, vú) thường nằm sâu trong tạng
+ Ung thư biểu mô:
+ Đặc điểm chung ung thư liên kết
- Khối ung thư lớn, ranh giới không rõ, nhiều rễ xâm nhập xung quanh
- Hay hoại tử, chảy máu
- Hay xâm nhập mạch máu, ít xâm nhập mạch lympho
- Mặt cắt thuần nhất, không có dải xơ vách xơ
Ung thư liên kết (sarcoma ở phổi)
+ Hình ảnh vi thể
+ Tế bào ung thư:
- Hình ảnh tăng sinh tích cực:
Nhân to, đậm màu, hạt nhân rõ Tỷ lệ nhân trên bào tương lớn Nhiều nhân chia bất thường
- Hình ảnh tăng sinh bất thường:
Đa dạng về nhân và TB Có hình ảnh nhân quái
+ Tế bào ung thư:
- Hình ảnh phát triển xâm lấn:
TB dễ bong, không vuông góc màng đáy Xâm nhập phá vỡ màng đáy, mạch máu Không xếp thành tuyến, thành bó, lớp TB
- Hình ảnh kém biệt hoá:
Mất các cấu trúc BH (vân, sắc tố, cầu nối) Không sản xuất chất BH (sừng, nhày, keo)
Có 3 mức độ BH (cao, vừa, kém)
Hình ảnh xâm nhập ung thư
+ Mô đệm ung thư:
- Là tổ chức liên kết khung chống đỡ và nuôi dưỡng TB ung thư (gồm mạch máu, sợi liên kết, mạch lympho, sợi TK)
- Mô đệm hay hoai tử, chảy máu, thoái hoá, xâm nhập viêm
4. Lan toả ung thư (Xâm lấn – Di căn)
Ung thư lan toả bằng 2 cách:
+ Phát triển tại chỗ (xâm lấn ung thư)
+ Phát triển xa ổ nguyên phát (di căn)
Xâm lấn: theo 3 cách
- TB K lấn dần ra như vết dầu loang
- TB K mọc ra xung quanh như gieo hạt
- TB K mọc thành dải như chia nhánh
Di căn ung thư:
“Di căn là sự sự phát triển cách quãng, sinh ra những ổ ung thư thứ phát cách xa ổ nguyên phát”
Các đường di căn: 5 đường
- Đường bạch huyết
- Đường máu
- Đường ống tự nhiên (tiêu hoá, hô hấp, niệu quản)
- Đường hố thanh mạc (khoang màng bụng, màng phổi…)
- Đường cấy truyền (dụng cụ phẫu thuật - vết mổ)
Di căn theo đường bạch huyết:
- TB K phát triển liên tục theo dòng bạch huyết từ ổ K đến hạch lân cận
- TB K phát triển ngắt quãng đến hạch xa
- TB K phát triển tại hạch, phá vỡ hạch, lan ra mô xung quanh Ví dụ: Ung thư dạ dày di căn lên hạch thượng đòn trái (hạch Virchow)
Di căn theo đường máu:
- TB K phá vỡ mạch máu (t/m), vào ống ngực
- Hình thành cục nghẽn có TB K
- Gây tắc mạch do cục nghẽn có TB K
- Hình tại khối K thứ phát tại chỗ tắc mạch
Ví dụ: Ung thư phổi theo đường máu di căn xương
Di căn theo đường ống tự nhiên
- TB k di chuyển theo bề mặt ống tiêu hoá, phế quản, đến vị trí thuận lợi phát triển u thứ phát
Ví dụ: Ung thư phế quản trung tâm vùng rốn phổi, theo phế quản ra ngoại vi Ung thư góc hồi manh tràng di căn xuống đại tràng xigma
Di căn theo hố thanh mạc:
- TB K di chuyển trên bề mặt thanh mạc màng bụng, màng phổi, màng tim…
Ví dụ: Ung thư dạ dày di căn đến bề mặt buồng trứng (U Krukenberg)
Di căn theo đường cấy truyền:
TB ung thư có thể từ dụng cụ phẫu thuật, găng mổ dính vào vết mổ phát triển hình thành ổ di căn
Điều kiện xuất hiện di căn:
- Có phát động, đột biến dòng tế bào di căn
- Có men tiêu (metalloprotein) chất căn bản (collagen IV)
- Có phân tử gắn Fibronectin, Laminin
- Có khả năng chuyển động
- Sinh ra chất tạo mạch (angiogenesis)
- TB K và TB chủ phải có phân tử dính bổ thể
- Tạng di căn có môi trường thiếu men Proteaza và yếu tố phát triển (Growth factor)
Tính chất khối di căn
- Di căn thường có nhiều ổ, ở nhiều nơi
- Kích thước thường nhỏ hơn ổ nguyên phát
- Hình dáng TB và cấu trúc giống ổ ung thư nguyên phát
5. Đánh giá mức độ ác tính K:
+ Giai đoạn K theo hệ T.N.M.
+ Phân độ K theo mô học, tế bào học
Giai đoạn K theo hệ T.N.M. (T: tumor- KT u, N: nodes-hạch, M: metastase-dicăn)
T
T0: Khám không thấy u (u nhỏ)
T1: U < 2 cm
T2: U 2 – 5 cm
T3: U lớn > 5cm (co kéo núm vú)
N
N0: không có hạch di căn
N1: Có 1 hạch di căn
N2: Nhiều hạch, hạch cố định
M
M0: Không thấy di căn tạng
M1: Di căn 1 tạng
Mx: Di căn nhiều tạng
+ Giai đoạn K theo hệ T.N.M.
+ Giai đoạn K theo hệ T.N.M.
+ Giai đoạn K theo hệ T.N.M.
Phân độ K theo mô học và TB học:
+ Mô học:
Độ I: >75% TB biệt hoá
Độ II: 75% – 50% TB biệt hóa Độ III: 50% – 25% TB biệt hóa Độ IV: 25% - 0% Tb biệt hoá
+ Tế bào học
Độ I: Không có TB bất thường
Đô II: TB bất thường, không ác tính
Độ III: TB nghi ngờ ác tính
Độ IV: TB ác tính
Độ V: TB xác định ác tính
6. Đặc điểm sinh học TB ung thư
+ TÍnh chất hoá sinh:
- Nhân to, chất màu đậm, hạt nhân rõ
- Ít bào quan (mitochondria, lưới nội bào), nhiều ribosom
- Mất chức năng biệt hoá cao (hình ảnh bất thường)
- Đòi hỏi ít o xy, dễ tích tụ acid lactic, glucogen
- Trở lại tính chất TB phôi thai (sản xuất A.F.P., C.E.A…)
+ Khả năng phát triển ở môi trường nuôi cấy:
- TB u cần ít dinh dưỡng, sống lâu (immortal)
- Phát triển không theo trình tự, mọc hỗn độn như nấm
- Ít phân tử dính bề mặt, dễ tách khỏi màng đáy, xâm nhập mô đệm và mạch máu
- Không cần mô đệm chống đỡ, có thể phát triển trong dòng máu chuyển động
- Một số TB u tự chế tiết và sinh thụ thể gắn yếu tố phát triển
- TB u phát triển không giới hạn, không đáp ứng ức chế [newpage]
7. Nguyên nhân sinh ung thư:
+ Các hoá chất sinh ung thư
+ Các tác nhân vật lý gây ung thư
+ Các tác nhân sinh học gây ung thư
+ Các virus gây ung thư
+ Gen sinh ung thư ở người
+ Ung thư di truyền
Các hoá chất gây ung thư
- Những hóa chất trong công nghiệp:
Bụi asbestors (amiăng)
Chất Nahthylamine (thuốc nhuộm anilin)
- Những chất trong môi trường:
Polycyclic aromatic hydrocarbon (khói thuốc lá) Aromatic amines (thuốc nhuộm, cao su) Nitrosamines (thức ăn ôi thiu)
Hormon steroid (buồng trứng, thượng thận, thuốc tiêm) Asenic sulfat nikel sulfat (thuốc trừ sâu, quặng)
- Tác động:
- Tổn thương trực tiếp da, đường tiêu hoá, phế quản, qua gan, bàng quang….
Các tác nhân vật lý gây ung thư
+ Tia xạ (radiation)
+ Tia cực tím (ultraviolet)
+ Tia X quang (Roentgen)
+ Tia alpha, beta, gamma
+ Bom nguyên tử (Hyrishima – Nagashaki Nhật Bản 1945)
Các tác nhân sinh học:
+ Nấm aspergillus flavus
+ Ký sinh trùng (shistosoma haematobium), sán lá gan (clonochis sinensis)
+ Virus (herpes) gây u nhú ở người
+ Virus gây bệnh bạch cầu tế bào T (HTLV – 1 gây leukemia)
Gen sinh ung thư ở người:
+ Những gen sinh ung thư ở người (c- onc: ncogenes):
Trong tế bào luôn có C-onc nằm trong cấu trúc gen tế bào gọi
là tiền gen sinh ung thư (proto-oncogenes)
+ Gen tiền ung thư có thể đột biến theo 4 cơ chế:
- Có xuất hiện điểm đột biến (point mutation)
- Có sự khuyếch đại gen (gen amplication)
- Có chuyển đoạn nhiễm sắc thể (chromosom reangement)
- Có sự chèn gen virus vào gen phát động (insertion of the viral genome)
Ung thư di truyền:
Gen ức chế ung thư Rb-1 và p53 có trong cơ thể
Nếu Rb-1 và p53 bị đột biến chúng không còn khả năng ức chế, cơ thể có thể bị ung thư (retinoblastoma)
Ung thư phế quản Ung thư thận
Ung thư biểu mô phổi
Ung thư liên kết (sarcoma ở phổi)
U lympho ở lách (u liên kết đặc biệt)
Hình ảnh vi thể ung thư liên kết (sarcom xơ)
Ung thư biểu mô tuyến
Ung thư biểu mô tuyến
Ung thư tuyến BH cao TB ung thư BH kém
U ác tính BH vừa U ác tính BH thấp
Di căn theo đường bạch huyết
Di căn theo đường máu Di căn theo hố thanh mạc
Di căn theo đường máu (TB K trong mạch máu)
Di căn theo đường máu (TB K trong mạch máu)
Di căn theo đường bạch huyết
Di căn xương, não, tiểu não
Di căn gan
Ổ di căn ung thư đến lách
Di căn ung thư biểu mô đến phổi
Di căn hạch, gan