06-03-2012, 09:57 AM
I. PHÂN LOẠI HCBVTV
1. Định nghĩa:
Hóa chất bảo vệ thực vật hay nông dược là những chất độc có nguồn gốc tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên thực vật. Những sinh vật gây hại chính bao gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các tác nhân khác.
2. Phân loại các nhóm thuốc bảo vệ thực vật
Dựa trên đối tượng sinh vật gây hại.
- Thuốc trừ bệnh
- Thuốc trừ sâu
- Thuốc trừ cỏ.
- Thuốc trừ ốc
- Thuốc trừ nhện
- Thuốc điều hòa sinh trưởng
- Thuốc trừ chuột
Trong đó chúng ta quan tâm đến nhóm thuốc trừ sâu. Thuốc trừ sâu được chia làm nhóm dựa trên thành phần hóa học, bao gồm:
- Thuốc trừ sâu nhóm Clo hữu cơ: DDT, BHC (666)...
- Thuốc trừ sâu nhóm Lân (Phospho) hữu cơ: Methyl Parathion (Wofatox), Parathion, DDVP (Dichlovos), Dipterex,...
- Thuốc trừ sâu nhóm Carbamate hữu cơ: Bassa, Mipcin, Sevin...
- Thuốc trừ sâu gốc Pyrethroid (Gốc cúc tổng hợp): Cypermethrin, Permethrin,...
- Thuốc trừ sâu sinh học: Hormon, Pheromon, Bacterin,...
II. MỘT SỐ THUỐC TRỪ SÂU THƯỜNG GẶP:
1. Thuốc trừ sâu nhóm Clo hữu cơ
1.1 Đặc điểm chung:
- Công thức có chứa: Cl, C, H, O, S..., luôn có chứa nguyên tử Clo và các vòng bezen hay dị vòng.
- Ít tan trong nước, tan trong nhiều dung môi hữu cơ
- Có độ bền hóa học lớn, thời gian phân hủy chậm từ vài năm đến vài chục năm.
- Có độc tính cao
1.2 Công thức cấu tạo
- DDT: C14H9Cl5
- BHC (666): C6H6Cl6
1.3. Độc tính:
- LD50 = 113 mg/kg (DDT) và 125 mg/kg (BHC)
Tích lỹ trong cơ thể đặc biệt ở mô mỡ và mô sữa, gây ung thư, sinh quái thai, dị tật...
1.4. Triệu chứng ngộ độc cấp tính:
- Nôn mửa, ỉa chảy.
- Run cơ bắt đầu ở mặt rồi đến các đầu chi, sau đó co giật rung, co giật toàn thân rồi đi vào hôn mê.
- Thở nhanh sau đó rối loạn hô hấp, dần dần liệt hô hấp, chú ý liệt cơ hô hấp có thể xuất hiện nhiều giờ sau nhiễm độc
1.5. Điều trị ngộ độc.
- Nếu chất độc thấm qua da, cần rửa sạch da, thay quần áo nhiễm.
- Nếu do uống thì rửa dạ dày càng sớm càng tốt, với nhiều nước sau đó cho dầu Paraffin 200ml.
- Tăng đào thải thuốc qua nước tiểu:
+ Lasix 20 mg tiêm tĩnh mạch, nhắc lại 6 giờ 1 lần
+ Truyền tĩnh mạch dung dịch Natriclorua 9%0 hoặc glucose 5% ngày 3 – 4 lít
- Chống co giật: gardenal 0,10g hoặc Seduxen 10mg tiêm bắt thịt.
- Hồi sức hô hấp là cơ bản: hô hấp nhân tạo.
- Trợ tim mạch.
- Truyền dịch, chống sốc nếu có.
1.6 Xét nghiệm:
1. 6.1 Mẫu thử
Mẫu thử là phủ tạng,dịch dạ dày, chất nôn của nạn nhân hoặc tang vật như cốc nước, thức ăn, chai lọ...
1.6.2 Xử lý mẫu
Xử lý chiết mẫu trong môi trường Acid (cắn A).
1.6.3 Xác định
- Phản ứng cắt Clo hữu cơ
- Sắc ký lớp mỏng
- Sắc ký khí và sắc ký khí khối phổ
- Quang phổ UV - VIS.
2. Thuốc trừ sâu nhóm lân hữu cơ:
2.1 Đặc điểm chung:
- Công thức hóa học có chứa: P, C, H, O, S...
- Tác động rất nhanh.
- Ít tan trong nước nhưng tan tốt trong dung môi hữu cơ, Thời gian bán hủy nhanh.
- Rất độc và gây ngộ độc cấp tính cao.
- Thải ra ngoài theo đường nước tiểu.
2.2 Công thức cấu tạo:
- Methyl parathion (Wofatox): C8H10NO5PS.
- Parathion: C10H14NO5PS.
DDVP (Dichlovos): C4H7Cl2O4P.
- Dipterex (Trichlorfon ): C4H8Cl3O4P
2.3 Độc tính:
- Methyl parathion: LD50 (chuột) = 25 -50mg/kg
- DDVP: LD50 = 80 mg/kg
- Dipterex: LD50 = 630 mg/kg
2.4 Triệu chứng ngộ độc.
Các triệu chứng xuất hiện vài giờ sau khi bị ngộ độc:
- Cường phế vị: nôn, đau bụng, vã mồ hôi, tăng tiết nước bọt, co đồng tử, ỉa đái không chủ động, mạch chậm, huyết áp hạ, co thắt phế quản, tăng tiết dịch phế quản, ho, đôi khi phù phổi, ngừng thở.
- Về thần kinh vận động: co giật mí mắt, cơ mặt, rụt lưỡi, co cơ cổ và lưng có khi cứng toàn thân.
- Về thần kinh trung ương: hoa mắt, chóng mặt, run, vật vã, cơn co giật, nói khó, lẫn lộn, có khi bị hôn mê.
- Nếu bị nhẹ, các triệu chứng giảm dần sau 2 – 3 ngày, đến khi tới 2 – 3 tuần lễ. Những trường hợp rất nặng chết rất nhanh, có trường hợp trong vòng 30 phút đến 1 – 2 giờ do tăng tiết phế quản, liệt cơ hô hấp.
- Test atropin: tiêm tĩnh mạch 2 mg Atropin:
+ Đồng tử ít thay đổi, không giãn to, mạch không nhanh lên hoặc nhanh ít: nghĩ đến ngộ độc do phospho hữu cơ.
+ Đồng tử giãn to ngay, mạch nhanh ngay, da đỏ nóng, nếu bệnh nhân tỉnh sẽ vật vã, kích thích: không nghĩ đến ngộ độc do phospho hữu cơ.
2.5 Điều trị ngộ độc.
- Nếu chất độc vào qua đường tiêu hoá, phải rửa dạ dày bằng dung dịch Natri bicarbonat. Rửa nhiều nước cho đến khi hết chất độc trong nước rửa dạ dày (có khi tới 40 – 60 lít), nước ấm. Uống than hoạt, lòng trắng trứng.
- Nếu chất độc ở da, phải rửa da bằng nước xà phòng.
- Dùng Atropin liều cao: tiêm tĩnh mạch 0,5 – 2 mg, cứ 2 giờ 1 lần cơ thể nhẹ, cứ 15 phút 1 lần với thể nặng cho đến khi da nóng, đồng tử giãn 5 mm (tình trạng thấm Atropin). Theo dõi đồng tử, ví dụ sau 20 phút, đồng tử co lại < 4mm thì cứ 20 phút tiêm nhắc lại, đồng tử và mạch trở lại bình thường, liều dùng Atropin có khi tới 60mg.
Dấu hiệu ngộ độc Atropin: Đồng tử giãn to, mồm khô, mắt đỏ, nhịp tim nhanh.
- Nếu có thuốc 2-PAM dung dịch 2,5%: 1 – 2g tiêm tĩnh mạch chậm 5- 10 phút, sau nhỏ giọt tĩnh mạch 0,5 g/giờ.
- Chống tim mạch: bù dịch bằng dung dịch Ringer lactat, dung dịch muối 0,9%.
- Hồi sức hô hấp: thở ôxy, nếu suy hô hấp cấp, đặt Masque bóp bóng và chuyển tuyến bệnh viện ngay.
- Kháng sinh chống bội nhiễm.
2.6. Xét nghiệm
2. 6.1 Mẫu thử
Mẫu thử là phủ tạng,dịch dạ dày, chất nôn của nạn nhân hoặc tang vật như cốc nước, thức ăn, chai lọ...
2.6.2 Xử lý mẫu
Xử lý chiết mẫu trong môi trường Acid (cắn A).
2.6.3 Xác định
- Phản ứng tạo Indophenol
- Sắc ký lớp mỏng
- Sắc ký khí và sắc ký khí khối phổ
- Quang phổ UV - VIS.
3. Thuốc trừ sâu nhóm Carbamat hữu cơ
3.1. Đăc điểm chung
- Công thức hóa học dẫn xuất từ acid carbamic (NH2COOH)
- Tác động nhanh
- Gây độc cấp tính khá cao, tác động hệ thần kinh, tích lỹ nhanh.
- Ít tan trong nước nhưng dễ tan trong dung môi hữu cơ.
- Thời gian bán hủy nhanh.
3.2 Công thức cấu tạo:
- Bassa: C12H17NO2
- Mipcin (Isoprocarb): C11H15NO2
3.3 Độc tính:
- Bassa: LD50 = 340-410 mg/kg
- Mipcin (Isoprocarb): LD50 = 483 mg/kg.
3.4. Triệu chứng ngộ độc cấp
- Nhịp tim chậm làm bệnh nhân ngất xỉu; tụt huyết áp, tăng tiết dịch và tăng co thắt cơ trơn phế quản khiến nạn nhân khó thở, tím tái
- Đau bụng, nôn ói, tiêu chảy do tăng nhu động ruột, mờ mắt, hoa mắt do giảm nhãn áp; ngoài ra bệnh nhân có thể bị nhức đầu, ù tai và hôn mê. Nạn nhân sẽ tử vong nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời.
3.5 Điều trị ngộ độc
- Điều trị như ngộ độc Phospho hữu cơ nhưng chỉ dùng PAM trong những trường hợp nặng.
3.6 Xét nghiệm.
3. 6.1 Mẫu thử
Mẫu thử là phủ tạng,dịch dạ dày, chất nôn của nạn nhân hoặc tang vật như cốc nước, thức ăn, chai lọ...
3.6.2 Xử lý mẫu
Xử lý chiết mẫu trong môi trường Acid (cắn A).
3.6.3 Xác định
- Sắc ký lớp mỏng
- Sắc ký khí và sắc ký khí khối phổ
- Quang phổ UV - VIS.
4. Thuốc trừ sâu nhóm Pyrethroid
4.1 Đặc điểm chung:
- Hoạt chất Pyrethrin được chiết xuất từ cây hoa cúc Pyrethrum cinerariaetrifolium
- Gây độc cấp tính yếu. Tác động hệ thần kinh gây thiếu oxy.
- Đào thải qua nước tiểu.
- Ít tan trong nước, dễ tan trong dung môi hữu cơ.
4.2 Công thức cấu tạo
- Cypermethrin: C22H19Cl2NO3.
- Permethrin: C21H20Cl2O3
4.3 Độc tính:
- Cypermethrin: LD50 = 215 mg/kg
- Permethrin: LD50 = 430-4.000 mg/kg
4.4 Triệu chứng ngộ độc
- Phản ứng phản vệ: bao gồm co thắt phế quản, phù hầu họng và shock sảy ra ở những người mẫn cảm.
- Biểu hiện ở da: bỏng, ngứa, tê cóng và ban đỏ
- Ở mắt: tổn thương giác mạc
- Thần kinh trung ương: Co giật, hôn mê, hoặc ngưng thở.
4.5 Điều trị ngộ độc
- Điều trị co thắt phế quản và phản ứng phản vệ nếu có.
- Ở da: Rửa nhiều với xà phòng và nước, bôi vitamin E
- Ở mắt: Rửa với nhiều nước.
- Đường tiêu hóa: Cho uống than hoạt.
4.6 Xét nghiệm
4. 6.1 Mẫu thử
Mẫu thử là phủ tạng,dịch dạ dày, chất nôn của nạn nhân hoặc tang vật như cốc nước, thức ăn, chai lọ...
4.6.2 Xử lý mẫu
Xử lý chiết mẫu trong môi trường Acid (cắn A).
4.6.3 Xác định
- Sắc ký lớp mỏng
- Sắc ký khí và sắc ký khí khối phổ
- Quang phổ UV - VIS.
1. Định nghĩa:
Hóa chất bảo vệ thực vật hay nông dược là những chất độc có nguồn gốc tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên thực vật. Những sinh vật gây hại chính bao gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các tác nhân khác.
2. Phân loại các nhóm thuốc bảo vệ thực vật
Dựa trên đối tượng sinh vật gây hại.
- Thuốc trừ bệnh
- Thuốc trừ sâu
- Thuốc trừ cỏ.
- Thuốc trừ ốc
- Thuốc trừ nhện
- Thuốc điều hòa sinh trưởng
- Thuốc trừ chuột
Trong đó chúng ta quan tâm đến nhóm thuốc trừ sâu. Thuốc trừ sâu được chia làm nhóm dựa trên thành phần hóa học, bao gồm:
- Thuốc trừ sâu nhóm Clo hữu cơ: DDT, BHC (666)...
- Thuốc trừ sâu nhóm Lân (Phospho) hữu cơ: Methyl Parathion (Wofatox), Parathion, DDVP (Dichlovos), Dipterex,...
- Thuốc trừ sâu nhóm Carbamate hữu cơ: Bassa, Mipcin, Sevin...
- Thuốc trừ sâu gốc Pyrethroid (Gốc cúc tổng hợp): Cypermethrin, Permethrin,...
- Thuốc trừ sâu sinh học: Hormon, Pheromon, Bacterin,...
II. MỘT SỐ THUỐC TRỪ SÂU THƯỜNG GẶP:
1. Thuốc trừ sâu nhóm Clo hữu cơ
1.1 Đặc điểm chung:
- Công thức có chứa: Cl, C, H, O, S..., luôn có chứa nguyên tử Clo và các vòng bezen hay dị vòng.
- Ít tan trong nước, tan trong nhiều dung môi hữu cơ
- Có độ bền hóa học lớn, thời gian phân hủy chậm từ vài năm đến vài chục năm.
- Có độc tính cao
1.2 Công thức cấu tạo
- DDT: C14H9Cl5
- BHC (666): C6H6Cl6
1.3. Độc tính:
- LD50 = 113 mg/kg (DDT) và 125 mg/kg (BHC)
Tích lỹ trong cơ thể đặc biệt ở mô mỡ và mô sữa, gây ung thư, sinh quái thai, dị tật...
1.4. Triệu chứng ngộ độc cấp tính:
- Nôn mửa, ỉa chảy.
- Run cơ bắt đầu ở mặt rồi đến các đầu chi, sau đó co giật rung, co giật toàn thân rồi đi vào hôn mê.
- Thở nhanh sau đó rối loạn hô hấp, dần dần liệt hô hấp, chú ý liệt cơ hô hấp có thể xuất hiện nhiều giờ sau nhiễm độc
1.5. Điều trị ngộ độc.
- Nếu chất độc thấm qua da, cần rửa sạch da, thay quần áo nhiễm.
- Nếu do uống thì rửa dạ dày càng sớm càng tốt, với nhiều nước sau đó cho dầu Paraffin 200ml.
- Tăng đào thải thuốc qua nước tiểu:
+ Lasix 20 mg tiêm tĩnh mạch, nhắc lại 6 giờ 1 lần
+ Truyền tĩnh mạch dung dịch Natriclorua 9%0 hoặc glucose 5% ngày 3 – 4 lít
- Chống co giật: gardenal 0,10g hoặc Seduxen 10mg tiêm bắt thịt.
- Hồi sức hô hấp là cơ bản: hô hấp nhân tạo.
- Trợ tim mạch.
- Truyền dịch, chống sốc nếu có.
1.6 Xét nghiệm:
1. 6.1 Mẫu thử
Mẫu thử là phủ tạng,dịch dạ dày, chất nôn của nạn nhân hoặc tang vật như cốc nước, thức ăn, chai lọ...
1.6.2 Xử lý mẫu
Xử lý chiết mẫu trong môi trường Acid (cắn A).
1.6.3 Xác định
- Phản ứng cắt Clo hữu cơ
- Sắc ký lớp mỏng
- Sắc ký khí và sắc ký khí khối phổ
- Quang phổ UV - VIS.
2. Thuốc trừ sâu nhóm lân hữu cơ:
2.1 Đặc điểm chung:
- Công thức hóa học có chứa: P, C, H, O, S...
- Tác động rất nhanh.
- Ít tan trong nước nhưng tan tốt trong dung môi hữu cơ, Thời gian bán hủy nhanh.
- Rất độc và gây ngộ độc cấp tính cao.
- Thải ra ngoài theo đường nước tiểu.
2.2 Công thức cấu tạo:
- Methyl parathion (Wofatox): C8H10NO5PS.
- Parathion: C10H14NO5PS.
DDVP (Dichlovos): C4H7Cl2O4P.
- Dipterex (Trichlorfon ): C4H8Cl3O4P
2.3 Độc tính:
- Methyl parathion: LD50 (chuột) = 25 -50mg/kg
- DDVP: LD50 = 80 mg/kg
- Dipterex: LD50 = 630 mg/kg
2.4 Triệu chứng ngộ độc.
Các triệu chứng xuất hiện vài giờ sau khi bị ngộ độc:
- Cường phế vị: nôn, đau bụng, vã mồ hôi, tăng tiết nước bọt, co đồng tử, ỉa đái không chủ động, mạch chậm, huyết áp hạ, co thắt phế quản, tăng tiết dịch phế quản, ho, đôi khi phù phổi, ngừng thở.
- Về thần kinh vận động: co giật mí mắt, cơ mặt, rụt lưỡi, co cơ cổ và lưng có khi cứng toàn thân.
- Về thần kinh trung ương: hoa mắt, chóng mặt, run, vật vã, cơn co giật, nói khó, lẫn lộn, có khi bị hôn mê.
- Nếu bị nhẹ, các triệu chứng giảm dần sau 2 – 3 ngày, đến khi tới 2 – 3 tuần lễ. Những trường hợp rất nặng chết rất nhanh, có trường hợp trong vòng 30 phút đến 1 – 2 giờ do tăng tiết phế quản, liệt cơ hô hấp.
- Test atropin: tiêm tĩnh mạch 2 mg Atropin:
+ Đồng tử ít thay đổi, không giãn to, mạch không nhanh lên hoặc nhanh ít: nghĩ đến ngộ độc do phospho hữu cơ.
+ Đồng tử giãn to ngay, mạch nhanh ngay, da đỏ nóng, nếu bệnh nhân tỉnh sẽ vật vã, kích thích: không nghĩ đến ngộ độc do phospho hữu cơ.
2.5 Điều trị ngộ độc.
- Nếu chất độc vào qua đường tiêu hoá, phải rửa dạ dày bằng dung dịch Natri bicarbonat. Rửa nhiều nước cho đến khi hết chất độc trong nước rửa dạ dày (có khi tới 40 – 60 lít), nước ấm. Uống than hoạt, lòng trắng trứng.
- Nếu chất độc ở da, phải rửa da bằng nước xà phòng.
- Dùng Atropin liều cao: tiêm tĩnh mạch 0,5 – 2 mg, cứ 2 giờ 1 lần cơ thể nhẹ, cứ 15 phút 1 lần với thể nặng cho đến khi da nóng, đồng tử giãn 5 mm (tình trạng thấm Atropin). Theo dõi đồng tử, ví dụ sau 20 phút, đồng tử co lại < 4mm thì cứ 20 phút tiêm nhắc lại, đồng tử và mạch trở lại bình thường, liều dùng Atropin có khi tới 60mg.
Dấu hiệu ngộ độc Atropin: Đồng tử giãn to, mồm khô, mắt đỏ, nhịp tim nhanh.
- Nếu có thuốc 2-PAM dung dịch 2,5%: 1 – 2g tiêm tĩnh mạch chậm 5- 10 phút, sau nhỏ giọt tĩnh mạch 0,5 g/giờ.
- Chống tim mạch: bù dịch bằng dung dịch Ringer lactat, dung dịch muối 0,9%.
- Hồi sức hô hấp: thở ôxy, nếu suy hô hấp cấp, đặt Masque bóp bóng và chuyển tuyến bệnh viện ngay.
- Kháng sinh chống bội nhiễm.
2.6. Xét nghiệm
2. 6.1 Mẫu thử
Mẫu thử là phủ tạng,dịch dạ dày, chất nôn của nạn nhân hoặc tang vật như cốc nước, thức ăn, chai lọ...
2.6.2 Xử lý mẫu
Xử lý chiết mẫu trong môi trường Acid (cắn A).
2.6.3 Xác định
- Phản ứng tạo Indophenol
- Sắc ký lớp mỏng
- Sắc ký khí và sắc ký khí khối phổ
- Quang phổ UV - VIS.
3. Thuốc trừ sâu nhóm Carbamat hữu cơ
3.1. Đăc điểm chung
- Công thức hóa học dẫn xuất từ acid carbamic (NH2COOH)
- Tác động nhanh
- Gây độc cấp tính khá cao, tác động hệ thần kinh, tích lỹ nhanh.
- Ít tan trong nước nhưng dễ tan trong dung môi hữu cơ.
- Thời gian bán hủy nhanh.
3.2 Công thức cấu tạo:
- Bassa: C12H17NO2
- Mipcin (Isoprocarb): C11H15NO2
3.3 Độc tính:
- Bassa: LD50 = 340-410 mg/kg
- Mipcin (Isoprocarb): LD50 = 483 mg/kg.
3.4. Triệu chứng ngộ độc cấp
- Nhịp tim chậm làm bệnh nhân ngất xỉu; tụt huyết áp, tăng tiết dịch và tăng co thắt cơ trơn phế quản khiến nạn nhân khó thở, tím tái
- Đau bụng, nôn ói, tiêu chảy do tăng nhu động ruột, mờ mắt, hoa mắt do giảm nhãn áp; ngoài ra bệnh nhân có thể bị nhức đầu, ù tai và hôn mê. Nạn nhân sẽ tử vong nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời.
3.5 Điều trị ngộ độc
- Điều trị như ngộ độc Phospho hữu cơ nhưng chỉ dùng PAM trong những trường hợp nặng.
3.6 Xét nghiệm.
3. 6.1 Mẫu thử
Mẫu thử là phủ tạng,dịch dạ dày, chất nôn của nạn nhân hoặc tang vật như cốc nước, thức ăn, chai lọ...
3.6.2 Xử lý mẫu
Xử lý chiết mẫu trong môi trường Acid (cắn A).
3.6.3 Xác định
- Sắc ký lớp mỏng
- Sắc ký khí và sắc ký khí khối phổ
- Quang phổ UV - VIS.
4. Thuốc trừ sâu nhóm Pyrethroid
4.1 Đặc điểm chung:
- Hoạt chất Pyrethrin được chiết xuất từ cây hoa cúc Pyrethrum cinerariaetrifolium
- Gây độc cấp tính yếu. Tác động hệ thần kinh gây thiếu oxy.
- Đào thải qua nước tiểu.
- Ít tan trong nước, dễ tan trong dung môi hữu cơ.
4.2 Công thức cấu tạo
- Cypermethrin: C22H19Cl2NO3.
- Permethrin: C21H20Cl2O3
4.3 Độc tính:
- Cypermethrin: LD50 = 215 mg/kg
- Permethrin: LD50 = 430-4.000 mg/kg
4.4 Triệu chứng ngộ độc
- Phản ứng phản vệ: bao gồm co thắt phế quản, phù hầu họng và shock sảy ra ở những người mẫn cảm.
- Biểu hiện ở da: bỏng, ngứa, tê cóng và ban đỏ
- Ở mắt: tổn thương giác mạc
- Thần kinh trung ương: Co giật, hôn mê, hoặc ngưng thở.
4.5 Điều trị ngộ độc
- Điều trị co thắt phế quản và phản ứng phản vệ nếu có.
- Ở da: Rửa nhiều với xà phòng và nước, bôi vitamin E
- Ở mắt: Rửa với nhiều nước.
- Đường tiêu hóa: Cho uống than hoạt.
4.6 Xét nghiệm
4. 6.1 Mẫu thử
Mẫu thử là phủ tạng,dịch dạ dày, chất nôn của nạn nhân hoặc tang vật như cốc nước, thức ăn, chai lọ...
4.6.2 Xử lý mẫu
Xử lý chiết mẫu trong môi trường Acid (cắn A).
4.6.3 Xác định
- Sắc ký lớp mỏng
- Sắc ký khí và sắc ký khí khối phổ
- Quang phổ UV - VIS.