06-06-2012, 11:28 AM
1. Ngộ độc Seduxen
1.1 Khái quát
Seduxen còn gọi là diazepam, có tác dụng an thần, gây ngủ. Thuốc hấp thu được qua cả đường uống và đường tiêm. Sau khi dùng, thuốc phân bố rộng rãi vào dịch cơ thể, xâm nhập nhanh vào não, qua được nhau thai và sữa mẹ
1.2 Ngộ độc cấp Seduxen
Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn ngộ độc, số lượng thuốc đã dùng. Các triệu chứng không đặc hiệu thường là: lơ mơ, ngủ gà, hoa mắt chóng mặt, rối loạn ngôn ngữ, đi loạng choạng. Nặng thì có các biểu hiện rối loạn ý thức, hôn mê. Trong hôn mê nhẹ thì có biểu hiện rung giật nhãn cầu; hôn mê sâu thì có biểu hiện co đồng tử, hạ huyết áp, hạ thân nhiệt, giảm trương lực cơ.
1.3 Điều trị ngộ độc cấp
Các phương pháp điều trị nhằm 3 mục đích.
- Hỗ trợ các chức năng sống của cơ thể
- Điều trị triệu chứng
- Làm giảm hấp thu và đẩy nhanh thải trừ các chất độc; dùng các chất giải độc đặc hiệu.
Tại tuyến y tế cơ sở (tuyến xã): Khi bệnh nhân đến sớm: uống than hoạt, sorbitol; nằm nghiêng an toàn (nếu hôn mê) rồi chuyển lên tuyến trên.
Tại tuyến y tế huyện: Rửa dạ dày nếu bệnh nhân uống nhiều thuốc, vẫn tỉnh và đến trước 6 giờ: rửa dạ dày với 3 - 5 lít nước sạch có pha muối 5g/lít. Sau rửa cho than hoạt: 20g mỗi 2 giờ đến khi đủ 120g (trẻ em: 1g/kg); thuốc nhuận tràng: sorbitol 1 - 2 g/kg chia 6 lần cùng uống với than hoạt (hoặc magiê sulfat 30g cho người lớn, 250mg/kg cân nặng cho trẻ em). Nếu bệnh nhân hôn mê phải đặt ống nội khí quản có bóng chèn duy trì hô hấp rồi mới rửa dạ dày. Truyền dịch muối đẳng trương. Kiểm soát tốt hô hấp. Chuyển lên tuyến trên nếu hôn mê hoặc suy hô hấp.
Tại tuyến tỉnh hoặc tuyến bệnh viện chuyên khoa: Sơ cứu giống ở tuyến huyện. Nếu bệnh nhân hôn mê phải đặt ống nội khí quản có bóng chèn duy trì hô hấp rồi mới rửa dạ dày. Cho flumazenil (anexat) 0,2 mg tiêm tĩnh mạch/lần cho đến khi đáp ứng hoặc tổng liều 3mg. Truyền dịch và nuôi dưỡng hằng ngày, lượng dịch phải bảo đảm 2 – 3 lít/ngày.
1.4. Xét nghiệm.
1.4.1 Mẫu thử
Mẫu thử là phủ tạng,dịch dạ dày, chất nôn của nạn nhân hoặc tang vật như cốc nước, viên thuốc.
1.4.2 Xử lý mẫu
Xử lý chiết mẫu trong môi trường kiềm (cắn B).
1.4.3 Xác định
- Phản ứng màu
- Sắc ký lớp mỏng
- Sắc ký lỏng cao áp (HPLC)
- Quang phổ UV - VIS
2. Ngộ độc Gardenal
2.1. Khái quát
Barbituric được áp dụng trong y học từ 1903, trước năm 1970 do sử dụng barbituric quá liều đã gây ra khoảng 3.000 người chết ở Anh, do đó từ năm 1971 người ta đã thay thế bằng cách dùng nhóm diazepam. Ở Việt Nam, barbituric vẫn là thuốc gây tử vong hàng đầu trong các trường hợp ngộ độc thuốc.
Đây là một acid mạnh, dễ phân ly, dễ dàng hấp thu ở dạ dày qua đường uống, chuyển hóa ở gan, thải trừ qua thận .
2.2 Tác dụng dược lý.
Trên thần kinh trung ương: thuốc có tác dụng ức chế thần kinh trung ương tùy theo liều sử dụng. Với liều thấp thuốc làm giảm lo lắng bồn chồn, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, dễ dàng đi vào giấc ngủ. Liều trung bình, barbituric tạo giấc ngủ tương tự giấc ngủ sinh lý nhưng có nhiều giấc mơ. Liều trung bình và liều cao thuốc có tác dụng chống động kinh cơn lớn và động kinh cục bộ do ức chế sự phóng điện quá mức ở não, đồng thời làm tăng ngưỡng đáp ứng của các nơron thần kinh trung ương với kích thích.
Trên các cơ quan khác: Ở liều điều trị, thuốc làm giảm nhẹ hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Ở liều cao, gây ức chế tim, hạ huyết áp, ức chế hô hấp, dễ gây rối loạn hô hấp; ngoài ra còn làm giảm hoạt động cơ trơn, giảm chuyển hóa, giảm thân nhiệt, giảm sức lọc cầu thận, giảm bài niệu, có thể gây vô niệu. Thuốc làm tăng cường tác dụng của các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác, thuốc gây mê, rượu và đối kháng với các tác dụng kích thích thần kinh trung ương như niketamid, pentetrazol... Tuy nhiên, do khả năng gây ngộ độc cao, nên thuốc chỉ được chỉ định dùng trong một số trường hợp sau:
Co giật, động kinh cơn lớn.
Các trạng thái thần kinh bị kích thích lo âu, căng thẳng.
Tăng bilirubin huyết, vàng da sơ sinh.
Sử dụng làm thuốc tiền mê
Khi dùng thuốc, ngoài nguy cơ ngộ độc cấp, một vài tác dụng không mong muốn có thể xảy ra như buồn ngủ, ngủ gà, nhức đầu chóng mặt, lú lẫn, mất điều hòa động tác, rung giật nhãn cầu; cũng có thể gặp tác dụng khác thường như mất ngủ, kích thích, có cơn ác mộng, sợ hãi; đặc biệt khi dùng thuốc kéo dài sẽ xảy ra tình trạng quen thuốc (ngộ độc mạn), nếu ngừng thuốc đột ngột sẽ gặp hội chứng cai thuốc với các biểu hiện như mê sảng, co giật, mất ngủ, đau cơ khớp...
2.3 Ngộ độc cấp
Hôn mê yên tĩnh, giảm phản xạ gân xương, không có dấu hiệu thần kinh khu trú, đồng tử co còn phản xạ ánh sáng, giai đoạn muộn thì đồng tử giãn.
Suy hô hấp: Do gardenal ức chế thần kinh trung ương đặc biệt trung tâm hô hấp. Do hôn mê sâu gây tụt lưỡi, tắc đờm, viêm phổi do hít phải chất nôn và dịch vị.
Rối loạn tuần hoàn: Gardenal ức chế thần kinh trung ương gây giảm tính
thấm thành mạch gây hạ huyết áp, trụy mạch.
Rối loạn điều hòa thân nhiệt: sốt cao hoặc hạ thân nhiệt.
2.4. Điều trị ngộ độc cấp
Tại tuyến xã
- Mới uống, còn tỉnh: Gây nôn và cho uống than hoạt.
- Đã hôn mê: Không gây nôn, đặt nằm nghiêng an toàn chuyển đến bệnh viện gần nhất.
- Nếu ngừng thở, ngừng tim phải tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn (ép tim, thổi ngạt).
Tại tuyến huyện
- Nằm nghiêng tư thế an toàn.
- Rửa dạ dày bằng nước sạch có pha muối khi bệnh nhân đến sớm trước 6 giờ.
- Đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại vi, truyền dịch, bổ sung nước và điện giải, dung dịch kiềm hóa máu, kết hợp với thuốc lợi tiểu.
- Nếu bệnh nhân hôn mê: phải đặt nội khí quản, thở máy
- Nhanh chóng chuyển bệnh nhân lên tuyến tỉnh, trong quá trình vận chuyển phải chú ý đảm bảo hô hấp cho bệnh nhân bằng cách bóp bóng ambu + ôxy
Tại tuyến tỉnh
- Bệnh nhân tỉnh: Rửa dạ dày nếu chưa rửa ở tuyến huyện. Cho bệnh nhân uống than hoạt và thuốc nhuận tràng (sorbitol hoặc magiê sulfat).
- Bệnh nhân hôn mê: Đặt ống nội khí quản có bóng chèn, thông khí nhân tạo (bóp bóng hoặc thở máy).
- Điều trị rối loạn tuần hoàn bằng bổ sung nước điện giải, thăng bằng kiềm toan, sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc vận mạch nếu cần. Bảo đảm hô hấp, tuần hoàn mới tiến hành rửa dạ dày.
- Lọc máu ngoài thận nếu có suy gan, suy thận và nhiễm độc nặng, tùy theo điều kiện trang bị mà có thể sử dụng lọc thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng.
- Điều trị hỗ trợ, nâng đỡ cơ thể, chống bội nhiễm, chống suy hô hấp, chống loét
3. Aminazin
3.1. Khái quát
Tên khác: Chlorpromazin, Largactil, Thorazin
Tên KH: 3-(2 clorophenothiazin 10-yl)-N,Ndimethyl propylamin
CTPT: C17H19ClN2S=318,9
Hấp thu nhanh sau khi uống, được phân bố và phân huỷ nhanh. Đa phần các chất phân huỷ không có tác dụng dược lý, chỉ còn một số ít có tác dụng,phổ biến nhất là 7-hydroxyl chlorpromazin. Ngoài ra còn có các sản phẩm phân huỷ do bị cắt mạch ở Nitơ, mạch ở lưu huỳnh hay dạng liên hợp với Glucuronic acid. Khoảng 20-30% chất phân huỷ có hoạt tính sinh học và tính chất này giảm đi trong điều trị mãn tính. 20-70% liều uống được đào thải theo nước tiểu ở dạng phân huỷ, 5% đào thải theo phân, 5% đào thải ở dạng sulfon hoá, 4% được đào thải ở dạng nguyên.
3.2 Tác dụng dược lý:
Có tác dụng giải Adrenalin, liệt hạch, giải phó giao cảm, chống nôn, chống co giật, an thần, gây ngủ, hạ thân nhiệt.
Do tác dụng như vậy, Aminazin làm mất trạng thái lo sợ, trạng thái thần kinh căng thẳng, giảm đau. Aminazin trở thành thuốc chữa các rối loạn thần kinh, dùng chuẩn bị và bảo vệ cơ thể chống sốc, gây trạng thái bàng quan, bình thản đối với các yếu tố ngoại cảnh.
Liều điều trị: 15-300mg Aminazin hydroclorid hàng ngày.
3.3. Ngộ độc cấp tính.
Triệu chứng ngộ độc: Khi bị ngộ độc cấp do uống quá liều, sẽ làm giảm khả năng nhận thức, nằm li bì hay hôn mê, mất cân bằng hệ thần kinh thực vật. Nếu ngộ độc nặng, ngoài hôn mê còn có rối loạn hô hấp, hạ thân nhiệt, đôi khi giảm huyết áp, thậm chí truỵ tim mạch.
Triệu chứng ngộ độc xuất hiện với liều ít nhất là 0,1g. Máu có chứa 0,5-2µg/ml là bị ngộ độc, chứa trên 2µg/ml là có thể chết.
Thời gian bán huỷ trong huyết tương lớn hơn 120giờ
3.4. Điều trị ngộ độc
Cho bệnh nhân rửa dạ dày, nên cho uống than hoạt trước khi rửa dạ dày. Cần có các biện pháp điều trị hỗ trợ, có thể dùng diazepam khi bị kích thích và co giật. Không được dùng phenothiazin vì sẽ làm tăng tác dụng của các thuốc kháng cholin
1.1 Khái quát
Seduxen còn gọi là diazepam, có tác dụng an thần, gây ngủ. Thuốc hấp thu được qua cả đường uống và đường tiêm. Sau khi dùng, thuốc phân bố rộng rãi vào dịch cơ thể, xâm nhập nhanh vào não, qua được nhau thai và sữa mẹ
1.2 Ngộ độc cấp Seduxen
Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn ngộ độc, số lượng thuốc đã dùng. Các triệu chứng không đặc hiệu thường là: lơ mơ, ngủ gà, hoa mắt chóng mặt, rối loạn ngôn ngữ, đi loạng choạng. Nặng thì có các biểu hiện rối loạn ý thức, hôn mê. Trong hôn mê nhẹ thì có biểu hiện rung giật nhãn cầu; hôn mê sâu thì có biểu hiện co đồng tử, hạ huyết áp, hạ thân nhiệt, giảm trương lực cơ.
1.3 Điều trị ngộ độc cấp
Các phương pháp điều trị nhằm 3 mục đích.
- Hỗ trợ các chức năng sống của cơ thể
- Điều trị triệu chứng
- Làm giảm hấp thu và đẩy nhanh thải trừ các chất độc; dùng các chất giải độc đặc hiệu.
Tại tuyến y tế cơ sở (tuyến xã): Khi bệnh nhân đến sớm: uống than hoạt, sorbitol; nằm nghiêng an toàn (nếu hôn mê) rồi chuyển lên tuyến trên.
Tại tuyến y tế huyện: Rửa dạ dày nếu bệnh nhân uống nhiều thuốc, vẫn tỉnh và đến trước 6 giờ: rửa dạ dày với 3 - 5 lít nước sạch có pha muối 5g/lít. Sau rửa cho than hoạt: 20g mỗi 2 giờ đến khi đủ 120g (trẻ em: 1g/kg); thuốc nhuận tràng: sorbitol 1 - 2 g/kg chia 6 lần cùng uống với than hoạt (hoặc magiê sulfat 30g cho người lớn, 250mg/kg cân nặng cho trẻ em). Nếu bệnh nhân hôn mê phải đặt ống nội khí quản có bóng chèn duy trì hô hấp rồi mới rửa dạ dày. Truyền dịch muối đẳng trương. Kiểm soát tốt hô hấp. Chuyển lên tuyến trên nếu hôn mê hoặc suy hô hấp.
Tại tuyến tỉnh hoặc tuyến bệnh viện chuyên khoa: Sơ cứu giống ở tuyến huyện. Nếu bệnh nhân hôn mê phải đặt ống nội khí quản có bóng chèn duy trì hô hấp rồi mới rửa dạ dày. Cho flumazenil (anexat) 0,2 mg tiêm tĩnh mạch/lần cho đến khi đáp ứng hoặc tổng liều 3mg. Truyền dịch và nuôi dưỡng hằng ngày, lượng dịch phải bảo đảm 2 – 3 lít/ngày.
1.4. Xét nghiệm.
1.4.1 Mẫu thử
Mẫu thử là phủ tạng,dịch dạ dày, chất nôn của nạn nhân hoặc tang vật như cốc nước, viên thuốc.
1.4.2 Xử lý mẫu
Xử lý chiết mẫu trong môi trường kiềm (cắn B).
1.4.3 Xác định
- Phản ứng màu
- Sắc ký lớp mỏng
- Sắc ký lỏng cao áp (HPLC)
- Quang phổ UV - VIS
2. Ngộ độc Gardenal
2.1. Khái quát
Barbituric được áp dụng trong y học từ 1903, trước năm 1970 do sử dụng barbituric quá liều đã gây ra khoảng 3.000 người chết ở Anh, do đó từ năm 1971 người ta đã thay thế bằng cách dùng nhóm diazepam. Ở Việt Nam, barbituric vẫn là thuốc gây tử vong hàng đầu trong các trường hợp ngộ độc thuốc.
Đây là một acid mạnh, dễ phân ly, dễ dàng hấp thu ở dạ dày qua đường uống, chuyển hóa ở gan, thải trừ qua thận .
2.2 Tác dụng dược lý.
Trên thần kinh trung ương: thuốc có tác dụng ức chế thần kinh trung ương tùy theo liều sử dụng. Với liều thấp thuốc làm giảm lo lắng bồn chồn, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, dễ dàng đi vào giấc ngủ. Liều trung bình, barbituric tạo giấc ngủ tương tự giấc ngủ sinh lý nhưng có nhiều giấc mơ. Liều trung bình và liều cao thuốc có tác dụng chống động kinh cơn lớn và động kinh cục bộ do ức chế sự phóng điện quá mức ở não, đồng thời làm tăng ngưỡng đáp ứng của các nơron thần kinh trung ương với kích thích.
Trên các cơ quan khác: Ở liều điều trị, thuốc làm giảm nhẹ hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Ở liều cao, gây ức chế tim, hạ huyết áp, ức chế hô hấp, dễ gây rối loạn hô hấp; ngoài ra còn làm giảm hoạt động cơ trơn, giảm chuyển hóa, giảm thân nhiệt, giảm sức lọc cầu thận, giảm bài niệu, có thể gây vô niệu. Thuốc làm tăng cường tác dụng của các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác, thuốc gây mê, rượu và đối kháng với các tác dụng kích thích thần kinh trung ương như niketamid, pentetrazol... Tuy nhiên, do khả năng gây ngộ độc cao, nên thuốc chỉ được chỉ định dùng trong một số trường hợp sau:
Co giật, động kinh cơn lớn.
Các trạng thái thần kinh bị kích thích lo âu, căng thẳng.
Tăng bilirubin huyết, vàng da sơ sinh.
Sử dụng làm thuốc tiền mê
Khi dùng thuốc, ngoài nguy cơ ngộ độc cấp, một vài tác dụng không mong muốn có thể xảy ra như buồn ngủ, ngủ gà, nhức đầu chóng mặt, lú lẫn, mất điều hòa động tác, rung giật nhãn cầu; cũng có thể gặp tác dụng khác thường như mất ngủ, kích thích, có cơn ác mộng, sợ hãi; đặc biệt khi dùng thuốc kéo dài sẽ xảy ra tình trạng quen thuốc (ngộ độc mạn), nếu ngừng thuốc đột ngột sẽ gặp hội chứng cai thuốc với các biểu hiện như mê sảng, co giật, mất ngủ, đau cơ khớp...
2.3 Ngộ độc cấp
Hôn mê yên tĩnh, giảm phản xạ gân xương, không có dấu hiệu thần kinh khu trú, đồng tử co còn phản xạ ánh sáng, giai đoạn muộn thì đồng tử giãn.
Suy hô hấp: Do gardenal ức chế thần kinh trung ương đặc biệt trung tâm hô hấp. Do hôn mê sâu gây tụt lưỡi, tắc đờm, viêm phổi do hít phải chất nôn và dịch vị.
Rối loạn tuần hoàn: Gardenal ức chế thần kinh trung ương gây giảm tính
thấm thành mạch gây hạ huyết áp, trụy mạch.
Rối loạn điều hòa thân nhiệt: sốt cao hoặc hạ thân nhiệt.
2.4. Điều trị ngộ độc cấp
Tại tuyến xã
- Mới uống, còn tỉnh: Gây nôn và cho uống than hoạt.
- Đã hôn mê: Không gây nôn, đặt nằm nghiêng an toàn chuyển đến bệnh viện gần nhất.
- Nếu ngừng thở, ngừng tim phải tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn (ép tim, thổi ngạt).
Tại tuyến huyện
- Nằm nghiêng tư thế an toàn.
- Rửa dạ dày bằng nước sạch có pha muối khi bệnh nhân đến sớm trước 6 giờ.
- Đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại vi, truyền dịch, bổ sung nước và điện giải, dung dịch kiềm hóa máu, kết hợp với thuốc lợi tiểu.
- Nếu bệnh nhân hôn mê: phải đặt nội khí quản, thở máy
- Nhanh chóng chuyển bệnh nhân lên tuyến tỉnh, trong quá trình vận chuyển phải chú ý đảm bảo hô hấp cho bệnh nhân bằng cách bóp bóng ambu + ôxy
Tại tuyến tỉnh
- Bệnh nhân tỉnh: Rửa dạ dày nếu chưa rửa ở tuyến huyện. Cho bệnh nhân uống than hoạt và thuốc nhuận tràng (sorbitol hoặc magiê sulfat).
- Bệnh nhân hôn mê: Đặt ống nội khí quản có bóng chèn, thông khí nhân tạo (bóp bóng hoặc thở máy).
- Điều trị rối loạn tuần hoàn bằng bổ sung nước điện giải, thăng bằng kiềm toan, sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc vận mạch nếu cần. Bảo đảm hô hấp, tuần hoàn mới tiến hành rửa dạ dày.
- Lọc máu ngoài thận nếu có suy gan, suy thận và nhiễm độc nặng, tùy theo điều kiện trang bị mà có thể sử dụng lọc thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng.
- Điều trị hỗ trợ, nâng đỡ cơ thể, chống bội nhiễm, chống suy hô hấp, chống loét
3. Aminazin
3.1. Khái quát
Tên khác: Chlorpromazin, Largactil, Thorazin
Tên KH: 3-(2 clorophenothiazin 10-yl)-N,Ndimethyl propylamin
CTPT: C17H19ClN2S=318,9
Hấp thu nhanh sau khi uống, được phân bố và phân huỷ nhanh. Đa phần các chất phân huỷ không có tác dụng dược lý, chỉ còn một số ít có tác dụng,phổ biến nhất là 7-hydroxyl chlorpromazin. Ngoài ra còn có các sản phẩm phân huỷ do bị cắt mạch ở Nitơ, mạch ở lưu huỳnh hay dạng liên hợp với Glucuronic acid. Khoảng 20-30% chất phân huỷ có hoạt tính sinh học và tính chất này giảm đi trong điều trị mãn tính. 20-70% liều uống được đào thải theo nước tiểu ở dạng phân huỷ, 5% đào thải theo phân, 5% đào thải ở dạng sulfon hoá, 4% được đào thải ở dạng nguyên.
3.2 Tác dụng dược lý:
Có tác dụng giải Adrenalin, liệt hạch, giải phó giao cảm, chống nôn, chống co giật, an thần, gây ngủ, hạ thân nhiệt.
Do tác dụng như vậy, Aminazin làm mất trạng thái lo sợ, trạng thái thần kinh căng thẳng, giảm đau. Aminazin trở thành thuốc chữa các rối loạn thần kinh, dùng chuẩn bị và bảo vệ cơ thể chống sốc, gây trạng thái bàng quan, bình thản đối với các yếu tố ngoại cảnh.
Liều điều trị: 15-300mg Aminazin hydroclorid hàng ngày.
3.3. Ngộ độc cấp tính.
Triệu chứng ngộ độc: Khi bị ngộ độc cấp do uống quá liều, sẽ làm giảm khả năng nhận thức, nằm li bì hay hôn mê, mất cân bằng hệ thần kinh thực vật. Nếu ngộ độc nặng, ngoài hôn mê còn có rối loạn hô hấp, hạ thân nhiệt, đôi khi giảm huyết áp, thậm chí truỵ tim mạch.
Triệu chứng ngộ độc xuất hiện với liều ít nhất là 0,1g. Máu có chứa 0,5-2µg/ml là bị ngộ độc, chứa trên 2µg/ml là có thể chết.
Thời gian bán huỷ trong huyết tương lớn hơn 120giờ
3.4. Điều trị ngộ độc
Cho bệnh nhân rửa dạ dày, nên cho uống than hoạt trước khi rửa dạ dày. Cần có các biện pháp điều trị hỗ trợ, có thể dùng diazepam khi bị kích thích và co giật. Không được dùng phenothiazin vì sẽ làm tăng tác dụng của các thuốc kháng cholin