06-21-2012, 03:10 PM
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN ĐỘNG VẬT PHÒNG THÍ NGHIỆM DO VI RÚT
Động vật phòng thí nghiệm như chuột nhắt trắng, chuột lang, thỏ, chuột đất vàng (hamster), chuột cống trắng…là những loại động vật rất mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh là các loại vi rút.
I) Các bệnh vi rút thường gây bệnh trên chuột nhắt trắng:
1) Bệnh đậu chuột (Ectromemia)
- Bệnh hay gặp nhất trên chuột, thuộc loại ARN gây bệnh trên đường hô hấp. Bệnh thể hiện ở 3 dạng:
+ Bệnh cấp: Tỉ lệ chết cao ở đàn chuột mới có cảm thụ cao.
+ Bệnh mãn: Xuất hiện các nốt ban đỏ trên da mặt, mồm, tai, đuôi và các chi…gây lở loét.
+ Bệnh tiềm tàng: Chuột lành mang bệnh, rất nguy hiểm về mặt dịch tễ học.
- Cơ chế gây bệnh: Gia súc khỏe tiếp xúc với phân, nước giải, thức ăn, chất thải… có chứa vi rút, chúng xâm nhập qua da vào tế bào biểu mô đến hạch bạch huyết, phá hoại tổ chức nội tạng, có các nốt hoại tử trên da, lách… sau đó vi rút lại thải ra ngoài.
- Bệnh tích lâm sàng: Bệnh gây tổn thương nghiêm trọng trên da, kết mạc, tứ chi. Do đó cần phát hiện sớm để đề ra biện pháp phòng bệnh.
- Phòng bệnh: Quan sát các triệu chứng, cách ly, diệt triệt để các con bị bệnh, toàn bộ khu vực chăn nuôi phải khử trùng bằng formol, nâng cao sức đề kháng cho đàn chuột.
2) Sendai vi rút: Gây bệnh trên đường hô hấp
- Đường lây truyền: Không khí, tiếp xúc, không khí ẩm ướt, phòng nuôi ẩm ướt, không khí không được luân chuyển. Bệnh thể hiện ở ba dạng: Cấp, mãn, tiềm tàng.
- Cơ chế bệnh sinh: Viêm phổi kẽ, phù thũng, gan hóa phổi, bệnh cấp tính xảy ra ở đàn chuột mẫn cảm, suy hô hấp hay gây ở chuột theo mẹ, tỷ lệ chết cao.
- Triệu chứng: Chuột trưởng thành quan sát thấy lông dựng đứng, cong người, giảm cân, khó thở, run rẩy. Tỷ lệ nhiễm và chết ở chuột bú mẹ và chuột già tới 100%. Tỷ lệ nhiễm cao nên thường lưu hành trên đàn chuột.
- Chẩn đoán: Quan sát các hiện tượng khó thở, tỷ lệ chết cao ở chuột mới sinh cần phải cách ly, vệ sinh tẩy trùng toàn bộ khu vực nhiễm bệnh.
3) Bệnh ỉa chảy do vi rút đường ruột
- Đường lây truyền: Qua đường tiêu hóa, lây qua phân, trấu lót ổ.
- Cơ chế bệnh sinh: Vi rút nhân lên trên tế bào biểu mô ruột.
- Triệu chứng lâm sàng: Thường thấy trên chuột 6-7 ngày tuổi, phân nhày, màu xanh thẫm ở đuôi đít chuột, bệnh nặng thấy phân trên toàn bộ lông. Tỷ lệ mắc cao, tỷ lệ chết cao thường thấy ở chuột con. Nếu chuột con qua khỏi, bệnh chuyển sang thể mãn làm cho quá trình phát triển chậm, còi cọc.
- Phòng bệnh: Quan sát nếu thấy bệnh phải cách ly, tiến hành các biện pháp vệ sinh tốt, khử trùng tẩy uế khu chăn nuôi.
4) Bệnh viêm gan (Coleravirut)
Gây qua đường tiêu hóa, gan bị hoại tử. Bệnh cấp thường thấy ở chuột con. Triệu chứng: ỉa chảy, bỏ ăn, giảm cân, lông rụng, tỷ lệ chết hàng loạt. Mổ thấy hoại tử ở gan, lách.
Vi rút thải qua phân, nước tiểu và dịch tiết do đó cần phải có các biện pháp phòng bệnh như các loại bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa nêu trên.
5) Bệnh viêm màng não
- Gây qua đường hô hấp, có 2 loại cấp và tiềm ẩn.
- Triệu chứng: Gây liệt mềm ở chân, đi lại, đại tiểu tiện khó khăn, bệnh nặng gây chết. Chuột qua khỏi triệu chứng liệt và trở thành chuột lành mang bệnh, thường gặp trên chuột > 6 tháng tuổi.
- Phòng bệnh: Quan sát triệu chứng dáng đi loạng choạng, đi lết. Cần phải cách ly và tiến hành các biện pháp khử trùng không khí phòng bệnh và vệ sinh khu chăn nuôi.
Trịnh Thanh Phương
Trung tâm Cimade, Viện VSDT Trung ương
Trung tâm Cimade, Viện VSDT Trung ương