05-06-2021, 11:15 AM
Chụp X quang mỏm trâm
I. ĐẠI CƯƠNG
Dài mỏm trâm là hiện tượng bệnh lý do mỏm trâm dài ra quá mức bình thường, gây nên các triệu chứng khó chịu tại vùng họng và tai cho người bệnh. Bệnh lý dài mỏm trâm được bác sĩ Watt Eagle mô tả lần đầu năm 1937 nên còn được gọi là “hội chứng Eagle”. Triệu chứng thường gặp của dài mỏm trâm là nuốt đau, nuốt vướng, sờ hố Amidan thấy đầu mỏm trâm. Chiều dài mỏm trâm trung bình khoảng 3,08 ± 0,67cm. Chụp X quang mỏm trâm là kỹ thuật chụp nhằm tìm nguyên nhân đau thành họng nghi do mỏm trâm quá phát.
II. CHỈ ĐỊNH VÀ CH NG CHỈ ĐỊNH1. Chỉ định
Nghi ngờ quá phát mỏm trâm : nuốt đau, nuốt vướng, sờ hố Amidan thấy đầu mỏm trâm
2. Chống chỉ định– Không có chống chỉ định tuyệt đối
– Chống chỉ định tương đối : phụ nữ có thai
III. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện– Bác sỹ chuyên khoa
– Kỹ thuật viên điện quang
2. Phương tiện– Máy chụp X quang chuyên dụng
– Phim, cát–xét, hệ thống lưu trữ
3. Người bệnhTháo bỏ khuyên tai, vòng cổ, cặp tóc nếu có
4. Phiếu chỉ địnhCó phiếu chỉ định chụp X quang mỏm trâm
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH1. Đặt tư thế người bệnh
– Người bệnh n m n m ngửa trên bàn chụp, mặt phẳng chính diện vuông góc với phim, hai tay duỗi thẳng thật thoải mái.
– Đường nhân trung và lỗ tai vuông góc với phim, người bệnh há miệng.
– Đối với người bệnh n m sấp thì hai tay gập lại chống lên mặt bàn.
2. Đặt cát-xét– Cỡ phim 18 x 24cm.
– Đặt phim sao chếch 1 góc 13o so với mặt bàn.
– Cố định cho tốt không để rung phim (đối với người bệnh nằm ngửa ).
– Với người bệnh nằm sấp thì phim để thẳng trên bàn X quang.
3. Chỉnh bóng X quang– Tia trung tâm đi thẳng đứng, đi qua mặt phẳng chính diện và song song với sàn ống tai ngoài đối với người bệnh nằm ngửa.
– Tia trung tâm đi chếch một góc 25o hướng về phía đầu, sao cho tia đi ra vào chân sống mũi vào giữa phim.
4. Đặt hằng số chụp– 70 KV
– 50 mAs
– Có lưới chống mờ.
5. Tiến hành chụp– Quan sát người bệnh qua kính chì buồng điều khiển, ấn núm phát tia X
– Hướng dẫn người bệnh ra khỏi phòng chụp, đưa phim đi tráng rửa.
V. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ– Tư thế nằm ngửa thấy được hai mỏm trâm cân đối trên phim và nằm trong hình xoang hàm.
– Tư thế nằm sấp thấy được hai mỏm trâm cân đối trên phim và nằm trên hình xoang hàm. Có tên dấu phải trái.
VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ– Kỹ thuật này không có tai biến.
– Một số sai sót có thể phải thực hiện lại kỹ thuật như: người bệnh không giữ bất động trong quá trình chụp phim, không bộc lộ rõ nét hình ảnh khớp…
Nguồn tài liệu:- Quyết định 25/QĐ-BYT Quyết định Về việc ban hành tài liệu “ Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Chẩn đoán hình ảnh và điện quang can thiệp”, Bộ Y tế, 2013.