06-21-2012, 03:00 PM
Những bệnh thường gặp trên động vật phòng thí nghiệm do ngoại ký sinh trùng
CÁC BỆNH VỀ KÝ SINH TRÙNG (PARASITIC DISEASES)
CÁC BỆNH VỀ KÝ SINH TRÙNG (PARASITIC DISEASES)
II. Ngoại ký sinh trùng (Ectoparasitism):
Ngoại ký sinh trùng của chuột quan trọng phụ thuộc vào cuộc sống của chúng trên vật chủ. Phần đông bị hạn chế bởi các nhân tố như đồng màu, lẫn màu, sự có mặt của lông và đáp ứng miễn dịch mà hướng tới tạo sự nhạy cảm của ve. Sự đề kháng và sự nhạy cảm cũng ảnh hưởng sự biểu hiện lâm sàng của con cái ghẻ. Mật độ ve biến đổi khác nhau giữa các loại và giống chuột trong nhà chăn nuôi cùng điều kiện.
Chấy (rận), ve thông thường có mặt ở vùng phía trước lưng của cơ thể, đặc biệt ở đỉnh đầu, cổ và lưng, nhưng ký sinh dữ dội toàn bộ vùng da có thể bị nhiễmbệnh. Tổn thương da của cái ghẻ và chấy: ngứa, rụng lông không đều, viêm da trong trường hợp nặng có loét và bắt đầu có mủ.
Về mô học, tăng sự chai cứng da, sự gai hóa và viêm da có thể xảy ra. Kéo dài sự lây nhiễm gây ra viêm da mãn tính, chứng xơ hóa và tăng nhanh của các hạt ở mô. Viêm loét da cộng với cái ghẻ có thể bị bệnh dị ứng da. Tổn thương dị ứng cái ghẻ tương tự trong các loài khác nhau và cộng với sự tăng lên của tế bào.
1) Polyplax serrata (rận chuột): Có 5 giai đoạn chính trong vòng đời, nó bao gồm trứng, 3 giai đoạn con kén (nhộng), và trưởng thành. Trứng gắn sát gốc thân lông. Trứng ấp 5 - 6 ngày con kén phát triển thành con trưởng thành trong vòng 7 ngày, vòng đời trung bình 13 ngày. Lây nhiễm bằng tiếp xúc trực tiếp. Chúng hút máu chuột.
Triệu chứng lâm sàng của nhiễm bệnh nặng liên quan tới viêm da, bỏ ăn, suy nhược cơ thể và có thể dẫn đến chết. Tuy nhiên, chấy giận sẽ không được tìm thấy trong đàn chuột được nuôi dưỡng tốt. Những tổn thương kết hợp với nhiễm bệnh bao gồm gai hoá, tăng insulin, dị ứng da. Vai trò của đáp ứng miễn dịch trong gây bệnh và kiểm tra bệnh không được xác định rõ ràng.
2) Myobia musculi (ve chuột): Phân bố rộng trong chuột phòng thí nghiệm. Và có thể được phân biệt với những con ve chuột khác. Con Myobia musculi có một móng vuốt ở đôi chân thứ hai, trong khi đó con Radfordia có 2 móng vuốt ở phần cuối cổ chân thứ hai. Vòng đời được hoàn chỉnh trong 23 ngày và bao gồm 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, kén & giai đoạn trưởng thành. Trứng gắn sát gốc thân lông và ấp 7 - 8 ngày. Dạng ấu trùng ở ngày thứ 10 sau đó, tiếp theo là dạng kén ở ngày thứ 11. Con trưởng thành xuất hiện ở ngày thứ 15 và đẻ trứng trong 24 giờ.
Con Myobia bám vào da và được lây truyền bởi tiếp xúc trực tiếp. Với con nhiễm bệnh mới số lượng ve tăng lên cho phép giảm tới mức cân bằng trong 8 - 10 tuần. Số lượng cân bằng có thể mang trong thời gian dài thậm trí đến 1 năm. Mức cân bằng dao động có thể xuất hiện lại tuỳ thuộc vào các đợt trứng nở. Khi chuột chết, ve bò lên đầu lông và có thể sống ở đó tới 4 ngày.
3) Myocoptes musculinus (ghẻ chuột): Là ký sinh trùng nói chung của chuột phòng thí nghiệm nhưng thường xảy ra kết hợp với Myobia musculi. Sự phân bố của nó rất rộng. Vòng đời bao gồm trứng, ấu trùng, kén và giai đoạn trưởng thành. Trứng bám ở 1/3 gốc lông và ấp trong 5 ngày. Vòng đời từ 8 - 14 ngày. Lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp, con ghẻ sống 8 - 9 ngày trên chuột chết.
Myocoptes musculinus sống khắp nơi trên cơ thể chuột. Nó được xác định trên da ở vùng bẹn, da bụng và lưng nhưng nó cũng có mặt ở đỉnh đầu và cổ. Khi chuột bị nhiễm bệnh có triệu chứng lông bị rụng, ban đỏ. Tổn thương có thể ngứa, nhưng loét không được ghi nhận. Nhiễm mãn gây ra tăng sản biểu bì và viêm da không có mủ.
Trịnh Thanh Phương
Trung tâm Cimade, Viện VSDT Trung ương
Trung tâm Cimade, Viện VSDT Trung ương