06-21-2012, 03:01 PM
Những bệnh thường gặp trên động vật phòng thí nghiệm do nội ký sinh trùng
CÁC BỆNH VỀ KÝ SINH TRÙNG (PARASITIC DISEASES)
CÁC BỆNH VỀ KÝ SINH TRÙNG (PARASITIC DISEASES)
I. Nội ký sinh trùng (nhiễm trùng giun sán):
1) Syphacia obvelata (giun kim): thường gặp ở động vật hoang dã và chuột thí nghiệm. Giun cái có độ dài từ 3,4 - 5,8 mm và con đực nhỏ hơn 1,1 - 1,5 mm. Trứng dẹt cùng một kích cỡ và có đầu nhọn. Vòng đời 11 - 15 ngày. Con cái đẻ trứng của chúng trên da và lông ở vùng hậu môn của vật chủ. Nhiễm trùng thường không có triệu chứng bệnh và những tổn thương lớn không phổ biến. Những con chuột bị nhiễm nặng có tổn thương ruột: ruột già bị sa xuống, lồng ruột, viêm ruột, phân không có khuôn.
Nhiễm giun kim có thể điều trị hiệu quả bởi thêm piperazine citrate 200 - 400 mg/kg hòa tan trong nước uống trong 1 tuần, nghỉ 1 tuần và điều trị nhắc lại ở tuần thứ 3.
Phòng nhiễm trở lại yêu cầu cách ly nghiêm ngặt vì trứng Syphacia obvelata trở nên lây nhiễm sau 6 giờ, sau đó chúng đẻ trứng và tiếp tục sống 1 tuần thậm chí trong điều kiện khô. Vệ sinh nghiêm ngặt, khử trùng thức ăn và chuồng trại, điều trị định kỳ theo qui định sẽ kiểm soát được bệnh. Sử dụng phin chụp cũng có thể giảm sự lan truyền của trứng lây nhiễm.
2) Aspicularis tetratera (giun đũa): có ở phần lớn trên chuột. Con cái dài 2,6 - 4,7 mm, con đực ngắn hơn, vòng đời trực tiếp 23 - 25 ngày. Con cái trưởng thành sống trong ruột già và đẻ trứng ở đó. Trứng được đẻ vào ban đêm và dời vật chủ trên màng nhầy của viên phân. Trứng sau 6 - 7 ngày ở 24oc trở thành dạng lây nhiễm và có thể sống hàng tuần bên ngoài vật chủ. Khi trứng vào bụng, nở thành ấu trùng đi đến giữa ruột kết và ở đó 4 - 5 ngày. Chúng di chuyển tới phần đầu ruột kết khoảng 3 tuần và sau đó gây bệnh ở vật chủ. Vòng đời 10 - 12 ngày dài hơn S. obvelata.
Nhiễm bệnh thường xuất hiện trên chuột 5 - 6 tuần tuổi.
Trứng của A. tetraptera có thể xác định trong phân và những con giun trưởng thành được tìm thấy trong ruột già. Trứng không đẻ ở vùng hậu môn do đó kỹ thuật cellophane là không có hiệu quả.
Biện pháp phòng bệnh và kiểm tra được mô tả như cho S. Obvelata (giun kim). A. tetraptera thời gian trưởng thành dài hơn và trứng được đẻ ra trên phân hiếm hơn trong vật chủ, con trưởng thành dễ dàng phòng bởi thay lồng thường xuyên. Sự tạo ra miễn dịch của ký sinh trùng và sức đề kháng nhiễm bệnh trở lại là xác nhận của sự lây nhiễm A. tetraptera.
3) Hymenolepis nana (sán dây): là giun dẹt ngắn nói chung thuộc lớp sán dây của chuột, chuột cống và người. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng phụ thuộc vào chất lượng chăn nuôi. Con trưởng thành vô cùng nhỏ và trứng có những sợi tơ nhỏ có cực nhô lên và dạng mỏ móc. Vòng đời có thể trực tiếp, có thể gián tiếp. Vòng đời gián tiếp sử dụng động vật chân đốt như vật chủ trung gian. Giải phóng ra ấu trùng thâm nhập vào lông nhung của ruột và phát triển thành ấu trùng dạng tim trước khi xuất hiện trong ruột 10 - 12 ngày sau đó. Đầu sán tấn công vào dịch ruột ở đó sán phát triển thành sán trưởng thành khoảng 2 tuần. Vòng đời từ khi ăn vào bụng đến khi gây bệnh mất khoảng 20-30 ngày.
Chuột non, chuột trưởng thành hầu hết bị nhiễm bệnh. Dấu hiệu và tổn thương bao gồm giảm cân và viêm ruột nhưng dấu hiệu lâm sàng hiếm, lây nhiễm bệnh trầm trọng là ít. Sán dây được chẩn đoán bởi sự xác định của trứng trong phân bằng phương pháp flotation hoặc bởi sự tìm thấy sán trưởng thành trong ruột non. Sán trưởng thành có thể tìm bằng cách mổ ruột trong đĩa Petri chứa nước ấm. H. nana có thể được phân biệt với các loại sán dây H. diminuta của loài gậm nhấm, bởi trong thực tế H. nana có dạng mỏ móc và trứng có các sợi tơ nhỏ nhô lên trong khi đó H. diminuta không có dạng mỏ móc.
Điều trị thường xuyên thành công bởi vì trứng của chúng không sống ngoài vật chủ và vì khả năng lây nhiễm chậm trong trường hợp chuột giữ vệ sinh tốt. Thuốc dùng để điều trị bao gồm quinarine hypochloride, buminidine, niclosamide và thiabendazole. Newer benzimidazoles có hoạt động tốt chống lại đầu sán và giun tròn nhưng chúng không được thử nghiệm trên chuột. Tuy nhiên việc điều trị hiện nay là chọn bunaminidine 1000 ppm thêm vào thức ăn trong 18 ngày. Bởi vì H. nana có thể nhiễm sang người, đề phòng đúng quy tắc nên được giữ gìn để tránh lây nhiễm qua miệng trong khi tiếp xúc với động vật.
Nhiễm giun sán trên chuột đôi khi xảy ra, nhưng chúng không quan trọng trong đàn được chăm sóc tốt. Vì vậy trong chăn nuôi công tác vệ sinh tốt luôn đặt hàng đầu.
Trịnh Thanh Phương
Trung tâm Cimade, Viện VSDT Trung ương
Trung tâm Cimade, Viện VSDT Trung ương