06-08-2012, 02:54 PM
Tế bào máu ở người trưởng thành được sinh ra ở tuỷ sinh máu, tuy nhiên nhiều cơ quan và hoạt động sinh lý, bệnh lý của cơ thể có liên quan tới việc sinh máu và với tế bào náu, do vậy có thể có ảnh hưởng tới đặc điểm tế bào máu.
1. MỘT SỐ BỆNH GAN VÀ TẾ BÀO MÁU
Trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ, gan là nơi tạo hồng cầu chính cho thai nhi sau đó gan giảm dần sinh máu thay vào đó là lách và tuỷ xương, cho đến tuần thứ 32 của thai kỳ, tủy xương đảm nhận gần như toàn bộ chức năng này
Sau khi sinh, gan cũng đóng vai trò quan trọng trong điều hoà sinh máu, Nguyên liệu tạo hồng cầu đều được dự trữ và tổng hợp ở gan (sắt, vitamin B12 acid folic ...)
Gan tổng hợp các yếu tố đông máu, fibrinogen (yếu tố I), thrombin (prothrombin), yếu tố V, yếu tố VII, yếu tố IX, yếu tố X và yếu tố XI cũng như protein C, protein S và antithrombin.
Gan giáng hóa hemoglobin tạo nên các sản phẩm chuyển hóa đi vào dịch mật dưới hình thức các sắc tố mật.
Erythropoietin có tác dụng kích thích quá trình sinh hồng cầu , 80% được sản xuất ở thận , phần còn lại chủ yếu được sản xuất ở gan.
Có nhiều bệnh lý của gan, ngoài các bệnh nhiễm khuẩn như ap xe gan, ap xe đường mật có hình ảnh tế bào của nhiễm khuẩn cấp, có nhiều bệnh đặc thù của gan như xơ gan, viêm gan...có làm thay đổi tế bào máu.
1.1. Xơ gan
Xơ gan là một bệnh mạn tính, xơ xâm nhập phát triển nhiều làm gan cứng chắc gây ra bệnh cảnh của suy tế bào gan và tăng áp lực tĩnh mạch cữa. Suy tế bào gan ảnh hưởng tới một số yếu tố kích thích sinh máu, yếu tố đông máu. Tăng áp lực cữa có thể gây chảy máu. Như vậy xơ gan vừa ảnh hưởng sinh máu kém vừa làm mất máu, nên bệnh nhân dễ thiếu máu.
1.2. Viêm gan:
Có thể cấp tính hay mạn tính. Cấp tính thường có biểu hiện lâm sang rầm rộ nhưng mạn tính có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của gan
1.3. Thay đổi tế bào máu trong bệnh xơ gan và viêm gan
Bệnh nhân bị bệnh gan mạn tính, không kể đến nguyên nhân, thường có thiếu máu từ nhẹ đến vừa với hồng cầu bình thường hoặc hơi to. Đôi khi gặp tế bào hình bia hoặc hình miệng, hình cầu gai.
Hình ảnh máu ngoại vi thiếu máu hồng cầu to hoặc bình thường là hình ảnh phổ biến nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu bình thường hoặc tăng chảy máu không phải là nguyên nhân của hồng cầu to hay thiếu máu thiếu máu hồng cầu nhỏ chỉ xuất hiện khi có tình trạng chảy máu mạm tính. Trường hợp bệnh xơ gan có mất máu, biểu hiện là thiếu máu nhược sắc: hồng cầu nhỏ. Trường hợp viêm gan mạn nhất là sau viêm gan C thường có giảm tiểu cầu.
Hình ảnh tủy xương bình thường hoặc có rối loạn sinh tủy thứ phát. Thiếu máu dai dẳng chừng nào chức năng gan còn bị khiếm khuyết, nhưng có thể khỏi khi chức năng gan được phục hồi trở lại bình thường.
Nhiều trường hợp viêm gan mạn có biểu hiện của giảm các tế bào trong tuỷ, đặc biệt dòng hồng cầu và tiểu cầu.
2. BỆNH TIM
Có thể có hai tình huống bất thường: Tăng hồng cầu hay thiếu máu
- Tăng số lượng hồng cầu, thường gặp trong các bệnh tim bẩm sinh có tím và suy tim nhất là suy tim do hậu quả của bệnh phổi. Nhiều trường hợp suy tim cũng như tâm phế mạn bị chẩn đoán nhầm với đa hồng cầu- da hồng cầu thứ phát. Hiện tượng tăng hồng cầu trong bệnh tim là tăng số lượng để bù cung cấp ôxy cho tổ chức.
Thường các hồng cầu bình thường, bình sắc (hình 15.1), khác với tăng hồng cầu gồm hồng cầu nhỏ trong thaâssemia
Hình 15.1. Hình ảnh tiêu bản máu ngoại vi trong bệnh suy tim, tim bẩm sinh
- Thiếu máu: Nhiều bệnh nhân suy tim có thiếu máu nhất là suy tim ở người lớn tuổi, suy tim do bệnh van tim hoặc sau điều trị thuốc chống đông có chảy máu.Biểu hiện là thiếu máu nhược sắc.Tuy nhiên nếu bệnh nhân không bị mất máu nhiều thường là thiếu máu nhẹ. Một số trường hợp lắp van nhân tạo có thể có thiếu máu tan máu, tuy nhiên nhờ tiến bộ kỹ thuật điều này ít xảy ra.
3. BỆNH THẬN
Nhiều bệnh thận nhất là suy thận mạn thường kèm theo thiếu máu.Thiếu máu bình sắc, kích thước hồng cầu bình thường.Trường hợp điều trị lâu ngày, đặc biệt là bệnh nhân phải lọc máu chu kỳ có thể có thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ.
4. TẾ BÀO MÁU TRONG CÁC ỆêNH NHIỄM TRÙNG
Tuỳ theo tình tgrạng nặng hay nhẹ, cấp tính hay mạn tính và theo phản ứng của bệnh nhân ma có các thay đổi khác nahu.
4.1. Phản ứng nhiễm trùng
Những bệnh nhiễm trùng cấp hoặc đợt cấp của nhiễm trùng mạn như lao phổi có thể có nhiều bạch cầu non ra máu, số lượng bạch cầu có thể tăng rất cao, nhiều trường hợp cần phân biệt với bệnh máu 9lơ xê mi)
4.2. Nhiễm trùng cấp:
Điển hình của tình trạng nhiễm trùng cấp tính như ap xe gan, ap xe cơ, viêm ruột thừa cấp… là có số lượng bạch cầu tăng cao, trong công thức tăng tỷ lệ bạch cầu đoạn trung tính.
4.3. Những bệnh nhiễm trùng mạn tính như nhiễm mycobacterium thường có tăng tỷ lệ tế bào lympho.
5 . NHIỄM VIRUS
- Một số trường hợp nhiễm vius đặc biệt như nhiễm trùng bạch cầu một nhân: Hình ảnh máu và tuỷ thấy tăng cao bạch cầu dạng tế bào lympho có nguyen sinh chất ưa kiềm.
- Thông thường hình ảnh btế bào trong nhiễm vius là số lượng hồng cầu, huyết sắc tố không thay đổi nhiều, nhưng có giảm bạch cầu, giảm tỷ lệ bạch cầu đoạn trung tính, tăng tỷ lệ lympho, có thể giảm tiểu cầu. Đặc biệt thay đổi có ý nghĩa trong sôt xuất huyết do vius Dengue.
. Sôt xuất huyết do vius Dengue.
Là bệnh sốt thành dịch thường xảy ra vào cuối mùa hè, kéo dài đến hết mùa thu. Biểu hiện lâm sang là sốt cao, đau mình mẩy, đau đầu. Xét nghiệm máu có nhiều thay đổi, các thay đổi cả hồng cầu, bạch cầu và đặc biệt là tiểu cầu.
- Hồng cầu: Thường tăng hồng cầu, hematocrit và huyết sắc tố
Hematocrit: Khi giá trị hematocrit tăng trên 20% so với trị số bình thường trước đó thì bệnh nhân được coi là có cô đặc máu, một tiêu chuẩn chẩn đoán Sốt xuất huyết Dengue. Nếu không biết được giá trị hematocrit bình thường của bệnh nhân thì có thể xem giá trị trên 45% là có ý nghĩa. Hematocrit có thể trở về bình thường vào ngày thứ 7-8.
Số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi: thường có giảm bạch cầu. biểu hiện vào ngày thư 2 thứ 3 của sốt và kéo dài đến ngày 8-10. Nhiều trường hợp giảm nặng, bạch cầu dưới 1 G/l.
Công thức bạch cầu: Thường tăng tỷ lệ lympho và môno. bạch cầu đoạn trung tính giảm và kéo dài đến khoảng ngày thứ 10 của bệnh. Trường hợp tăng bạch cầu và tăng bạch cầu trung tính thường là cơ sở để loại trừ Dengue xuất huyết.
Có tế bào kích thích; trong máu bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue thường có xuất hiện tế bào kích thích đó là tế bào dạng lympho to, nhân to, mịn, bắt màu ưa bazơ, nguyên sinh chất cũng ưa bazơ
Giảm tiểu cầu (dưới 100.G/l): Cần xét nghiệm số lượng tiểu cầu cho mọi bệnh nhân nào nghi ngờ sốt xuất huyết Dengue. Tiểu cầu càng giảm, nguy cơ xuất huyết càng cao.
Tiểu cầu thường bắt đầu giảm vào ngày thứ 2- 3 và giảm nặng khoảng ngày thứ 5-ngày 6, tăng về bình thường sau 7-9 ngày sốt. Nhiều trường hợp giảm rất nặng,tiểu cầu chỉ còn dưới 10G/l.
Hình 15.2. các hình ảnh tế bào kích thích ở bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue
6. NHIỄM KÝ SINH TRÙNG
- Nhiều trường hợp nhiễm ký sinh trùng có thay đổi thành phần bạch cầu, thường tăng tỷ lệ bạch cầu đoạn ưa axit. Có trường hợp nhiễm giun (giun đũa, giun đũa chó) tỷ lệ bạch cầu đoạn ưa axit lên tới trên 10G/l.
- Một số bệnh, ký sinh trùng có thể cư trú ở tuỷ sinh máu và xét nghiệm tuỷ có thể phát hiện.
7. TÌNH TRẠNG NHIỄM ĐỘC, PHẢN ỨNG.
- Nhiễm độc kim loại nặng có thể thấy tăng tỷ lệ bạch cầu đoạn ưa bazơ.
- Nhiễm độc tia xạ cấp có thể có hiện tượng giảm bạch cầu, nhân bạch cầu đoạn có thể có vật thể nhỏ.
- Phản ứng dị ứng một số thuốc có thể có tăng cao số lượng bạch cầu, có trường hợp có nhiều bạch cầu chưa trưởng thành ra máu. Cũng có trường hợp giảm nặng bạch cầu. Bạch cầu trở về bình thường khi hết dị ứng.
1. MỘT SỐ BỆNH GAN VÀ TẾ BÀO MÁU
Trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ, gan là nơi tạo hồng cầu chính cho thai nhi sau đó gan giảm dần sinh máu thay vào đó là lách và tuỷ xương, cho đến tuần thứ 32 của thai kỳ, tủy xương đảm nhận gần như toàn bộ chức năng này
Sau khi sinh, gan cũng đóng vai trò quan trọng trong điều hoà sinh máu, Nguyên liệu tạo hồng cầu đều được dự trữ và tổng hợp ở gan (sắt, vitamin B12 acid folic ...)
Gan tổng hợp các yếu tố đông máu, fibrinogen (yếu tố I), thrombin (prothrombin), yếu tố V, yếu tố VII, yếu tố IX, yếu tố X và yếu tố XI cũng như protein C, protein S và antithrombin.
Gan giáng hóa hemoglobin tạo nên các sản phẩm chuyển hóa đi vào dịch mật dưới hình thức các sắc tố mật.
Erythropoietin có tác dụng kích thích quá trình sinh hồng cầu , 80% được sản xuất ở thận , phần còn lại chủ yếu được sản xuất ở gan.
Có nhiều bệnh lý của gan, ngoài các bệnh nhiễm khuẩn như ap xe gan, ap xe đường mật có hình ảnh tế bào của nhiễm khuẩn cấp, có nhiều bệnh đặc thù của gan như xơ gan, viêm gan...có làm thay đổi tế bào máu.
1.1. Xơ gan
Xơ gan là một bệnh mạn tính, xơ xâm nhập phát triển nhiều làm gan cứng chắc gây ra bệnh cảnh của suy tế bào gan và tăng áp lực tĩnh mạch cữa. Suy tế bào gan ảnh hưởng tới một số yếu tố kích thích sinh máu, yếu tố đông máu. Tăng áp lực cữa có thể gây chảy máu. Như vậy xơ gan vừa ảnh hưởng sinh máu kém vừa làm mất máu, nên bệnh nhân dễ thiếu máu.
1.2. Viêm gan:
Có thể cấp tính hay mạn tính. Cấp tính thường có biểu hiện lâm sang rầm rộ nhưng mạn tính có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của gan
1.3. Thay đổi tế bào máu trong bệnh xơ gan và viêm gan
Bệnh nhân bị bệnh gan mạn tính, không kể đến nguyên nhân, thường có thiếu máu từ nhẹ đến vừa với hồng cầu bình thường hoặc hơi to. Đôi khi gặp tế bào hình bia hoặc hình miệng, hình cầu gai.
Hình ảnh máu ngoại vi thiếu máu hồng cầu to hoặc bình thường là hình ảnh phổ biến nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu bình thường hoặc tăng chảy máu không phải là nguyên nhân của hồng cầu to hay thiếu máu thiếu máu hồng cầu nhỏ chỉ xuất hiện khi có tình trạng chảy máu mạm tính. Trường hợp bệnh xơ gan có mất máu, biểu hiện là thiếu máu nhược sắc: hồng cầu nhỏ. Trường hợp viêm gan mạn nhất là sau viêm gan C thường có giảm tiểu cầu.
Hình ảnh tủy xương bình thường hoặc có rối loạn sinh tủy thứ phát. Thiếu máu dai dẳng chừng nào chức năng gan còn bị khiếm khuyết, nhưng có thể khỏi khi chức năng gan được phục hồi trở lại bình thường.
Nhiều trường hợp viêm gan mạn có biểu hiện của giảm các tế bào trong tuỷ, đặc biệt dòng hồng cầu và tiểu cầu.
2. BỆNH TIM
Có thể có hai tình huống bất thường: Tăng hồng cầu hay thiếu máu
- Tăng số lượng hồng cầu, thường gặp trong các bệnh tim bẩm sinh có tím và suy tim nhất là suy tim do hậu quả của bệnh phổi. Nhiều trường hợp suy tim cũng như tâm phế mạn bị chẩn đoán nhầm với đa hồng cầu- da hồng cầu thứ phát. Hiện tượng tăng hồng cầu trong bệnh tim là tăng số lượng để bù cung cấp ôxy cho tổ chức.
Thường các hồng cầu bình thường, bình sắc (hình 15.1), khác với tăng hồng cầu gồm hồng cầu nhỏ trong thaâssemia
Hình 15.1. Hình ảnh tiêu bản máu ngoại vi trong bệnh suy tim, tim bẩm sinh
- Thiếu máu: Nhiều bệnh nhân suy tim có thiếu máu nhất là suy tim ở người lớn tuổi, suy tim do bệnh van tim hoặc sau điều trị thuốc chống đông có chảy máu.Biểu hiện là thiếu máu nhược sắc.Tuy nhiên nếu bệnh nhân không bị mất máu nhiều thường là thiếu máu nhẹ. Một số trường hợp lắp van nhân tạo có thể có thiếu máu tan máu, tuy nhiên nhờ tiến bộ kỹ thuật điều này ít xảy ra.
3. BỆNH THẬN
Nhiều bệnh thận nhất là suy thận mạn thường kèm theo thiếu máu.Thiếu máu bình sắc, kích thước hồng cầu bình thường.Trường hợp điều trị lâu ngày, đặc biệt là bệnh nhân phải lọc máu chu kỳ có thể có thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ.
4. TẾ BÀO MÁU TRONG CÁC ỆêNH NHIỄM TRÙNG
Tuỳ theo tình tgrạng nặng hay nhẹ, cấp tính hay mạn tính và theo phản ứng của bệnh nhân ma có các thay đổi khác nahu.
4.1. Phản ứng nhiễm trùng
Những bệnh nhiễm trùng cấp hoặc đợt cấp của nhiễm trùng mạn như lao phổi có thể có nhiều bạch cầu non ra máu, số lượng bạch cầu có thể tăng rất cao, nhiều trường hợp cần phân biệt với bệnh máu 9lơ xê mi)
4.2. Nhiễm trùng cấp:
Điển hình của tình trạng nhiễm trùng cấp tính như ap xe gan, ap xe cơ, viêm ruột thừa cấp… là có số lượng bạch cầu tăng cao, trong công thức tăng tỷ lệ bạch cầu đoạn trung tính.
4.3. Những bệnh nhiễm trùng mạn tính như nhiễm mycobacterium thường có tăng tỷ lệ tế bào lympho.
5 . NHIỄM VIRUS
- Một số trường hợp nhiễm vius đặc biệt như nhiễm trùng bạch cầu một nhân: Hình ảnh máu và tuỷ thấy tăng cao bạch cầu dạng tế bào lympho có nguyen sinh chất ưa kiềm.
- Thông thường hình ảnh btế bào trong nhiễm vius là số lượng hồng cầu, huyết sắc tố không thay đổi nhiều, nhưng có giảm bạch cầu, giảm tỷ lệ bạch cầu đoạn trung tính, tăng tỷ lệ lympho, có thể giảm tiểu cầu. Đặc biệt thay đổi có ý nghĩa trong sôt xuất huyết do vius Dengue.
. Sôt xuất huyết do vius Dengue.
Là bệnh sốt thành dịch thường xảy ra vào cuối mùa hè, kéo dài đến hết mùa thu. Biểu hiện lâm sang là sốt cao, đau mình mẩy, đau đầu. Xét nghiệm máu có nhiều thay đổi, các thay đổi cả hồng cầu, bạch cầu và đặc biệt là tiểu cầu.
- Hồng cầu: Thường tăng hồng cầu, hematocrit và huyết sắc tố
Hematocrit: Khi giá trị hematocrit tăng trên 20% so với trị số bình thường trước đó thì bệnh nhân được coi là có cô đặc máu, một tiêu chuẩn chẩn đoán Sốt xuất huyết Dengue. Nếu không biết được giá trị hematocrit bình thường của bệnh nhân thì có thể xem giá trị trên 45% là có ý nghĩa. Hematocrit có thể trở về bình thường vào ngày thứ 7-8.
Số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi: thường có giảm bạch cầu. biểu hiện vào ngày thư 2 thứ 3 của sốt và kéo dài đến ngày 8-10. Nhiều trường hợp giảm nặng, bạch cầu dưới 1 G/l.
Công thức bạch cầu: Thường tăng tỷ lệ lympho và môno. bạch cầu đoạn trung tính giảm và kéo dài đến khoảng ngày thứ 10 của bệnh. Trường hợp tăng bạch cầu và tăng bạch cầu trung tính thường là cơ sở để loại trừ Dengue xuất huyết.
Có tế bào kích thích; trong máu bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue thường có xuất hiện tế bào kích thích đó là tế bào dạng lympho to, nhân to, mịn, bắt màu ưa bazơ, nguyên sinh chất cũng ưa bazơ
Giảm tiểu cầu (dưới 100.G/l): Cần xét nghiệm số lượng tiểu cầu cho mọi bệnh nhân nào nghi ngờ sốt xuất huyết Dengue. Tiểu cầu càng giảm, nguy cơ xuất huyết càng cao.
Tiểu cầu thường bắt đầu giảm vào ngày thứ 2- 3 và giảm nặng khoảng ngày thứ 5-ngày 6, tăng về bình thường sau 7-9 ngày sốt. Nhiều trường hợp giảm rất nặng,tiểu cầu chỉ còn dưới 10G/l.
Hình 15.2. các hình ảnh tế bào kích thích ở bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue
6. NHIỄM KÝ SINH TRÙNG
- Nhiều trường hợp nhiễm ký sinh trùng có thay đổi thành phần bạch cầu, thường tăng tỷ lệ bạch cầu đoạn ưa axit. Có trường hợp nhiễm giun (giun đũa, giun đũa chó) tỷ lệ bạch cầu đoạn ưa axit lên tới trên 10G/l.
- Một số bệnh, ký sinh trùng có thể cư trú ở tuỷ sinh máu và xét nghiệm tuỷ có thể phát hiện.
7. TÌNH TRẠNG NHIỄM ĐỘC, PHẢN ỨNG.
- Nhiễm độc kim loại nặng có thể thấy tăng tỷ lệ bạch cầu đoạn ưa bazơ.
- Nhiễm độc tia xạ cấp có thể có hiện tượng giảm bạch cầu, nhân bạch cầu đoạn có thể có vật thể nhỏ.
- Phản ứng dị ứng một số thuốc có thể có tăng cao số lượng bạch cầu, có trường hợp có nhiều bạch cầu chưa trưởng thành ra máu. Cũng có trường hợp giảm nặng bạch cầu. Bạch cầu trở về bình thường khi hết dị ứng.