Huyết trắng bệnh lý là triệu chứng của viêm âm đạo do vi khuẩn, vi nấm hay ký sinh trùng. Xét nghiệm Soi tươi – nhuộm huyết trắng sẽ giúp xác định chính xác tác nhân gây viêm âm đạo..
1. Sơ lược về huyết trắng:
Bình thường trong âm đạo luôn có dịch tiết gọi là huyết trắng.
Huyết trắng chịu ảnh hưởng bởi nội tiết trong cơ thể. Trước dậy thì, huyết trắng rất ít hay không có. Khi dậy thì và sau dậy thì buồng trứng hoạt động, bắt đầu có nội tiết sinh dục, lúc đó có huyết trắng sinh lý.
Huyết trắng sinh lý là chất dịch màu trắng, không hôi, không ngứa, thường tiết ra nhiều trong những ngày rụng trứng (giữa chu ky kinh). Trong huyết trắng có rất nhiều loại vi khuẩn, chiếm đa số là Lactobacillus (trực trùng Gram +) giúp ổn định pH môi trường âm đạo, ngăn cản sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. Huyết trắng sinh lý không cần điều trị.
Khi huyết trắng có mùi hôi, có màu và gây khó chịu (rát, ngứa, đau …), đó là triệu chứng bệnh lý do viêm âm đạo, nên đi khám để điều trị.
2. Tác nhân gây viêm âm đạo:
Huyết trắng bệnh lý là triệu chứng của viêm âm đạo do vi khuẩn, vi nấm hay ký sinh trùng. Ngoài ra, tình trạng viêm nhiễm còn có thể do đáp ứng dị ứng hoặc kích ứng với các chất như kem diệt tinh trùng, bao cao su, xà phòng hay do dùng thuốc thụt rửa âm đạo bừa bãi.
Xét nghiệm SOI TƯƠI – NHUỘM huyết trắng sẽ giúp xác định chính xác tác nhân gây viêm âm đạo.
Sau đây là những trường hợp viêm âm đạo thường gặp:
a./ Viêm âm đạo do vi khuẩn:
Viêm âm đạo do vi khuẩn không do một loại vi khuẩn đặc biệt nào gây ra mà là hậu quả của sự mất cân bằng trong quần thể vi khuẩn bình thường của âm đạo.
Bình thường trong âm đạo, vi khuẩn Lactobacillus hay còn gọi là trực trùng Gram (+) chiếm đa số khoảng 90%. Loại vi khuẩn này tạo môi trường acid trong âm đạo, giúp ngăn chặn các loại vi khuẩn gây hại khác phát triển.
Vì một số nguyên nhân nào đó, có sự thay đổi của quần thể vi khuẩn dẫn đến ưu thế phát triển của các loại khác gây nên tình trạng viêm nhiễm.
Hình dạng của một loại cầu trùng gây bệnh sau khi nhuộm.
So sánh hình dạng Clue cells với tế bào bình thường sau khi nhuộm.
Hình dạng Clue cells khi soi tươi
dưới kính hiển vi.
Viêm âm đạo do Gardnerella vaginalis:
Triệu chứng:
- Huyết trắng hơi nhiều, có màu xám hay trắng như sữa.
- Không ngứa nhưng có mùi hôi tanh nhất là sau giao hợp, lúc rụng trứng và lúc có kinh.
Tác nhân gây viêm nhiễm này chỉ được khẳng định khi có sự hiện diện hơn 20% của tế bào biểu mô âm đạo bị bao phủ bởi vi khuẩn gây bệnh hay còn gọi là clue cells. Tình trạng viêm nhiễm này không lây truyền qua đường tình dục.
b./ Viêm âm đạo do nấm Candida albicans:
Nấm thường có trên cơ địa mang thai, tiểu đường. Ngoài ra, việc dùng kháng sinh bừa bãi sẽ diệt các vi khuẩn cộng sinh có ích trong âm đạo và gây ra sự bùng phát của vi nấm Candida.
Hình dạng nấm Candida albicans soi tươi dưới kính hiển vi.
Triệu chứng:
- Huyết trắng lỏng như nước hay sánh như mủ, màu trắng đục, lợn cợn đóng thành mảng.
- Cảm giác ngứa, rát bên trong hoặc xung quanh âm hộ.
- Đau khi giao hợp hay đi tiểu.
Dù nấm ít lây qua giao hợp nhưng nếu tái phát nhiều lần thì nên nghĩ đến việc điều trị cho người phối ngẫu.
c./ Viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis:
Bệnh do Trichomonas được xem là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, xảy ra ở cả nam lẫn nữ, cần điều trị cho cả người phối ngẫu.
Nguyên nhân: do nhiễm ký sinh trùng đơn bào Trichomonas vaginalis.
Triệu chứng:
- Huyết trắng loãng, vàng xanh, có bọt, mùi hôi, có cảm giác như có con gì bò trong âm đạo.
- Cảm giác đau nóng ngứa, giao hợp đau, tiểu nóng.
Hình dạng Trichomonas vaginalis khi soi tươi dưới kính hiển vi.
Hình dạng Trichomonas vaginalis sau khi nhuộm.
d/ Viêm âm đạo do Song cầu trùng gram (-) hay còn gọi là bệnh Lậu:
Đây là bệnh nhiễm trùng niêm mạc, chủ yếu lây truyền qua đường tình dục, do vi khuẩn Neisseria gonorrhea (song cầu trùng Gram âm hình hạt cà phê).
Triệu chứng:
- Ở nam giới: thường là tiểu buốt, tiểu khó, chảy nhiều mủ.
- Ở nữ giới: tiểu khó, có huyết trắng lẫn máu hay ra máu âm đạo.
Hình dạng song cầu trùng Gram (-) nằm trong tế bào bạch cầu sau khi nhuộm.
3. Cách đọc bảng kết quả xét nghiệm soi - nhuộm:
Các loại tác nhân gây viêm nhiễm âm đạo được xác định bằng:
- Âm tính: kết quả bình thường, không bị nhiễm.
- Dương tính: có sự hiện diện của tác nhân gây viêm nhiễm.
[table=95][tr][td]STT[/td][td]Tên tác nhân gây viêm nhiễm[/td][td]Phân loại[/td][/tr][tr][td]1[/td][td] Nấm (Candida albicans )[/td][td]Viêm nhiễm do vi nấm[/td][/tr][tr][td]2[/td][td] Trichomonas vaginalis[/td][td] Viêm nhiễm do ký sinh trùng[/td][/tr][tr][td]3[/td][td] Cầu trùng gram (+)[/td][td]Viêm nhiễm do vi khuẩn[/td][/tr][tr][td]4[/td][td]Trực trùng gram (-)[/td][td]Viêm nhiễm do vi khuẩn[/td][/tr][tr][td]5[/td][td]Song cầu trùng gram (-)[/td][td]Viêm nhiễm do vi khuẩn[/td][/tr][tr][td]6[/td][td] Gardnerella vaginalis[/td][td]Viêm nhiễm do vi khuẩn[/td][/tr][tr][td]7[/td][td]Bạch cầu[/td][td]Cho biết mức độ viêm nhiễm[/td][/tr][tr][td]8[/td][td] Tạp trùng gram (+)[/td][td]Xác định tương đối lượng Lactobacillus hiện diện[/td][/tr][/table]
4/ Các biện pháp phòng ngừa:
Nhiễm trùng âm đạo có thể được phòng tránh bằng những biện pháp sau:
- Không được tự ý sử dụng thuốc điều trị vi nấm nếu chưa được chẩn đoán chính xác nhiễm nấm Candida âm đạo.
- Tránh thụt rửa âm đạo nhiều lần vì sẽ gây rối loạn cân bằng vi sinh vật và tạo điều kiện cho chúng xâm nhập lên tử cung và phần phụ.
- Lau khô người và tránh mặc quần áo ướt sau khi tắm.
- Tránh mặc quần áo quá chật, nên dùng quần lót bằng vải cotton, thay đồ lót 2 lần/ ngày.
- Giữ khô và thoáng vùng kín.
- Thay băng và làm vệ sinh thường xuyên khi hành kinh.
- Nên dùng bao cao su để phòng tránh những bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Sau khi đi tiêu nên lau chùi từ trước ra sau để tránh đem vi trùng từ phân vào âm đạo.
CN. Cao Thượng Ngọc Dung
Khoa Xét nghiệm - BV Từ Dũ
1. Sơ lược về huyết trắng:
Bình thường trong âm đạo luôn có dịch tiết gọi là huyết trắng.
Huyết trắng chịu ảnh hưởng bởi nội tiết trong cơ thể. Trước dậy thì, huyết trắng rất ít hay không có. Khi dậy thì và sau dậy thì buồng trứng hoạt động, bắt đầu có nội tiết sinh dục, lúc đó có huyết trắng sinh lý.
Huyết trắng sinh lý là chất dịch màu trắng, không hôi, không ngứa, thường tiết ra nhiều trong những ngày rụng trứng (giữa chu ky kinh). Trong huyết trắng có rất nhiều loại vi khuẩn, chiếm đa số là Lactobacillus (trực trùng Gram +) giúp ổn định pH môi trường âm đạo, ngăn cản sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. Huyết trắng sinh lý không cần điều trị.
Khi huyết trắng có mùi hôi, có màu và gây khó chịu (rát, ngứa, đau …), đó là triệu chứng bệnh lý do viêm âm đạo, nên đi khám để điều trị.
2. Tác nhân gây viêm âm đạo:
Huyết trắng bệnh lý là triệu chứng của viêm âm đạo do vi khuẩn, vi nấm hay ký sinh trùng. Ngoài ra, tình trạng viêm nhiễm còn có thể do đáp ứng dị ứng hoặc kích ứng với các chất như kem diệt tinh trùng, bao cao su, xà phòng hay do dùng thuốc thụt rửa âm đạo bừa bãi.
Xét nghiệm SOI TƯƠI – NHUỘM huyết trắng sẽ giúp xác định chính xác tác nhân gây viêm âm đạo.
Sau đây là những trường hợp viêm âm đạo thường gặp:
a./ Viêm âm đạo do vi khuẩn:
Viêm âm đạo do vi khuẩn không do một loại vi khuẩn đặc biệt nào gây ra mà là hậu quả của sự mất cân bằng trong quần thể vi khuẩn bình thường của âm đạo.
Bình thường trong âm đạo, vi khuẩn Lactobacillus hay còn gọi là trực trùng Gram (+) chiếm đa số khoảng 90%. Loại vi khuẩn này tạo môi trường acid trong âm đạo, giúp ngăn chặn các loại vi khuẩn gây hại khác phát triển.
Vì một số nguyên nhân nào đó, có sự thay đổi của quần thể vi khuẩn dẫn đến ưu thế phát triển của các loại khác gây nên tình trạng viêm nhiễm.
Hình dạng của một loại cầu trùng gây bệnh sau khi nhuộm.
So sánh hình dạng Clue cells với tế bào bình thường sau khi nhuộm.
Hình dạng Clue cells khi soi tươi
dưới kính hiển vi.
Viêm âm đạo do Gardnerella vaginalis:
Triệu chứng:
- Huyết trắng hơi nhiều, có màu xám hay trắng như sữa.
- Không ngứa nhưng có mùi hôi tanh nhất là sau giao hợp, lúc rụng trứng và lúc có kinh.
Tác nhân gây viêm nhiễm này chỉ được khẳng định khi có sự hiện diện hơn 20% của tế bào biểu mô âm đạo bị bao phủ bởi vi khuẩn gây bệnh hay còn gọi là clue cells. Tình trạng viêm nhiễm này không lây truyền qua đường tình dục.
b./ Viêm âm đạo do nấm Candida albicans:
Nấm thường có trên cơ địa mang thai, tiểu đường. Ngoài ra, việc dùng kháng sinh bừa bãi sẽ diệt các vi khuẩn cộng sinh có ích trong âm đạo và gây ra sự bùng phát của vi nấm Candida.
Hình dạng nấm Candida albicans soi tươi dưới kính hiển vi.
Triệu chứng:
- Huyết trắng lỏng như nước hay sánh như mủ, màu trắng đục, lợn cợn đóng thành mảng.
- Cảm giác ngứa, rát bên trong hoặc xung quanh âm hộ.
- Đau khi giao hợp hay đi tiểu.
Dù nấm ít lây qua giao hợp nhưng nếu tái phát nhiều lần thì nên nghĩ đến việc điều trị cho người phối ngẫu.
c./ Viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis:
Bệnh do Trichomonas được xem là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, xảy ra ở cả nam lẫn nữ, cần điều trị cho cả người phối ngẫu.
Nguyên nhân: do nhiễm ký sinh trùng đơn bào Trichomonas vaginalis.
Triệu chứng:
- Huyết trắng loãng, vàng xanh, có bọt, mùi hôi, có cảm giác như có con gì bò trong âm đạo.
- Cảm giác đau nóng ngứa, giao hợp đau, tiểu nóng.
Hình dạng Trichomonas vaginalis khi soi tươi dưới kính hiển vi.
Hình dạng Trichomonas vaginalis sau khi nhuộm.
d/ Viêm âm đạo do Song cầu trùng gram (-) hay còn gọi là bệnh Lậu:
Đây là bệnh nhiễm trùng niêm mạc, chủ yếu lây truyền qua đường tình dục, do vi khuẩn Neisseria gonorrhea (song cầu trùng Gram âm hình hạt cà phê).
Triệu chứng:
- Ở nam giới: thường là tiểu buốt, tiểu khó, chảy nhiều mủ.
- Ở nữ giới: tiểu khó, có huyết trắng lẫn máu hay ra máu âm đạo.
Hình dạng song cầu trùng Gram (-) nằm trong tế bào bạch cầu sau khi nhuộm.
3. Cách đọc bảng kết quả xét nghiệm soi - nhuộm:
Các loại tác nhân gây viêm nhiễm âm đạo được xác định bằng:
- Âm tính: kết quả bình thường, không bị nhiễm.
- Dương tính: có sự hiện diện của tác nhân gây viêm nhiễm.
[table=95][tr][td]STT[/td][td]Tên tác nhân gây viêm nhiễm[/td][td]Phân loại[/td][/tr][tr][td]1[/td][td] Nấm (Candida albicans )[/td][td]Viêm nhiễm do vi nấm[/td][/tr][tr][td]2[/td][td] Trichomonas vaginalis[/td][td] Viêm nhiễm do ký sinh trùng[/td][/tr][tr][td]3[/td][td] Cầu trùng gram (+)[/td][td]Viêm nhiễm do vi khuẩn[/td][/tr][tr][td]4[/td][td]Trực trùng gram (-)[/td][td]Viêm nhiễm do vi khuẩn[/td][/tr][tr][td]5[/td][td]Song cầu trùng gram (-)[/td][td]Viêm nhiễm do vi khuẩn[/td][/tr][tr][td]6[/td][td] Gardnerella vaginalis[/td][td]Viêm nhiễm do vi khuẩn[/td][/tr][tr][td]7[/td][td]Bạch cầu[/td][td]Cho biết mức độ viêm nhiễm[/td][/tr][tr][td]8[/td][td] Tạp trùng gram (+)[/td][td]Xác định tương đối lượng Lactobacillus hiện diện[/td][/tr][/table]
4/ Các biện pháp phòng ngừa:
Nhiễm trùng âm đạo có thể được phòng tránh bằng những biện pháp sau:
- Không được tự ý sử dụng thuốc điều trị vi nấm nếu chưa được chẩn đoán chính xác nhiễm nấm Candida âm đạo.
- Tránh thụt rửa âm đạo nhiều lần vì sẽ gây rối loạn cân bằng vi sinh vật và tạo điều kiện cho chúng xâm nhập lên tử cung và phần phụ.
- Lau khô người và tránh mặc quần áo ướt sau khi tắm.
- Tránh mặc quần áo quá chật, nên dùng quần lót bằng vải cotton, thay đồ lót 2 lần/ ngày.
- Giữ khô và thoáng vùng kín.
- Thay băng và làm vệ sinh thường xuyên khi hành kinh.
- Nên dùng bao cao su để phòng tránh những bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Sau khi đi tiêu nên lau chùi từ trước ra sau để tránh đem vi trùng từ phân vào âm đạo.
CN. Cao Thượng Ngọc Dung
Khoa Xét nghiệm - BV Từ Dũ