10-02-2012, 11:23 PM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
PHẠM THỊ MAI HOA
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ ĐƯỜNG KÍNH
HỒNG CẦU TRONG MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN THIẾU MÁU
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KỸ THUẬT Y HỌC
CHUYÊN NGÀNH: HUYẾT HỌC
KHÓA: 2007 – 2011
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
PGS.TS Phạm Quang Vinh
HÀ NỘI – 2011
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
PHẠM THỊ MAI HOA
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ ĐƯỜNG KÍNH
HỒNG CẦU TRONG MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN THIẾU MÁU
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KỸ THUẬT Y HỌC
CHUYÊN NGÀNH: HUYẾT HỌC
KHÓA: 2007 – 2011
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
PGS.TS Phạm Quang Vinh
HÀ NỘI – 2011
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiếu máu là tình trạng giảm nồng độ hemoglobin lưu hành trong máu ngoại vi dưới mức bình thường so với người cùng tuổi, cùng giới và trong cùng một môi trường sống. Thiếu máu là một hội chứng, có thể thấy trong rất nhiều tình trạng bệnh lý.
Theo các số liệu điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính có 30% dân số thế giới bị thiếu máu [23]. Thiếu máu hay gặp ở các nước đang phát triển và hay gặp nhất ở phụ nữ có thai, rồi đến trẻ em, học sinh, còn ở nam giới trưởng thành là thấp hơn cả. Thiếu máu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể lực, trí tuệ, tâm sinh lý và khả năng lao động của con người. Như vậy, thiếu máu có lẽ là một vấn đề chung nhất được thấy ở mọi lĩnh vực y học và mang một tầm quan trọng to lớn trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Hiện nay có nhiều cách phân loại thiếu máu, trong đó có việc phân loại thiếu máu theo hình thái và đặc điểm hồng cầu. Nó được sử dụng rộng rãi bởi kỹ thuật khá đơn giản và dễ thực hiện. Đồng thời nó cũng góp phần giúp bác sỹ lâm sàng tìm được nguyên nhân dựa theo đặc tính thiếu máu là hồng cầu to, hồng cầu nhỏ hay hồng cầu bình thường, nhược sắc hay bình sắc. Thiếu máu hồng cầu nhỏ (TMHCN) là loại thiếu máu thường gặp trên lâm sàng, việc chẩn đoán phân biệt với các loại thiếu máu khác là vô cùng quan trọng. Thiếu máu hồng cầu nhỏ do nhiều nguyên nhân, trong số đó có: Thiếu sắt, thalassemia, HC hình cầu di truyền. Mỗi nguyên nhân có cách chẩn đoán khác nhau. Việc chẩn đoán nguyên nhân ở các cơ sở chuyên khoa khá dễ dàng nhưng ở cơ sở ban đầu khó vì thiếu phương tiện. Một số thông số có thể giúp phát hiện nguyên nhân, ngoài các thông số đo bằng máy còn thông số quan sát hình thái và đo đường kính hồng cầu.
Xuất phát từ tình hình đó, chúng tôi đề cập tiến hành nghiên cứu “Đặc điểm hình thái và đường kính hồng cầu trong một số nguyên nhân thiếu máu” tại Khoa Huyết học - Truyền máu Bệnh viện Bạch Mai với 2 mục tiêu:
- Nghiên cứu chỉ số hồng cầu ở một số nguyên nhân TMHCN.
- Tìm hiểu sự thay đổi của đường kính và hình thái hồng cầu ở bệnh nhân TMHCN.
Nguồn: kythuatyhoc.com