08-21-2012, 11:21 PM
NỘI DUNG
Sán lá gan lớn Fasciola hepatica được biết đến từ thế kỉ XVIII. Sán này thường kí sinh trong các ống mật và gây bệnh chủ yếu về gan ở các động vật nhai lại như trâu, bò…., ít kí sinh và gây bệnh ở người. Sán lá gan lớn còn có thể di chuyển lạc chỗ tới kí sinh ở nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể của vật chủ như phúc mạc, tĩnh mạch hay tổ chức dưới da… Ngoài Fasciola hepatica còn có Fasciola gigantica gây bệnh cho người.
1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, CHU KỲ
1.1. Hình thể
Sán lá gan lớn Fasciola hepatica có kích thước lớn (30 – 40 mm x 10 – 12 mm), hình lá, thân rất dẹt, bờ thân cùn rât mỏng, màu trắng hoặc đỏ xám. Mồm hút phía trước có kích thước nhỏ, đường kính khoảng 1mm, thông với ống tiêu hóa được chia làm nhiều nhánh. Mồm hút phía trước và mồm hút phía sau rất gần nhau.
Cơ quan sinh dục gồm buồng trứng, được bố trí phần trên và tinh hoàn chia làm nhiều nhánh, được bố trí ở phần dưới thân sán.
Trứng sán có kích thước lớn ( 150 µm x 80µm). Một cực có nắp và một cực tròn. Nhân là khối hạt chiết quang.
1.2 Chu kỳ
1.2.1 Ví trí kí sinh
Sán lá gan lớn trưởng thành kí sinh chủ yếu tại các đường dẫn mật trong gan, nhưng trong trường hợp sán di chuyển lạc chỗ có thể kí sinh ở phúc mạc, tĩnh mạch hay tổ chức dưới da… của vật chủ. Sán lá gan lớn dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu các chất dinh dưỡng từ dịch mật hay các tổ chức khác mà sán kí sinh.
1.2.2 Đường xâm nhập
Sán lá gan lớn xâm nhập vào cơ thể người một cách thụ động qua con đường ăn uống. Nguời bị mắc bệnh sán lá gan lớn là do ăn sống một số loài rau dưới nước có mang nang trùng của sán bám dính.
1.2.3 Diễn biến chu kì
Chu kì của sán lá gan lớn tương tự như chu kì của sán lá ruột Fasciolopsis buski.
Tại nơi kí sinh ở ống dẫn mật, sán trưởng thành đẻ trứng; trứng ra ngoài theo phân rồi rơi vào môi trường nước. Trong môi trường nước, ở nhiệt độ 23 – 260C, sau khoảng 3 tuần lễ, trứng nở thành trùng lông. Trùng lông bơi lội trong nước để tìm đến vật chủ trung gian thích hợp là ốc Limnae. Trong cơ thể ốc, từ một trùng lông phát triển thành nhiều trùng đuôi. Trùng đuôi rời ốc, tìm đến một số thực vật sống dưới nước ( thực vật thủy sinh) thích hợp để bám vào, rồi phát triển thành nang trùng. Nếu một số động vật như cừu, trâu, bò,… hoặc người ăn sống thực vật thủy sinh có mang nang trùng của sán, khi vào tới đường tiêu hóa, ấu trùng trong nang trùng sẽ thoát khỏi vỏ rồi chui qua thành ruột, phúc mạc tìm đến ống dẫn mật của gan, kí sinh tại đó để phát triển thành sán trưởng thành sau thời gian khoảng 3 tháng. Trong quá trình di chuyển qua thành ruột tới ống mật của gan, ấu trùng sán đôi khi có thể vào tĩnh mạch rồi từ đó theo đại tuần hoàn, lạc chỗ tới một số mô, cơ quan không thích hợp như dưới da, hốc mắt, tim, phổi… Sán lá gan lớn có thể kí sinh ở nhiều bộ phận như cơ, khớp, xoang bụng, mắt, phổi…
2. DỊCH TỄ HỌC
2.1 Phân bố bệnh sán lá gan lớn trên thế giới
Bệnh sán lá gan lớn Fasciola hepatica và F. gigantica phân bố nhiều nơi trên thế giới. Ở châu Á bệnh có ở một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, một số vùng lãnh thổ Liên Xô cũ thuộc châu Á, Philippin. Ở châu Âu bệnh có ở Liên Xô cũ, Rumani, Hungari, Pháp, Ý. Ở châu Phi bệnh có ở Angieri, Ai Cập, Cônggô, Kênia. Ở châu Mỹ bệnh có ở Achentina, Colombia, Chile, Cuba.
Tuy bệnh có phân bố rộng nhưng tỷ lệ mắc bệnh ở người không cao: theo thống kê bệnh sán lá gan lớn ở người trên thế giới: cho tới năm 1916: 38 trường hợp; năm 1946: 150 trường hợp. Bệnh này hay gặp ở một số động vật như cừu, trâu, bò…
2.2. Phân bố bệnh sán lá gan lớn ở Việt Nam
Trước đây ít gặp ở người Việt Nam. Tuy nhiên trong thời gian gần đây đã phát hiện bẹnh có ở trên 40 tỉnh thành trong cả nước.
3. BỆNH HỌC
Bệnh thường gây tổn thương nặng gan. Mức độ, diễn biến của bệnh nặng hay nhẹ tùy thuộc vào số lượng cá thể sán kí sinh và thời gian mắc bệnh. Lâm sàng của bệnh không có dấu hiệu đặc trưng. Các biểu hiện thường gặp như viêm nhiễm gan, đường mật: bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm độc, nhiễm trùng, vàng da, đau vùng gan, gan to, rối loạn tiêu hóa – chán ăn, ăn không tiêu, ỉa chảy.
Xét nghiệm cận lâm sàng trong giai đoạn cấp diễn của bệnh ta thấy số lượng bạch cầu tăng, bạch cầu ái toan tăng, đôi khi có thể tăng tới 80%, tốc độ lắng máu tăng…
Trong trường hợp sán lạc chỗ thì tùy theo vị trí lạc chỗ mà bệnh có biểu hiện khác nhau như áp xe…
4. CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán khẳng định bệnh sán lá gan lớn cần phải xét nghiệm phân tìm trứng sán với những kĩ thuật như Kato, Kato-Katz. Đối với những trường hợp nhiễm ít, cần lấy dịch tá tràng để xét nghiệm tìm trứng. Tuy nhiên, tỉ lệ thấy trứng rất thấp.
Chẩn đoán hỗ trợ: Siêu âm cũng có thể thấy hình ảnh tổn thương gan do sán lá gan lớn trong gan. Xét nghiệm máu bach cầu ái toan cao.
Các xét nghiệm miễn dịch như miễn dịch huỳnh quang IFA, miễn dịch hấp phụ gắn men ELISA có tính đặc hiệu cao.
5. ĐIỀU TRỊ
Triclabendazol: là thuốc chủ yếu được lưa chọn.
Liều 10mg/kg cân nặng liều duy nhất. Nếu không khỏi điều trị lần 2 liều 20mg/kg cân nặng chia 2 lần uống cách nhau 12 giờ
Sán lá gan lớn Fasciola hepatica được biết đến từ thế kỉ XVIII. Sán này thường kí sinh trong các ống mật và gây bệnh chủ yếu về gan ở các động vật nhai lại như trâu, bò…., ít kí sinh và gây bệnh ở người. Sán lá gan lớn còn có thể di chuyển lạc chỗ tới kí sinh ở nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể của vật chủ như phúc mạc, tĩnh mạch hay tổ chức dưới da… Ngoài Fasciola hepatica còn có Fasciola gigantica gây bệnh cho người.
1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, CHU KỲ
1.1. Hình thể
Sán lá gan lớn Fasciola hepatica có kích thước lớn (30 – 40 mm x 10 – 12 mm), hình lá, thân rất dẹt, bờ thân cùn rât mỏng, màu trắng hoặc đỏ xám. Mồm hút phía trước có kích thước nhỏ, đường kính khoảng 1mm, thông với ống tiêu hóa được chia làm nhiều nhánh. Mồm hút phía trước và mồm hút phía sau rất gần nhau.
Cơ quan sinh dục gồm buồng trứng, được bố trí phần trên và tinh hoàn chia làm nhiều nhánh, được bố trí ở phần dưới thân sán.
Trứng sán có kích thước lớn ( 150 µm x 80µm). Một cực có nắp và một cực tròn. Nhân là khối hạt chiết quang.
1.2 Chu kỳ
1.2.1 Ví trí kí sinh
Sán lá gan lớn trưởng thành kí sinh chủ yếu tại các đường dẫn mật trong gan, nhưng trong trường hợp sán di chuyển lạc chỗ có thể kí sinh ở phúc mạc, tĩnh mạch hay tổ chức dưới da… của vật chủ. Sán lá gan lớn dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu các chất dinh dưỡng từ dịch mật hay các tổ chức khác mà sán kí sinh.
1.2.2 Đường xâm nhập
Sán lá gan lớn xâm nhập vào cơ thể người một cách thụ động qua con đường ăn uống. Nguời bị mắc bệnh sán lá gan lớn là do ăn sống một số loài rau dưới nước có mang nang trùng của sán bám dính.
1.2.3 Diễn biến chu kì
Chu kì của sán lá gan lớn tương tự như chu kì của sán lá ruột Fasciolopsis buski.
Tại nơi kí sinh ở ống dẫn mật, sán trưởng thành đẻ trứng; trứng ra ngoài theo phân rồi rơi vào môi trường nước. Trong môi trường nước, ở nhiệt độ 23 – 260C, sau khoảng 3 tuần lễ, trứng nở thành trùng lông. Trùng lông bơi lội trong nước để tìm đến vật chủ trung gian thích hợp là ốc Limnae. Trong cơ thể ốc, từ một trùng lông phát triển thành nhiều trùng đuôi. Trùng đuôi rời ốc, tìm đến một số thực vật sống dưới nước ( thực vật thủy sinh) thích hợp để bám vào, rồi phát triển thành nang trùng. Nếu một số động vật như cừu, trâu, bò,… hoặc người ăn sống thực vật thủy sinh có mang nang trùng của sán, khi vào tới đường tiêu hóa, ấu trùng trong nang trùng sẽ thoát khỏi vỏ rồi chui qua thành ruột, phúc mạc tìm đến ống dẫn mật của gan, kí sinh tại đó để phát triển thành sán trưởng thành sau thời gian khoảng 3 tháng. Trong quá trình di chuyển qua thành ruột tới ống mật của gan, ấu trùng sán đôi khi có thể vào tĩnh mạch rồi từ đó theo đại tuần hoàn, lạc chỗ tới một số mô, cơ quan không thích hợp như dưới da, hốc mắt, tim, phổi… Sán lá gan lớn có thể kí sinh ở nhiều bộ phận như cơ, khớp, xoang bụng, mắt, phổi…
2. DỊCH TỄ HỌC
2.1 Phân bố bệnh sán lá gan lớn trên thế giới
Bệnh sán lá gan lớn Fasciola hepatica và F. gigantica phân bố nhiều nơi trên thế giới. Ở châu Á bệnh có ở một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, một số vùng lãnh thổ Liên Xô cũ thuộc châu Á, Philippin. Ở châu Âu bệnh có ở Liên Xô cũ, Rumani, Hungari, Pháp, Ý. Ở châu Phi bệnh có ở Angieri, Ai Cập, Cônggô, Kênia. Ở châu Mỹ bệnh có ở Achentina, Colombia, Chile, Cuba.
Tuy bệnh có phân bố rộng nhưng tỷ lệ mắc bệnh ở người không cao: theo thống kê bệnh sán lá gan lớn ở người trên thế giới: cho tới năm 1916: 38 trường hợp; năm 1946: 150 trường hợp. Bệnh này hay gặp ở một số động vật như cừu, trâu, bò…
2.2. Phân bố bệnh sán lá gan lớn ở Việt Nam
Trước đây ít gặp ở người Việt Nam. Tuy nhiên trong thời gian gần đây đã phát hiện bẹnh có ở trên 40 tỉnh thành trong cả nước.
3. BỆNH HỌC
Bệnh thường gây tổn thương nặng gan. Mức độ, diễn biến của bệnh nặng hay nhẹ tùy thuộc vào số lượng cá thể sán kí sinh và thời gian mắc bệnh. Lâm sàng của bệnh không có dấu hiệu đặc trưng. Các biểu hiện thường gặp như viêm nhiễm gan, đường mật: bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm độc, nhiễm trùng, vàng da, đau vùng gan, gan to, rối loạn tiêu hóa – chán ăn, ăn không tiêu, ỉa chảy.
Xét nghiệm cận lâm sàng trong giai đoạn cấp diễn của bệnh ta thấy số lượng bạch cầu tăng, bạch cầu ái toan tăng, đôi khi có thể tăng tới 80%, tốc độ lắng máu tăng…
Trong trường hợp sán lạc chỗ thì tùy theo vị trí lạc chỗ mà bệnh có biểu hiện khác nhau như áp xe…
4. CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán khẳng định bệnh sán lá gan lớn cần phải xét nghiệm phân tìm trứng sán với những kĩ thuật như Kato, Kato-Katz. Đối với những trường hợp nhiễm ít, cần lấy dịch tá tràng để xét nghiệm tìm trứng. Tuy nhiên, tỉ lệ thấy trứng rất thấp.
Chẩn đoán hỗ trợ: Siêu âm cũng có thể thấy hình ảnh tổn thương gan do sán lá gan lớn trong gan. Xét nghiệm máu bach cầu ái toan cao.
Các xét nghiệm miễn dịch như miễn dịch huỳnh quang IFA, miễn dịch hấp phụ gắn men ELISA có tính đặc hiệu cao.
5. ĐIỀU TRỊ
Triclabendazol: là thuốc chủ yếu được lưa chọn.
Liều 10mg/kg cân nặng liều duy nhất. Nếu không khỏi điều trị lần 2 liều 20mg/kg cân nặng chia 2 lần uống cách nhau 12 giờ