04-27-2021, 03:56 PM
I. ĐẠI CƯƠNG
Để khảo sát khớp thái dương – hàm có thể chỉ định các kỹ thuật X quang thường quy. Trong quy trình này đề cập đến kỹ thuật chụp cắt lớp cổ điển (tomography) khớp thái dương hàm bằng máy chụp toàn hàm (panorama).
II. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
– Bác sỹ chuyên khoa
– Kỹ thuật viên điện quang
2. Phương tiện
– Máy chụp X quang răng chuyên dụng hoặc máy X quang thường quy có chế độ chụp khớp thái dương hàm
– Phim, cát-xét, hệ thống lưu trữ
3. Người bệnh
Tháo bỏ vật dụng kim loại trên vùng đầu mặt cổ nếu có
4. Phiếu xét nghiệm
Chỉ định chụp phim và đọc kết quả.
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
– Khởi động máy chụp, lựa chọn chế độ chụp khớp thái dương hàm hai bên.
– Hướng dẫn người bệnh ở tư thế đứng hoặc ngồi, lưng thẳng, khối mặt đối xứng qua mặt phẳng dọc giữa, không quá cúi hoặc quá ngửa sao cho mặt phẳng đi qua đường nối lỗ tai – bờ dưới ổ mắt n m song song với mặt sàn, cằm tì trên thanh đỡ cằm.
– Lần lượt yêu cầu người bệnh cắn răng khít hai hàm và há miệng tối đa đồng thời giữ bất động trong suốt quá trình chụp phim để chụp phim ở các tư thế tương ứng.
– Vị trí tia X trung tâm: khu trú vào phía trước bình tai khoảng 1cm. Hướng tia trung tâm: vuông góc với mặt phẳng cong của xương hàm dưới, chùm tia di chuyển liên tục và ngược chiều so với phim chụp theo một trục quay nhất định trong quá trình chụp phim.
– Tuy nhiên bóng tia X chỉ phát tia ở vị trí khớp thái dương hàm hai bên và dừng phát tia ở các vị trí còn lại của xương hàm dưới.
– Kỹ thuật viên vào buồng điều khiển, ấn và giữ nút phát tia để tiến hành chụp phim theo các thông số hoặc chế độ chụp đã lựa chọn.
– Hướng dẫn người bệnh rời khỏi vị trí chụp, tháo cát-xét và rửa phim.
IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ
– Phim chụp phải lấy được rõ nét hình ảnh khớp thái dương hàm hai bên bao gồm chòm lồi cầu xương hàm dưới, khe khớp, hố khớp.
– Đánh giá được tương quan giữa chỏm khớp và ổ khớp khi há và ngậm miệng còn trong biên độ bình thường hay không.
V. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Kỹ thuật này không có tai biến. Một số sai sót có thể phải thực hiện lại kỹ thuật như: người bệnh không giữ bất động trong quá trình chụp phim, không bộc lộ rõ nét hình ảnh khớp…
Nguồn tài liệu:
Quyết định 25/QĐ-BYT Quyết định Về việc ban hành tài liệu “ Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Chẩn đoán hình ảnh và điện quang can thiệp”, Bộ Y tế, 2013.
Để khảo sát khớp thái dương – hàm có thể chỉ định các kỹ thuật X quang thường quy. Trong quy trình này đề cập đến kỹ thuật chụp cắt lớp cổ điển (tomography) khớp thái dương hàm bằng máy chụp toàn hàm (panorama).
II. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
– Bác sỹ chuyên khoa
– Kỹ thuật viên điện quang
2. Phương tiện
– Máy chụp X quang răng chuyên dụng hoặc máy X quang thường quy có chế độ chụp khớp thái dương hàm
– Phim, cát-xét, hệ thống lưu trữ
3. Người bệnh
Tháo bỏ vật dụng kim loại trên vùng đầu mặt cổ nếu có
4. Phiếu xét nghiệm
Chỉ định chụp phim và đọc kết quả.
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
– Khởi động máy chụp, lựa chọn chế độ chụp khớp thái dương hàm hai bên.
– Hướng dẫn người bệnh ở tư thế đứng hoặc ngồi, lưng thẳng, khối mặt đối xứng qua mặt phẳng dọc giữa, không quá cúi hoặc quá ngửa sao cho mặt phẳng đi qua đường nối lỗ tai – bờ dưới ổ mắt n m song song với mặt sàn, cằm tì trên thanh đỡ cằm.
– Lần lượt yêu cầu người bệnh cắn răng khít hai hàm và há miệng tối đa đồng thời giữ bất động trong suốt quá trình chụp phim để chụp phim ở các tư thế tương ứng.
– Vị trí tia X trung tâm: khu trú vào phía trước bình tai khoảng 1cm. Hướng tia trung tâm: vuông góc với mặt phẳng cong của xương hàm dưới, chùm tia di chuyển liên tục và ngược chiều so với phim chụp theo một trục quay nhất định trong quá trình chụp phim.
– Tuy nhiên bóng tia X chỉ phát tia ở vị trí khớp thái dương hàm hai bên và dừng phát tia ở các vị trí còn lại của xương hàm dưới.
– Kỹ thuật viên vào buồng điều khiển, ấn và giữ nút phát tia để tiến hành chụp phim theo các thông số hoặc chế độ chụp đã lựa chọn.
– Hướng dẫn người bệnh rời khỏi vị trí chụp, tháo cát-xét và rửa phim.
IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ
– Phim chụp phải lấy được rõ nét hình ảnh khớp thái dương hàm hai bên bao gồm chòm lồi cầu xương hàm dưới, khe khớp, hố khớp.
– Đánh giá được tương quan giữa chỏm khớp và ổ khớp khi há và ngậm miệng còn trong biên độ bình thường hay không.
V. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Kỹ thuật này không có tai biến. Một số sai sót có thể phải thực hiện lại kỹ thuật như: người bệnh không giữ bất động trong quá trình chụp phim, không bộc lộ rõ nét hình ảnh khớp…
Nguồn tài liệu:
Quyết định 25/QĐ-BYT Quyết định Về việc ban hành tài liệu “ Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Chẩn đoán hình ảnh và điện quang can thiệp”, Bộ Y tế, 2013.