06-06-2012, 10:11 AM
I. NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM DO CHÌ VÀ DẪN CHẤT CỦA CHÌ
1. Đặc điểm chung
Chì là chất hóa học, ở trong trạng thái đơn chất (không kết hợp) không độc, nhưng chì rất dễ oxy hoá thành oxyt chì rất độc đối với cơ thể người. Hợp chất vô cơ của chì thường gặp dạng muối acetat, muối tactrat, muối citrat và muối acseniat đều rất độc. Có thể gặp trường hợp ngộ độc chì do sử dụng nước mưa dẫn, chứa trong những dụng cụ chế tạo bằng chì.
Hợp chất hữu cơ chì thường gặp dạng tetra ethyl hay tetra methyl. Đây là các dung dịch có đặc tính ít bay hơi dùng để pha chế nhiên liệu động cơ. Hợp chất hữu cơ chì có thể gây ngộ độc chì qua đường tiêu hoá, đường hô hấp hay qua đường tiếp xúc với da, niêm mạc.
Cơ chế tác dụng, độc tính do bản chất của hợp chất chì quy định.
Hợp chất vô cơ của chì tác dụng ức chế các enzym cơ bản của cơ thể, đặc biệt là hệ thống co-dehydrogenase gây viêm ống thận cấp. Liều gây độc đối với người lớn chỉ cần vài chục miligram muối chì; liều gây chết đối với muối acetat chì khoảng 1g.
Hợp chất hữu cơ của chì tác động lên hệ thống thần kinh. Ngộ độc hợp chất chì hữu cơ gây liệt thần kinh sau vài giờ trong trường hợp ngộ độc cấp. Liều gây chết đối với hợp chất chì hữu cơ là khoảng 70mg cho một người 50kg. Trên thực nghiệm thỏ chết sau 18 giờ, trong một bầu không khí chứa xăng chì 0,182mg/lít.
2. Triệu chứng ngộ độc chì cấp tính
(1). Ngộ độc hợp chất vô cơ chì cấp tính: Khởi phát đột ngột, biểu hiện:
- Nôn mửa, ỉa lỏng, đau bụng dữ dội (đau bụng chì) phân đen do sự hình thành sunfua chì trong ruột, sau đó táo bón.
- Xuất hiện vô niệu, biểu hiện viêm ống thận cấp tính.
- Biểu hiện triệu chứng rối loạn thần kinh như nhức đầu, mệt mỏi, co giật ...
(2). Ngộ độc hợp chất hữu cơ chì cấp tính: Khởi phát đột ngột, biểu hiện:
- Hội chứng tiêu hóa cấp tính: Nôn mửa nếu do uống phải hóa chất.
- Biểu hiện triệu chứng rối loạn thần kinh: bệnh nhân xuất hiện tình trạng kích thích, nói nhiều, chóng mặt, nhức đầu, mất ngủ, mê sảng, ảo giác, run chân tay, co giật, hôn mê nếu ngộ độc nặng.
- Hội chứng tim mạch: Nhịp tim thường chậm, đôi khi nhanh, sau đó hạ thân nhiệt, hạ huyết áp và truỵ mạch...
3. Xử trí ngộ độc chì cấp tính
(1) Nếu nhiễm độc do uống: Rửa dạ dày bằng magiê sunfat 3-5% để chuyển thành sunfat chì không tan.
(2) Chống nhiễm độc:
- EDTA calci 1 gram tĩnh mạch trong 5 ngày, cứ 2 tuần tiêm một đợt. Có thể dùng BAL (British Anti Lewisite) (dimercaprolpropanon hay dimercaprol) ống 0,1g tiêm bắp mỗi lần 3,5mg/kg, hai ngày đầu 4 giờ 1 lần, hai ngày sau 6 giờ một lần, sau đó 12 giờ một lần.nhưng ít kết quả hơn.
(3) Điều trị triệu chứng:
- Chống đau và kích thích tiêu hóa bằng Atropin ½ mg tĩnh mạch. Mỗi ngày tiêm tăng dần liều để đạt đến liều 1-2 mg.
- Hồi phục nước và điện giải nếu nôn mửa, ỉa chảy.
- An thần bằng Diazepam hay Barbituric.
- Chống truỵ tim mạch bằng: Dopamin, truyền dịch.
- Nếu nhiễm độc qua da: thay quần áo, rửa da bằng dầu hoả, sau đó bằng xà phòng và nước ấm.
II. NGỘ ĐỘC THỦY NGÂN
1. Đặc điểm chung
Ngộ độc cấp thuỷ ngân (Hg) xuất hiện do việc sử dụng các thuốc sát khuẩn được chế từ hợp chất muối thuỷ ngân hay sử dụng thuốc nam được chế từ thuỷ ngân...Ngoài ra có thể do tiếp xúc trực tiếp với thuỷ ngân trong phòng thí nghiệm hoặc quá trình sản xuất thuỷ ngân không được bảo hộ an toàn.
Cơ chế gây ngộ độc của thủy ngân và muối thuỷ ngân là do hóa chất gây tổn thương ống thận.
2. Triệu chứng ngộ độc thủy ngân cấp tính
Triệu chứng ngộ độc thủy ngân cấp tính xuất hiện sau khi ăn, uống muối thuỷ ngân hoặc thực phẩm nhiễm muối thuỷ ngân.
Bệnh nhân cảm thấy nóng bỏng và đau ở vùng thượng vị, xuất hiện nôn mửa, ỉa lỏng lẫn máu tươi.
Sau vài giờ sau hay ngày hôm sau, bệnh nhân xuất hiện thiểu niệu đái ít (dưới 500 ml/ngày) rồi vô niệu (dưới 300 ml/ngày).
Ngoài ra còn có các biểu hiện viêm miệng, viêm lợi (dấu hiệu riềm Burton) Ngộ độc mạn vẫn để lại các di chứng nặng nề ở não và thần kinh ngoại biên.
3. Xử trí ngộ độc Thủy ngân cấp tính
(1). Nếu bệnh nhân đến sớm, tiến hành rửa dạ dày bằng nước sạch (tuyệt đối không được dùng dung dịch Bicarbonat hay dung dịch Sunfat).
(2) Chống ngộ độc: Dùng thuốc chống độc BAL (British Anti Lewisite) còn gọi là Dimercaprolpropanon hay Dimercaprol ống 0,1g tiêm bắp mỗi lần 3,5mg/kg, hai ngày đầu 4 giờ 1 lần, hai ngày sau 6 giờ một lần, sau đó 12 giờ một lần. Điều trị với BAL cần dùng rất sớm mới có kết quả.
(3) Chống suy thận cấp (do viêm ống thận cấp): Sử dụng lợi tiểu bằng furosemid nếu không kết quả phải dùng các phương pháp lọc ngoài thận (lọc màng bụng hoặc thận nhân tạo).
III. NGỘ ĐỘC ASEN
1. Đặc điểm chung
Asen (As) là kim loại nặng không hoà tan, nhưng dễ oxy hoá thành anhydric asen gây ngộ độc.
Asen vô cơ dùng để diệt côn trùng, diệt cỏ (với nồng độ 1%). Ngoài ra asen vô cơ còn dùng làm thuốc nâng cao thể trạng, chống thiếu máu như dung dịch Fowler có 1% aseniat kali. Nồng độ tối đa cho phép trong không khí:0,5mg/m3; có thể bị ngộ độc nặng, tử vong nếu uống một lần trên 0,2g anhydrit asen. Muối Asen vô cơ tích luỹ lâu hơn trong cơ thể và gây độc hơn so với muối hữu cơ.
Asen hữu cơ dùng để chế thuốc điều trị nhiễm đơn bào (dẫn chất As hoá trị 3 và hoá trị 5). Thải trừ nhanh nên ít độc hơn dẫn chất Asen vô cơ.
2. Triệu chứng ngộ độc Asen
(1) Thể cấp tính do Asen vô cơ:
Xuất hiện với các hội chứng sau:
- Hội chứng tiêu hóa cấp: Đau bụng vùng thượng vị, đau toàn ổ bụng; nôn mửa và ỉa chảy dữ dội.
- Biểu hiện hội chứng sốc giảm thể tích máu.
- Diễn biến xấu dẫn đến vô niệu, vàng da phát ban rồi truỵ mạch tử vong.
- Xét nghiệm phát hiện Asen ở nước dạ dày, nước tiểu, phủ tạng, tóc, móng.
Thể cấp và bán cấp:
- Các dấu hiệu trên ít dữ dội hơn và diễn biến chậm hơn.
- Dấu hiệu thần kinh: nhức đầu, đau xương, liệt chi.
(2). Thể cấp tính do Asen hữu cơ:
- Biểu hiện sớm với những cơn co giật dữ dội, kèm theo nôn mửa, ỉa chảy, ho, ngất, tình trạng sốc, tử vong nhanh.
- Diễn biến muôn: xuất hiện phát ban, sốt, cao huyết áp, nhức đầu, phù não, da xuất hiện ban đỏ, kèm theo biểu hiện viêm đa dây thần kinh.
3. Xử trí ngộ độc Asen cấp tính
(1). Nếu bệnh nhân đến sớm, tiến hành rửa dạ dày bằng nước sạch có pha lòng trắng trứng (1%) để tủa hợp chất A sen.
Sau đó cho bệnh nhân uống than hoạt 20 gam/lần, cứ 2 giờ cho uống một lần đến khi tổng liều uống đạt khoảng 120 gram thì dừng.
(2) Chống độc:
Dùng thuốc chống độc BAL (British Anti Lewisite) còn gọi là Dimercaprolpropanon hay Dimercaprol ống 0,1g tiêm bắp mỗi lần 3,5mg/kg, 6 giờ một lần trong 5-6 ngày. Điều trị với BAL cần dùng rất sớm mới có kết quả.
(3) Hồi phục nước và điện giải và chống suy thận cấp:
Sử dụng lợi tiểu bằng furosemid viên 40mg ngày 2-3 viên hoặc 20mg tĩnh mạch 4 giờ 1 lần nếu không kết quả phải dùng các phương pháp lọc ngoài thận (lọc màng bụng hoặc thận nhân tạo).
(4) Chống sốc :
- Sử dụng liệu pháp Corticoid: Hydrocortison tĩnh mạch
- Sử dụng liệu pháp Vitamin B12, B1, B6, C.
1. Đặc điểm chung
Chì là chất hóa học, ở trong trạng thái đơn chất (không kết hợp) không độc, nhưng chì rất dễ oxy hoá thành oxyt chì rất độc đối với cơ thể người. Hợp chất vô cơ của chì thường gặp dạng muối acetat, muối tactrat, muối citrat và muối acseniat đều rất độc. Có thể gặp trường hợp ngộ độc chì do sử dụng nước mưa dẫn, chứa trong những dụng cụ chế tạo bằng chì.
Hợp chất hữu cơ chì thường gặp dạng tetra ethyl hay tetra methyl. Đây là các dung dịch có đặc tính ít bay hơi dùng để pha chế nhiên liệu động cơ. Hợp chất hữu cơ chì có thể gây ngộ độc chì qua đường tiêu hoá, đường hô hấp hay qua đường tiếp xúc với da, niêm mạc.
Cơ chế tác dụng, độc tính do bản chất của hợp chất chì quy định.
Hợp chất vô cơ của chì tác dụng ức chế các enzym cơ bản của cơ thể, đặc biệt là hệ thống co-dehydrogenase gây viêm ống thận cấp. Liều gây độc đối với người lớn chỉ cần vài chục miligram muối chì; liều gây chết đối với muối acetat chì khoảng 1g.
Hợp chất hữu cơ của chì tác động lên hệ thống thần kinh. Ngộ độc hợp chất chì hữu cơ gây liệt thần kinh sau vài giờ trong trường hợp ngộ độc cấp. Liều gây chết đối với hợp chất chì hữu cơ là khoảng 70mg cho một người 50kg. Trên thực nghiệm thỏ chết sau 18 giờ, trong một bầu không khí chứa xăng chì 0,182mg/lít.
2. Triệu chứng ngộ độc chì cấp tính
(1). Ngộ độc hợp chất vô cơ chì cấp tính: Khởi phát đột ngột, biểu hiện:
- Nôn mửa, ỉa lỏng, đau bụng dữ dội (đau bụng chì) phân đen do sự hình thành sunfua chì trong ruột, sau đó táo bón.
- Xuất hiện vô niệu, biểu hiện viêm ống thận cấp tính.
- Biểu hiện triệu chứng rối loạn thần kinh như nhức đầu, mệt mỏi, co giật ...
(2). Ngộ độc hợp chất hữu cơ chì cấp tính: Khởi phát đột ngột, biểu hiện:
- Hội chứng tiêu hóa cấp tính: Nôn mửa nếu do uống phải hóa chất.
- Biểu hiện triệu chứng rối loạn thần kinh: bệnh nhân xuất hiện tình trạng kích thích, nói nhiều, chóng mặt, nhức đầu, mất ngủ, mê sảng, ảo giác, run chân tay, co giật, hôn mê nếu ngộ độc nặng.
- Hội chứng tim mạch: Nhịp tim thường chậm, đôi khi nhanh, sau đó hạ thân nhiệt, hạ huyết áp và truỵ mạch...
3. Xử trí ngộ độc chì cấp tính
(1) Nếu nhiễm độc do uống: Rửa dạ dày bằng magiê sunfat 3-5% để chuyển thành sunfat chì không tan.
(2) Chống nhiễm độc:
- EDTA calci 1 gram tĩnh mạch trong 5 ngày, cứ 2 tuần tiêm một đợt. Có thể dùng BAL (British Anti Lewisite) (dimercaprolpropanon hay dimercaprol) ống 0,1g tiêm bắp mỗi lần 3,5mg/kg, hai ngày đầu 4 giờ 1 lần, hai ngày sau 6 giờ một lần, sau đó 12 giờ một lần.nhưng ít kết quả hơn.
(3) Điều trị triệu chứng:
- Chống đau và kích thích tiêu hóa bằng Atropin ½ mg tĩnh mạch. Mỗi ngày tiêm tăng dần liều để đạt đến liều 1-2 mg.
- Hồi phục nước và điện giải nếu nôn mửa, ỉa chảy.
- An thần bằng Diazepam hay Barbituric.
- Chống truỵ tim mạch bằng: Dopamin, truyền dịch.
- Nếu nhiễm độc qua da: thay quần áo, rửa da bằng dầu hoả, sau đó bằng xà phòng và nước ấm.
II. NGỘ ĐỘC THỦY NGÂN
1. Đặc điểm chung
Ngộ độc cấp thuỷ ngân (Hg) xuất hiện do việc sử dụng các thuốc sát khuẩn được chế từ hợp chất muối thuỷ ngân hay sử dụng thuốc nam được chế từ thuỷ ngân...Ngoài ra có thể do tiếp xúc trực tiếp với thuỷ ngân trong phòng thí nghiệm hoặc quá trình sản xuất thuỷ ngân không được bảo hộ an toàn.
Cơ chế gây ngộ độc của thủy ngân và muối thuỷ ngân là do hóa chất gây tổn thương ống thận.
2. Triệu chứng ngộ độc thủy ngân cấp tính
Triệu chứng ngộ độc thủy ngân cấp tính xuất hiện sau khi ăn, uống muối thuỷ ngân hoặc thực phẩm nhiễm muối thuỷ ngân.
Bệnh nhân cảm thấy nóng bỏng và đau ở vùng thượng vị, xuất hiện nôn mửa, ỉa lỏng lẫn máu tươi.
Sau vài giờ sau hay ngày hôm sau, bệnh nhân xuất hiện thiểu niệu đái ít (dưới 500 ml/ngày) rồi vô niệu (dưới 300 ml/ngày).
Ngoài ra còn có các biểu hiện viêm miệng, viêm lợi (dấu hiệu riềm Burton) Ngộ độc mạn vẫn để lại các di chứng nặng nề ở não và thần kinh ngoại biên.
3. Xử trí ngộ độc Thủy ngân cấp tính
(1). Nếu bệnh nhân đến sớm, tiến hành rửa dạ dày bằng nước sạch (tuyệt đối không được dùng dung dịch Bicarbonat hay dung dịch Sunfat).
(2) Chống ngộ độc: Dùng thuốc chống độc BAL (British Anti Lewisite) còn gọi là Dimercaprolpropanon hay Dimercaprol ống 0,1g tiêm bắp mỗi lần 3,5mg/kg, hai ngày đầu 4 giờ 1 lần, hai ngày sau 6 giờ một lần, sau đó 12 giờ một lần. Điều trị với BAL cần dùng rất sớm mới có kết quả.
(3) Chống suy thận cấp (do viêm ống thận cấp): Sử dụng lợi tiểu bằng furosemid nếu không kết quả phải dùng các phương pháp lọc ngoài thận (lọc màng bụng hoặc thận nhân tạo).
III. NGỘ ĐỘC ASEN
1. Đặc điểm chung
Asen (As) là kim loại nặng không hoà tan, nhưng dễ oxy hoá thành anhydric asen gây ngộ độc.
Asen vô cơ dùng để diệt côn trùng, diệt cỏ (với nồng độ 1%). Ngoài ra asen vô cơ còn dùng làm thuốc nâng cao thể trạng, chống thiếu máu như dung dịch Fowler có 1% aseniat kali. Nồng độ tối đa cho phép trong không khí:0,5mg/m3; có thể bị ngộ độc nặng, tử vong nếu uống một lần trên 0,2g anhydrit asen. Muối Asen vô cơ tích luỹ lâu hơn trong cơ thể và gây độc hơn so với muối hữu cơ.
Asen hữu cơ dùng để chế thuốc điều trị nhiễm đơn bào (dẫn chất As hoá trị 3 và hoá trị 5). Thải trừ nhanh nên ít độc hơn dẫn chất Asen vô cơ.
2. Triệu chứng ngộ độc Asen
(1) Thể cấp tính do Asen vô cơ:
Xuất hiện với các hội chứng sau:
- Hội chứng tiêu hóa cấp: Đau bụng vùng thượng vị, đau toàn ổ bụng; nôn mửa và ỉa chảy dữ dội.
- Biểu hiện hội chứng sốc giảm thể tích máu.
- Diễn biến xấu dẫn đến vô niệu, vàng da phát ban rồi truỵ mạch tử vong.
- Xét nghiệm phát hiện Asen ở nước dạ dày, nước tiểu, phủ tạng, tóc, móng.
Thể cấp và bán cấp:
- Các dấu hiệu trên ít dữ dội hơn và diễn biến chậm hơn.
- Dấu hiệu thần kinh: nhức đầu, đau xương, liệt chi.
(2). Thể cấp tính do Asen hữu cơ:
- Biểu hiện sớm với những cơn co giật dữ dội, kèm theo nôn mửa, ỉa chảy, ho, ngất, tình trạng sốc, tử vong nhanh.
- Diễn biến muôn: xuất hiện phát ban, sốt, cao huyết áp, nhức đầu, phù não, da xuất hiện ban đỏ, kèm theo biểu hiện viêm đa dây thần kinh.
3. Xử trí ngộ độc Asen cấp tính
(1). Nếu bệnh nhân đến sớm, tiến hành rửa dạ dày bằng nước sạch có pha lòng trắng trứng (1%) để tủa hợp chất A sen.
Sau đó cho bệnh nhân uống than hoạt 20 gam/lần, cứ 2 giờ cho uống một lần đến khi tổng liều uống đạt khoảng 120 gram thì dừng.
(2) Chống độc:
Dùng thuốc chống độc BAL (British Anti Lewisite) còn gọi là Dimercaprolpropanon hay Dimercaprol ống 0,1g tiêm bắp mỗi lần 3,5mg/kg, 6 giờ một lần trong 5-6 ngày. Điều trị với BAL cần dùng rất sớm mới có kết quả.
(3) Hồi phục nước và điện giải và chống suy thận cấp:
Sử dụng lợi tiểu bằng furosemid viên 40mg ngày 2-3 viên hoặc 20mg tĩnh mạch 4 giờ 1 lần nếu không kết quả phải dùng các phương pháp lọc ngoài thận (lọc màng bụng hoặc thận nhân tạo).
(4) Chống sốc :
- Sử dụng liệu pháp Corticoid: Hydrocortison tĩnh mạch
- Sử dụng liệu pháp Vitamin B12, B1, B6, C.