08-30-2015, 05:30 PM
LỜI NÓI ĐẦU
Tình hình bệnh truyền nhiễm gây dịch trên thế giới diễn biến tương đối phức tạp trong những năm gần đây. Nó là kết quả của một hệ thống phức hợp tác động lẫn nhau giữa các yếu tố sinh học, xã hội, sinh thái và kỹ thuật. Chỉ tính riêng trong 15 năm trở lại đây, nhiều dịch bệnh mới xuất hiện đã gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người. Dịch cúm A/H5N1 lây truyền từ gia cầm sang người xuất hiện lần đầu tiên tại Hồng Kông năm 1997, tính đến 8/10/2013 đã xuất hiện tại 15 quốc gia thuộc Châu Á, Châu Phi và Châu Âu với 641 trường hợp mắc và 380 trường hợp tử vong. Năm 2003, dịch SARS xảy ra, trong thời gian ngắn đã lan rộng ra nhiều quốc gia với khoảng 8000 người mắc, hơn 700 trường hợp tử vong. Dịch tả trên thế giới cũng có xu hướng tăng liên tục trong những năm trở lại đây cả về quy mô và phạm vi gây dịch. Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy, chỉ tính riêng giai đoạn từ 2004 - 2008 số ca bệnh tả trên thế giới đã tăng 24 % so với giai đoạn từ năm 2000 - 2004.
Xu hướng của dịch sốt xuất huyết cũng gia tăng mạnh ở nhiều nước trong thập kỷ qua, đặc biệt là các nước khu vực Đông Nam Á, Trung Đông và Tây Thái Bình Dương, ước tính trung bình mỗi năm thế giới ghi nhận tới 500.000 người mắc sốt xuất huyết. Hậu quả của các bệnh nhiễm trùng mới xuất hiện của khu vực Đông Nam Châu Á là rất lớn. Ước tính dịch SARS ở khu vực Đông và Nam Châu Á làm thiệt hại khoảng 18 tỷ đô la Mỹ (vào khoảng 2 triệu đô la cho một bệnh nhân). Ngoài ra, dịch cúm gia cầm A/H5N1cũng gây ảnh hưởng nặng nề tới công nghiệp chăn nuôi gia cầm và tiếp tục ảnh hưởng tới của nhiều nước trong khu vực và còn tiếp tục lan rộng Kết quả giám sát ở Việt Nam trong 10 năm vừa qua cho thấy, Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì tốt những thành quả về thanh toán bại liệt và loại trừ uốn ván sơ sinh, nhiều bệnh truyền nhiễm như bạch hầu, ho gà, viêm não Nhật Bản đã có xu hướng giảm rõ rệt; nhiều vụ dịch tả, dịch sốt xuất huyết, cúm A/H1N1/09 đại dịch, tay chân miệng ... đã được khống chế hiệu quả. Đó là nhờ các hoạt động giám sát phòng chống dịch bệnh chủ động, công tác truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng, sự vào cuộc kịp thời và tích cực của y tế, chính quyền và các ban ngành liên quan. Hệ thống các văn bản pháp quy về giám sát, phòng chống bệnh truyền nhiễm ngày càng được hoàn thiện như Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm; Quy chế thông tin báo cáo dịch bệnh truyền nhiễm; Quy trình giám sát, dự phòng, xử lý ổ dịch và điều trị bệnh truyền nhiễm đã góp phần làm tăng hiệu quả của công tác giám sát, phòng chống dịch. Bên cạnh những thành quả đạt được, tình hình bệnh bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến rất phức tạp. Sự gia tăng dân số, thay đổi khí hậu, quá trình đô thị hóa nhanh, giao lưu quốc tế, biến động dân số, tình trạng nhập cư, di cư, ô nhiễm môi trường, sự kháng thuốc và biến chủng của các tác nhân gây bệnh, quản lý vật nuôi, quy trình kiểm dịch động vật, quy trình giết mổ và tiêu thụ thực phẩm từ động vật vẫn còn lỏng lẻo và chưa hiệu quả, cùng với những thói quen vệ sinh chưa tốt và nhiều nguyên nhân khách quan khác khiến cho bệnh truyền nhiễm dễ dàng lây lan và tiếp tục là gánh nặng sức khoẻ cho cộng đồng. Nhiều bệnh truyền nhiễm trước đây có số mắc thấp nay có nguy cơ quay trở lại bùng phát thành dịch.
Trong bối cảnh đó, với sự hỗ trợ về kỹ thuật của tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam và hỗ trợ về mặt tài chính của USAID, viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã hợp tác với Trường Đại học Oxford (Vương quốc Anh), biên soạn cuốn “Atlas các bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam”. Mục tiêu của cuốn Atlas (Bản đồ) này là cung cấp thống tin về sự phân bố theo địa lý của các bệnh truyền nhiễm trên người và động vật, cũng như các mối nguy cơ đe dọa sức khỏe khác. Tài liệu này trình bày các bản đồ về một số bệnh truyền nhiễm (bao gồm bệnh mới nổi, bệnh lây truyền từ động vật sang người, bệnh thuộc diện phải báo cáo) và các yếu tố liên quan ở Việt Nam; các thông tin mô tả ngắn gọn về 2 triệu chứng, tác nhân gây bệnh, diễn biến, phương thức lây truyền, điều trị lâm sàng, phòng bệnh và kiểm soát bệnh; và các bản đồ về các yếu tố liên quan đến lan truyền bệnh truyền nhiễm. Số liệu sử dụng trong cuốn Atlas này được lấy từ các nguồn số liệu chính thức như: Niên giám thống kê bệnh truyền nhiễm; các báo cáo của Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, Cục Y tế Dự phòng, Cục Thú y, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur HCM, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, Viện Sốt rét Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương, Chương trình phòng chống lao quốc gia, chương trình phòng chống phong quốc gia; các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước cấp bộ; các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế.
Hy vọng cuốn Atlas này sẽ là một tài liệu quan trọng góp phần hiểu rõ hơn các dịch bệnh nhằm tăng cường hệ thống giám sát và đáp ứng dịch bệnh truyền nhiễm ở Việt nam. Nó cũng giúp các nhà nghiên cứu kiểm tra giả thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố bệnh theo địa dư, và giúp cho các nhà hoạch định chính sách ưu tiên nguồn lực và đáp ứng ở những khu vực có nguy cơ cao nhất. Ngoài ra, cuốn Atlas có thể sử dụng như một tài liệu cơ bản hỗ trợ việc học tập và đào tạo trong lĩnh vực phòng chống bệnh truyền nhiễm.
Mặc dầu nhóm các chuyên gia biên soạn đã cố gắng tìm kiếm, khai thác, sử dụng các nguồn thông tin để biên tập lần đầu tiên cuốn Atlas này, nhưng không khỏi không có những thiếu sót và hạn chế. Chất lượng số liệu ở các bản đồ có thể còn hạn chế và khác nhau tùy thuộc vào thiết kế nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu, và vào tính sẵn có của số liệu. Do đó, cuốn Atlas cũng có thể được coi là khởi đầu để nâng cao chất lượng số liệu góp phần đánh giá sự phân bố và gánh nặng của những bệnh truyền nhiễm quan trọng ở Việt Nam.
Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của độc giả và đồng nghiệp để có thể nâng cao chất lượng của tài liệu này cho lần xuất bản sau.
Tình hình bệnh truyền nhiễm gây dịch trên thế giới diễn biến tương đối phức tạp trong những năm gần đây. Nó là kết quả của một hệ thống phức hợp tác động lẫn nhau giữa các yếu tố sinh học, xã hội, sinh thái và kỹ thuật. Chỉ tính riêng trong 15 năm trở lại đây, nhiều dịch bệnh mới xuất hiện đã gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người. Dịch cúm A/H5N1 lây truyền từ gia cầm sang người xuất hiện lần đầu tiên tại Hồng Kông năm 1997, tính đến 8/10/2013 đã xuất hiện tại 15 quốc gia thuộc Châu Á, Châu Phi và Châu Âu với 641 trường hợp mắc và 380 trường hợp tử vong. Năm 2003, dịch SARS xảy ra, trong thời gian ngắn đã lan rộng ra nhiều quốc gia với khoảng 8000 người mắc, hơn 700 trường hợp tử vong. Dịch tả trên thế giới cũng có xu hướng tăng liên tục trong những năm trở lại đây cả về quy mô và phạm vi gây dịch. Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy, chỉ tính riêng giai đoạn từ 2004 - 2008 số ca bệnh tả trên thế giới đã tăng 24 % so với giai đoạn từ năm 2000 - 2004.
Xu hướng của dịch sốt xuất huyết cũng gia tăng mạnh ở nhiều nước trong thập kỷ qua, đặc biệt là các nước khu vực Đông Nam Á, Trung Đông và Tây Thái Bình Dương, ước tính trung bình mỗi năm thế giới ghi nhận tới 500.000 người mắc sốt xuất huyết. Hậu quả của các bệnh nhiễm trùng mới xuất hiện của khu vực Đông Nam Châu Á là rất lớn. Ước tính dịch SARS ở khu vực Đông và Nam Châu Á làm thiệt hại khoảng 18 tỷ đô la Mỹ (vào khoảng 2 triệu đô la cho một bệnh nhân). Ngoài ra, dịch cúm gia cầm A/H5N1cũng gây ảnh hưởng nặng nề tới công nghiệp chăn nuôi gia cầm và tiếp tục ảnh hưởng tới của nhiều nước trong khu vực và còn tiếp tục lan rộng Kết quả giám sát ở Việt Nam trong 10 năm vừa qua cho thấy, Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì tốt những thành quả về thanh toán bại liệt và loại trừ uốn ván sơ sinh, nhiều bệnh truyền nhiễm như bạch hầu, ho gà, viêm não Nhật Bản đã có xu hướng giảm rõ rệt; nhiều vụ dịch tả, dịch sốt xuất huyết, cúm A/H1N1/09 đại dịch, tay chân miệng ... đã được khống chế hiệu quả. Đó là nhờ các hoạt động giám sát phòng chống dịch bệnh chủ động, công tác truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng, sự vào cuộc kịp thời và tích cực của y tế, chính quyền và các ban ngành liên quan. Hệ thống các văn bản pháp quy về giám sát, phòng chống bệnh truyền nhiễm ngày càng được hoàn thiện như Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm; Quy chế thông tin báo cáo dịch bệnh truyền nhiễm; Quy trình giám sát, dự phòng, xử lý ổ dịch và điều trị bệnh truyền nhiễm đã góp phần làm tăng hiệu quả của công tác giám sát, phòng chống dịch. Bên cạnh những thành quả đạt được, tình hình bệnh bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến rất phức tạp. Sự gia tăng dân số, thay đổi khí hậu, quá trình đô thị hóa nhanh, giao lưu quốc tế, biến động dân số, tình trạng nhập cư, di cư, ô nhiễm môi trường, sự kháng thuốc và biến chủng của các tác nhân gây bệnh, quản lý vật nuôi, quy trình kiểm dịch động vật, quy trình giết mổ và tiêu thụ thực phẩm từ động vật vẫn còn lỏng lẻo và chưa hiệu quả, cùng với những thói quen vệ sinh chưa tốt và nhiều nguyên nhân khách quan khác khiến cho bệnh truyền nhiễm dễ dàng lây lan và tiếp tục là gánh nặng sức khoẻ cho cộng đồng. Nhiều bệnh truyền nhiễm trước đây có số mắc thấp nay có nguy cơ quay trở lại bùng phát thành dịch.
Trong bối cảnh đó, với sự hỗ trợ về kỹ thuật của tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam và hỗ trợ về mặt tài chính của USAID, viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã hợp tác với Trường Đại học Oxford (Vương quốc Anh), biên soạn cuốn “Atlas các bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam”. Mục tiêu của cuốn Atlas (Bản đồ) này là cung cấp thống tin về sự phân bố theo địa lý của các bệnh truyền nhiễm trên người và động vật, cũng như các mối nguy cơ đe dọa sức khỏe khác. Tài liệu này trình bày các bản đồ về một số bệnh truyền nhiễm (bao gồm bệnh mới nổi, bệnh lây truyền từ động vật sang người, bệnh thuộc diện phải báo cáo) và các yếu tố liên quan ở Việt Nam; các thông tin mô tả ngắn gọn về 2 triệu chứng, tác nhân gây bệnh, diễn biến, phương thức lây truyền, điều trị lâm sàng, phòng bệnh và kiểm soát bệnh; và các bản đồ về các yếu tố liên quan đến lan truyền bệnh truyền nhiễm. Số liệu sử dụng trong cuốn Atlas này được lấy từ các nguồn số liệu chính thức như: Niên giám thống kê bệnh truyền nhiễm; các báo cáo của Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, Cục Y tế Dự phòng, Cục Thú y, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur HCM, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, Viện Sốt rét Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương, Chương trình phòng chống lao quốc gia, chương trình phòng chống phong quốc gia; các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước cấp bộ; các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế.
Hy vọng cuốn Atlas này sẽ là một tài liệu quan trọng góp phần hiểu rõ hơn các dịch bệnh nhằm tăng cường hệ thống giám sát và đáp ứng dịch bệnh truyền nhiễm ở Việt nam. Nó cũng giúp các nhà nghiên cứu kiểm tra giả thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố bệnh theo địa dư, và giúp cho các nhà hoạch định chính sách ưu tiên nguồn lực và đáp ứng ở những khu vực có nguy cơ cao nhất. Ngoài ra, cuốn Atlas có thể sử dụng như một tài liệu cơ bản hỗ trợ việc học tập và đào tạo trong lĩnh vực phòng chống bệnh truyền nhiễm.
Mặc dầu nhóm các chuyên gia biên soạn đã cố gắng tìm kiếm, khai thác, sử dụng các nguồn thông tin để biên tập lần đầu tiên cuốn Atlas này, nhưng không khỏi không có những thiếu sót và hạn chế. Chất lượng số liệu ở các bản đồ có thể còn hạn chế và khác nhau tùy thuộc vào thiết kế nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu, và vào tính sẵn có của số liệu. Do đó, cuốn Atlas cũng có thể được coi là khởi đầu để nâng cao chất lượng số liệu góp phần đánh giá sự phân bố và gánh nặng của những bệnh truyền nhiễm quan trọng ở Việt Nam.
Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của độc giả và đồng nghiệp để có thể nâng cao chất lượng của tài liệu này cho lần xuất bản sau.
Thay mặt nhóm biên soạn
GS.TS Nguyễn Trần Hiển
GS.TS Nguyễn Trần Hiển
Trích dẫn:http://adf.ly/1NTiMF