1. đẠI CƯƠNG
Tiết túc là những sinh vật đa bào, không xương sống; cơ thể đối xứng, phân đốt, được bao bọc bởi vỏ cứng kitin. Chân gồm nhiều đốt được nối với nhau bằng khớp.
Ngành Tiết túc chiếm khoảng 80% các loài động vật trên quả địa cầu này. Chúng trực tiếp gây bệnh hoặc truyền bệnh cho người và động vật. Giai đoạn trưởng thành và ấu trùng đều có thểgây bệnh cho người bằng cách châm nọc độc, gây dị ứng ngứa, hút máu, xâm nhập mô cũng như truyền các bệnh vi trùng, virus và ký sinh trùng.
2. đẶC đIỂM CHUNG VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾT TÚC
2.1. Sự phân đốt
Cơ thể phân đốt. Lớp côn trùng có sự phân đốt rõ rệt, ở lớp nhện sự phân đốt không rõ.
2.2 Vỏ kitin
Là bộ xương ngoài, giúp tiết túc chống các tác động của ngoại cảnh, làm điểm tựa cho hệ cơ và cơ quan chuyển động hoạt động linh hoạt. Lớp vỏ kitin bao phủ cơ thể không đồng đều ở từng phần, thường dày hơn ở phần ngực, những chỗ dày lên gọi là mai, hoặc khiên, hoặc giáp.
Vỏ kitin cứng cản trở sự phát triển của tiết túc: tiết túc chỉlớn lên được khi vỏ kitin còn mềm, khi vỏ kitin đã trở nên cứng, nó không lớn được nữa, lúc đó phải thay vỏ cũ, đó là hiện tượng lột xác. Vì vậy, trong quá trình phát triển, tiết túc phải có giai đoạn lột xác để thay đổi hình dạng và gia tăng kích thước.
2.3. Cấu tạo cơ thểtiết túc
2.3.1. Cấu tạo bên ngoài
Cơ thể tiết túc gồm có 3 phần: đầu, ngực, bụng.
– Phần đầu có thể phát triển hoàn chỉnh, gồm mắt, râu, xúc tu, miệng, vòi,… Một số tiết túc có đầu không hoàn chỉnh gọi là đầu giả.
Các giác quan:
+ Mắt: có thể là mắt đơn hoặc mắt kép. Tiết túc thuộc lớp nhện không có mắt hoặc nếu có là mắt đơn. Tiết túc thuộc lớp côn trùng bao giờcũng có mắt kép.
+ Xúc biện hàm, có nhiệm vụ giữ thăng bằng cho cơ thể, tìm vật chủ, tìm chỗ hút máu.
+ Râu, có nhiệm vụ định hướng.
– Phần ngực mang các cơquan vận động như chân, cánh.
– Phần bụng chia làm nhiều đốt, những đốt cuối tạo thành bộ phận sinh dục ngoài. Toàn thân tiết túc còn có thểcó vẩy hoặc lông tạo thành những khoang màu khác nhau.
2.3.2. Cấu trúc bên trong
Bên trong cơ thểlà xoang thân, chứa các cơ quan nội tạng.
– Hệ tiêu hóa: thường phát triển hoàn chỉnh, gồm miệng, thực quản, ruột, hậu môn,… tuyến tiết chất
đông. Phần phụ miệng có nhiều biến đổi để thích nghi với những thức ăn khác nhau.
– Hệ tuần hoàn gồm có tim, có hình ống dài với những đoạn phình thành túi và lỗ tim để máu trở về tim.
Hệmạch hở, máu từtim chảy vào xoang ở giữa các cơquan.
– Hệ thần kinh gồm những dây thần kinh, hạch thần kinh, có thểcó hạch thần kinh trung tâm làm nhiệm vụ não.
– Hệ bài tiết là những thể hình ống sắp xếp ở một số đốt nhất định. Lớp nhện và côn trùng có những ống Malpighi làm nhiệm vụ bài tiết.
– Hệ sinh dục: bộ phận ngoài phát triển đến mức hoàn chỉnh.
+ Bộ phận sinh dục cái gồm có 2 buồng trứng, ống dẫn trứng, âm đạo và túi chứa tinh, giúp cho sự thụ tinh được nhiều lần, ởmột sốtiết túc có cảnút giao hợp làm nhiệm vụ bảo quản tinh trùng.
+ Bộ phận sinh dục đực có 2 tinh hoàn, túi tinh, tuyến phụ, ống phóng tinh và gai giao hợp.
3. PHÂN LOẠI TIẾT TÚC
Các tiết túc được chia làm nhiều lớp, nhưng chỉ có 3 lớp có liên quan đến y học. Dưới đây là bảng phân loại tóm tắt.
Bảng so sánh các đặc điểm cơ thể và sinh học của 3 lớp côn trùng, nhện và giáp xác
LỚP NHỆN
(Arachnoidea)
Lớp này có nhiều bộ khác nhau nhưng ta chỉ học bộ Ve mò (Acarina)
A. đẶC đIỂM CỦA LỚP NHỆN
– Cơthểchia 2 phần: đầu – ngực và bụng.
– Có 8 chân lúc trưởng thành, ấu trùng chỉ có 6 chân.
– Không có cánh, không có râu.
– Có bộ phận miệng biến đổi đểcó thể chích được gọi là đầu giả gồm có:
+ 1 hạ khẩu ở phía bụng hình quả dứa có nhiều gai hướng về sau.
+ 2 càng ở phía lưng hình kẹp hay móc.
+ 2 xúc biện hình chùy đóng vai trò che chở nằm ở hai bên.
B. PHÂN LOẠI
Bộ Ve mò chia ra làm 2 nhóm:
– Nhóm hút máu gồm có các họ Ixodidae, Argasidae và Trombiculidae.
– Nhóm sống ở da, chủ yếu có họ Sarcoptidae.
1 1. HọIxodidaethường gọi là ve cứng, có những đặc điểm sau đây:
– Ve trưởng thành, cơthểlà một khối: đầu, ngực, bụng không phân chia.
– Bộphận miệng gọi là đầu giả.
– ðầu giả có 1 phần nhô ra hình quảdứa, có nhiều gai mọc ngược, có 2 càng không di động và 2 xúc biện.
– Trên thân ve có những vùng lớp kitin dày lên thành từng tảng gọi là khiên (mai). Ve cái có khiên lưng nhỏ, không có khiên ởbụng. Ve đực có khiên bụng và khiên lưng rộng che hết lưng.
– Mặt bụng ve có lỗ sinh dục ở phía trước và hậu môn ở phía dưới.
– Lỗ thở ởhai bên gốc chân thứ tư.
– Chân gồm nhiều đốt, ngón chân cuối cùng có móng và cảgai bám. Ở đôi chân thứnhất có bộ phận có chức năng nhưcơquan khướu giác.
– Trong họ này ta học các giống sau đây: Ixodes, Rhipicephalus, Dermacentormà ta phân biệt nhờ những đặc điểm sau đây:
– Rãnh bọc hậu môn ở phía trước hậu môn, đầu giảdài: Ixodes.
– Rãnh bọc hậu môn ởphía sau hậu môn, chủy ngắn, chân đầu giả hình 6 góc: Rhipicephalus.
– Rãnh bọc hậu môn ở phía sau hậu môn, chủy ngắn, chân đầu giả hình chữ nhật, hậu môn gồ lên, chân chủy không góc cạnh: Dermacentor.
2. Họ Argasidae còn gọi là ve mềm, có những đặc điểm sau đây:
– Không có mai ở lưng.
– đầu giảnằm ởmặt bụng, không nhô ra ngoài.
– đốt chân cuối cùng chỉ có 2 móng.
– Trong họnày có 2 giống chính:
+Argas, thân dẹp, có một lằn phân chia rõ rệt giữa mặt lưng và mặt bụng.
+ Ornithodorus,thân to và dày, không có lằn phân chia rõ rệt giữa mặt lưng và mặt bụng.
3. Họ Mò (HọTrombiculidae)
– Họ Trombiculidaecó lỗ thở ở phía trước thân.
– Chỉ ấu trùng Trombicula hút máu và có thể truyền bệnh.
– Ấu trùng rất nhỏ (độ 200µm) có màu đỏhoặc màu vàng, thân có nhiều lông tơ.
– Có đầu giả.
– Có khiên ở lưng.
– Có 3 cặp chân, đốt cuối có 3 móng.
– Con trưởng thành: 1µm, có hình dáng tương tự như chiếc đàn ghi ta với 8 chân, thân có nhiều lông hơn dạng ấu trùng, sống tựdo và hút nhựa cây.
4. Mạt (Dermanyssus gallinae)
– Thường ký sinh ởgà, gọi là mạt gà.
– Thân có hình quảlê, màu trắng hoặc màu đỏ tùy theo sự thay đổi của máu trong thân.
– đầu giả có hình kim, xúc biện có khớp cử động được.
– Có thể truyền bệnh toi gà và bệnh viêm màng não cho người và ngựa.
5. Họ Sarcoptidae
Phổ biến và ký sinh có Sarcoptes scabiei gây bệnh ghẻ ngứa.
– Cái ghẻ trưởng thành:
+ Thân hình bầu dục, lưng gồ.
+ Kích thước: con cái: 300 – 400µ m, con đực 200–250µ m.
+ Màu vàng nhạt.
+ Miệng rất ngắn, không có mắt.
+ Không có lỗthởvà thởqua da mỏng.
+ Có 4 cặp chân:
* Con cái: cặp chân thứ 4 tận cùng bằng lông tơ.
* Con đực: cặp chân thứ 4 tận cùng bằng một ống hút.
– Ấu trùng: giống con trưởng thành, nhưng có 3 cặp chân.
LỚP CÔN TRÙNG
A. đẶC đIỂM CỦA LỚP CÔN TRÙNG
– Côn trùng là những tiết túc có râu.
– Sống trên mặt đất hay trên không.
– Có 3 cặp chân.
– Thân chia làm 3 phần rõ rệt: đầu, ngực và bụng.
– đầu có mắt, râu và các bộphận miệng (1 môi trên, 2 hàm trên, 2 hàm dưới và 1 môi dưới và có thêm xúc biện). Ngoài ra, ở một số loại côn trùng, còn có nhữ ng chồi bằng giác tố xuất phát từ yết hầu:
thượng yết hầu dính vào môi trên, hạ yết hầu chứa đựng ống nước bọ t. Tất cả côn trùng ký sinh đều có bộ phận miệng kiểu chích hay hút.
– Ngực có 3 đốt, mỗi đốt có một cặp chân. Hai đốt cuối có thểcó một hay hai cặp cánh.
– Bụng thường rất nởnang và trung bình có từ 8 đến 9 đốt.
B. PHÂN LOẠI LỚP CÔN TRÙNG
Những côn trùng ký sinh người thuộc 4 bộ sau đây:
– Bộ Diptera:có 2 cánh ở thể màng (ruồi, muỗi).
– Bộ Anoplura: không có cánh.
– Bộ Hemiptera:có 4 cánh.
– Bộ Siphonaptera:không có cánh.
Bộ Diptera và bộ Siphonapteracó chu kỳbiến thái hoàn toàn (hình thểcủa ấu trùng khác hẳn con trưởng thành).
Bộ Hemipteravà bộ Anoplura có chu kỳ biến thái không hoàn toàn (hình thể của ấu trùng gần giống con trưởng thành).
1. Bộ Diptera chia làm 2 bộ phụ dựa vào số đốt của râu:
– Bộ phụTiêm giác (Nematocera): râu dài, có trên 3 đốt.
– Bộ phụ đoản giác (Brachycera): râu ngắn, có dưới 3 đốt.
1.1. Bộ phụ Tiêm giác (Nematocera)
a) Muỗi trưởng thành
– Muỗi có tầm quan trọng nhất vềphương diện y học và có những đặc điểm sau đây:
+ đầu muỗi có hình cầu, mang 2 mắt kép, vòi, xúc biện và râu.
+ Vòi kiểu chích, gồm có: môi dưới và môi trên rất nở nang uốn cong lại tạo thành một cái vòi, còn hàm trên và hàm dưới biến thành những trâm bén nhọn có thể xuyên thủng da.
+ Xúc biện: ởhai bên của vòi, có chức năng xúc giác. Xúc biện khác nhau tùy theo giống và loài muỗi nên dùng để định loại.
+ Râu của con đực và con cái khác nhau: râu của con đực có nhiều lông và rậm, râu của con cái thưa và ngắn.
+ Ngực muỗi gồm 3 đốt, mỗi đốt mang một đôi chân, đốt giữa mang thêm đôi cánh.
+ Cánh muỗi có các đường sống dọc và đường sóng chếch costa. Trên cánh có vẩy, vẩy tạo nên riềm
cánh. Những đường sống trên cánh muỗi và hình thể vẩy trên các đường sống có giá trị trong định loại muỗi.
+ Bụng có 9 đốt, đốt cuối là bộphận sinh dục. Giữa các đốt bụng có các băng màu do vẩy tạo nên.
+ Chân rất dài và mảnh, gồm nhiều đốt: đốt háng, đùi, càng và bàn. Bàn chân có 5 đốt, tận cùng bằng vuốt.
MUỖI CÁI – MẶT LƯNG
– Có 4 giống chính: Anopheles, Culex, Aedes vàMansonia.
Phân biệt 4 giống này dựa vào đặc điểm của muỗi trưởng thành, ấu trùng và trứng.
b) Ấu trùng (Bọ gậy)
– Ấu trùng không có chân, dài, có những chùm lông tỏa ngang, xếp đặt đối xứng dọc theo thân.
– Ấu trùng có 4 giai đoạn, hình thểgiống nhau, chỉkhác nhau vềkích thước, ấu trùng giai đoạn 4 có chiều dài độ 1cm.
– đầu hơi dẹt, có mắt kép, râu rậm, miệng nhai được.
– Ngực, bụng cũng có nhiều lông. Hai đốt bụng cuối biệt hóa thành bộ phận thở: 2 lỗ thở ở Anopheles; ống thở ở Culex, Aedesvà Mansonia.
c) Trứng
– Hình thể của trứng tùy từng loại muỗi.
– Trứng của Anopheles:hình bầu dục, rời rạc, có phao 2 bên.
– Trứng của Aedes:hình thoi, rời rạc.
– Trứng của Culex:hình thoi, kết thành bè.
– Trứng của Mansonia: hình thoi, có gai ở 1 đầu, dính thành chùm.
đẶC đIỂM PHÂN BIỆT
Anopheles spp– Aedes spp–Culex spp– Mansonia spp
1.2. Bộ phụ đoản giác (Brachycera)
– Bao gồm các loại ruồi chích hút máu và không hút máu.
– Râu ngắn, 2 cánh rộng, chân ngắn và nở nang.
a) Ruồi nhà(Musca domestica)
– Con trưởng thành:
+ Dài từ6 – 7µ m, có thân màu đen xám, bụng màu vàng xỉn.
+ đầu hình bán cầu có 2 mắt kép, cặp mắt con đực giáp liền nhau, còn cặp mắt con cái cách xa nhau.
+ Phía trước đầu có râu ngắn 3 đốt, có xúc biện hàm và vòi.
+ Vòi thuộc kiểu liếm, đầu vòi xoè ra, nơi đây có 2 phiến chứa nhiều ống hút nhỏcó thể hút các dịch hữu cơ.
+ Ngực gồm 3 đốt, mang 2 cánh và 6 chân, cánh ruồi trong suốt.
+ Bụng ruồi đực gồm 8 đốt, bụng ruồi cái có đốt cuối trởthành bộphận sinh dục. Bộ phận sinh dục của ruồi cái thường bị co ẩn vào phía trong, khi mới đẻ mới thấy rõ.
– Ấu trùng ruồi (giòi):
+ Màu trắng ngà, không có lông, không có chân, đầu nhọn, đuôi bầu, thân có vân, gồm nhiều đốt.
+ Miệng có 2 móc, lỗ thở phía trước có hình ngón tay, lỗ thở phía đuôi có hình dạng khác nhau tùy theo giống.
b) Ruồi trâu (Tabanus sp)
– Ruồi có thân hình lớn, kích thước 1,5 – 2cm.
– Toàn thân được phủbằng lông mịn, ngực đen có vạch vàng, bụng màu vàng.
– đầu to, mắt to, bộphận miệng kiểu chích, râu dễthấy. Con đực có 2 mắt sát nhau, ở con cái 2 mắt cách xa nhau.
– Vòi rộng, chúc xuống dưới.
– Cánh trong suốt, hoặc có màu hơi nâu, có vân. Khi nghỉ, cánh cụp xuống sát thân.
2. Bộ Aphnaptera
2.1. đặc điểm chung
– Có thân dẹp theo chiều dọc, kích thước từ 1 – 5µm, cánh teo lại và hai chân sau nở nang.
– Có miệng kiểu chích.
– Bọchét trưởng thành màu vàng, kích thước 1 – 6µm, đầu hình bầu dục, đầu dính liền với ngực.
– đầu có mắt đơn, râu, xúc biện môi có 4 đốt.
– Phần dưới đầu của một sốgiống có những lông nhọn, cứng, to và xếp thành hình răng lược, nên được gọi là lược.
– Ngực gồm 3 đốt, mỗi đốt mang 1 đôi chân. đôi chân thứ3 to, khỏe và dài dùng để nhảy. Lưng đốt ngực 1 đôi khi có mang lược.
– Bụng gồm 10 đốt. đốt 8, 9 dính với nhau và mang bộphận sinh dục. Con đực có rãnh sinh dục ở đốt cuối, con cái có túi chứa tinh hình móc áo ở phía đuôi. đốt thứ 10 chứa hậu môn và 1 cơ quan cảm giác.
2.2. Phân loại bọ chét
Phân loại bọ chét dựa vào lông và lược:
a) Bọchét không lược
– Pulex irritans:1 lông trước mắt ở phía dưới mắt và 1 lông ởsau đầu.
– Xenopsylla cheopis: lông trước mắt ngang với mắt, lông sau đầu nhiều và xếp thành hình chữ V.
b) Bọ chét có 1 lược
Nosopsyllus fasciatus có một lược ở ngực (lược gáy).
c) Bọ chét có 2 lược
Ctenocephalides canisvà Ctenocephalides felix có hai lược, một ở đầu, gần miệng (lược má) và một ở ngực (lược gáy).
3. Bộ Anoplura
Gồm những côn trùng dài từ2 – 3µm, không có cánh, chân nở nang, tận cùng bằng những móng cong to bám vào da, thân dẹp theo chiều ngang, có bộ phận miệng kiểu chích.
3.1. Chí (chấy)(Pediculus humanus)
a) Con trưởng thành
– Sống ký sinh ở người, thường ở tóc (var capitis), hay bám vào quần áo (var corporis).
– Thân dài, dẹt theo chiều lưng – bụng, dài 2 – 4mm.
– Có màu xám hoặc nâu.
– đầu tách riêng với phần ngực và gồm 2 mắt đơn, 2 râu có 5 đốt.
– Vòi ngắn không trông thấy vì thụt vào trong đầu.
– Ngực có 3 đốt nhưng không phân biệt rõ ràng, giữa ngực có 2 lỗ thở, ngực mang 6 chân.
– Bụng có 9 đốt, từ đốt 1 đến đốt 6, mỗi đốt có 1 cặp lỗthở ở 2 bên thân. Những đốt cuối của bụng có bộ phận sinh dục:
+ Con đực thường cuối bụng hơi nhọn, có một gai to nhô ra ngoài
+ Con cái cuối bụng có 2 thùy, có một lỗ sinh dục.
b) Trứng
Trứng hình bầu dục, dài 0,8µm, có nắp với 1 hàng tếbào.
3.2. Rận (Phthirus pubis)
– Con trưởng thành dài 1,5 – 2µ m. Thân ngắn, ngực rất rộng, bề ngang của ngực to hơn bụng và ngực
bụng không phân chia rõ rệt. Bụng ngắn và chỉcó 5 đốt.
– đầu tương đối ngắn, nằm thụt trong lõm của ngực.
– Chân to mập, có móng dài, to cong lại ở đầu nên bám rất chắc vào nơi ký sinh.
4. Bộ Hemiptera
Gồm những côn trùng 4 cánh nhưng cánh có thể bị thoái hóa và mất đi. Trong bộ này, ta chỉ học rệp (Cimex lectularius): hút máu, thường sống ở các khe đồ gỗ và rệp có cánh (Triatoma sp).
4.1. Rệp (Cimex lectularius)
– Rệp màu nâu sậm, dài độ3 – 6mm.
– Thân mập bề ngang, lưng và bụng dẹt, không có cánh.
– đầu nhỏ, dẹt, hình năm góc, thụt vào trong một lõm của ngực và có 2 mắt lồi và mang 2 râu có 5 đốt.
– Ngực gồm 3 đốt, mỗi đốt mang 1 đôi chân. Ngực giữa có một cặp cánh rất thô sơ, có hình bầu dục.
– Bụng hình bầu dục, có 11 đốt, chỉ thấy rõ 8 đốt, những đốt cuối cùng thành bộ phận sinh dục ngoài.
4.2. Rệp có cánh (Triatoma sp)
– Có kích thước to.
– Rệp có màu nâu đậm, ánh vàng đỏ ởngực, cánh và 2 bên bụng.
– đầu dài và hẹp, có một đôi mắt kép lồi lên, 2 mắt đơn, râu có 4 đốt, vòi mảnh, gấp vềphía bụng.
– Thân hẹp, dẹp, có mang cánh. Chân dài có 3 đốt.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Anh (chị) mô tảhình thểchung của tiết túc.
2. Nêu những điểm khác biệt giữa tiết túc lớp côn trùng và lớp nhện.
3.Anh (chị) nhận dạng ve dựa vào những đặc điểm nào? Ve cứng khác ve mềm ở điểm nào?
4. Mô tảhình thểcủa cái ghẻ.
5.Mô tảhình thểcủa muỗi.
6.Nêu các điểm giống và khác nhau của muỗi Anopheles, Culex, Aedesvà Mansonia.
7.Phân biệt ấu trùng (bọgậy) của Anopheles, Culex, Aedesvà Mansonia.
8.So sánh trứng củaAnopheles vàAedes, trứng của Culex và Mansonia:giống và khác nhau ở điểm nào?
9.Mô tả cấu tạo cơ bản của loài ruồi. Ruồi khác muỗi ở điểm nào?
10.Mô tả bọ chét trưởng thành.
11.Phân biệt bọchét chuột, bọchét người và bọchét chó, mèo.
12.Chí khác với rận ở điểm nào?
Tiết túc là những sinh vật đa bào, không xương sống; cơ thể đối xứng, phân đốt, được bao bọc bởi vỏ cứng kitin. Chân gồm nhiều đốt được nối với nhau bằng khớp.
Ngành Tiết túc chiếm khoảng 80% các loài động vật trên quả địa cầu này. Chúng trực tiếp gây bệnh hoặc truyền bệnh cho người và động vật. Giai đoạn trưởng thành và ấu trùng đều có thểgây bệnh cho người bằng cách châm nọc độc, gây dị ứng ngứa, hút máu, xâm nhập mô cũng như truyền các bệnh vi trùng, virus và ký sinh trùng.
2. đẶC đIỂM CHUNG VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾT TÚC
2.1. Sự phân đốt
Cơ thể phân đốt. Lớp côn trùng có sự phân đốt rõ rệt, ở lớp nhện sự phân đốt không rõ.
2.2 Vỏ kitin
Là bộ xương ngoài, giúp tiết túc chống các tác động của ngoại cảnh, làm điểm tựa cho hệ cơ và cơ quan chuyển động hoạt động linh hoạt. Lớp vỏ kitin bao phủ cơ thể không đồng đều ở từng phần, thường dày hơn ở phần ngực, những chỗ dày lên gọi là mai, hoặc khiên, hoặc giáp.
Vỏ kitin cứng cản trở sự phát triển của tiết túc: tiết túc chỉlớn lên được khi vỏ kitin còn mềm, khi vỏ kitin đã trở nên cứng, nó không lớn được nữa, lúc đó phải thay vỏ cũ, đó là hiện tượng lột xác. Vì vậy, trong quá trình phát triển, tiết túc phải có giai đoạn lột xác để thay đổi hình dạng và gia tăng kích thước.
2.3. Cấu tạo cơ thểtiết túc
2.3.1. Cấu tạo bên ngoài
Cơ thể tiết túc gồm có 3 phần: đầu, ngực, bụng.
– Phần đầu có thể phát triển hoàn chỉnh, gồm mắt, râu, xúc tu, miệng, vòi,… Một số tiết túc có đầu không hoàn chỉnh gọi là đầu giả.
Các giác quan:
+ Mắt: có thể là mắt đơn hoặc mắt kép. Tiết túc thuộc lớp nhện không có mắt hoặc nếu có là mắt đơn. Tiết túc thuộc lớp côn trùng bao giờcũng có mắt kép.
+ Xúc biện hàm, có nhiệm vụ giữ thăng bằng cho cơ thể, tìm vật chủ, tìm chỗ hút máu.
+ Râu, có nhiệm vụ định hướng.
– Phần ngực mang các cơquan vận động như chân, cánh.
– Phần bụng chia làm nhiều đốt, những đốt cuối tạo thành bộ phận sinh dục ngoài. Toàn thân tiết túc còn có thểcó vẩy hoặc lông tạo thành những khoang màu khác nhau.
2.3.2. Cấu trúc bên trong
Bên trong cơ thểlà xoang thân, chứa các cơ quan nội tạng.
– Hệ tiêu hóa: thường phát triển hoàn chỉnh, gồm miệng, thực quản, ruột, hậu môn,… tuyến tiết chất
đông. Phần phụ miệng có nhiều biến đổi để thích nghi với những thức ăn khác nhau.
– Hệ tuần hoàn gồm có tim, có hình ống dài với những đoạn phình thành túi và lỗ tim để máu trở về tim.
Hệmạch hở, máu từtim chảy vào xoang ở giữa các cơquan.
– Hệ thần kinh gồm những dây thần kinh, hạch thần kinh, có thểcó hạch thần kinh trung tâm làm nhiệm vụ não.
– Hệ bài tiết là những thể hình ống sắp xếp ở một số đốt nhất định. Lớp nhện và côn trùng có những ống Malpighi làm nhiệm vụ bài tiết.
– Hệ sinh dục: bộ phận ngoài phát triển đến mức hoàn chỉnh.
+ Bộ phận sinh dục cái gồm có 2 buồng trứng, ống dẫn trứng, âm đạo và túi chứa tinh, giúp cho sự thụ tinh được nhiều lần, ởmột sốtiết túc có cảnút giao hợp làm nhiệm vụ bảo quản tinh trùng.
+ Bộ phận sinh dục đực có 2 tinh hoàn, túi tinh, tuyến phụ, ống phóng tinh và gai giao hợp.
3. PHÂN LOẠI TIẾT TÚC
Các tiết túc được chia làm nhiều lớp, nhưng chỉ có 3 lớp có liên quan đến y học. Dưới đây là bảng phân loại tóm tắt.
Bảng so sánh các đặc điểm cơ thể và sinh học của 3 lớp côn trùng, nhện và giáp xác
LỚP NHỆN
(Arachnoidea)
Lớp này có nhiều bộ khác nhau nhưng ta chỉ học bộ Ve mò (Acarina)
A. đẶC đIỂM CỦA LỚP NHỆN
– Cơthểchia 2 phần: đầu – ngực và bụng.
– Có 8 chân lúc trưởng thành, ấu trùng chỉ có 6 chân.
– Không có cánh, không có râu.
– Có bộ phận miệng biến đổi đểcó thể chích được gọi là đầu giả gồm có:
+ 1 hạ khẩu ở phía bụng hình quả dứa có nhiều gai hướng về sau.
+ 2 càng ở phía lưng hình kẹp hay móc.
+ 2 xúc biện hình chùy đóng vai trò che chở nằm ở hai bên.
B. PHÂN LOẠI
Bộ Ve mò chia ra làm 2 nhóm:
– Nhóm hút máu gồm có các họ Ixodidae, Argasidae và Trombiculidae.
– Nhóm sống ở da, chủ yếu có họ Sarcoptidae.
1 1. HọIxodidaethường gọi là ve cứng, có những đặc điểm sau đây:
– Ve trưởng thành, cơthểlà một khối: đầu, ngực, bụng không phân chia.
– Bộphận miệng gọi là đầu giả.
– ðầu giả có 1 phần nhô ra hình quảdứa, có nhiều gai mọc ngược, có 2 càng không di động và 2 xúc biện.
– Trên thân ve có những vùng lớp kitin dày lên thành từng tảng gọi là khiên (mai). Ve cái có khiên lưng nhỏ, không có khiên ởbụng. Ve đực có khiên bụng và khiên lưng rộng che hết lưng.
– Mặt bụng ve có lỗ sinh dục ở phía trước và hậu môn ở phía dưới.
– Lỗ thở ởhai bên gốc chân thứ tư.
– Chân gồm nhiều đốt, ngón chân cuối cùng có móng và cảgai bám. Ở đôi chân thứnhất có bộ phận có chức năng nhưcơquan khướu giác.
– Trong họ này ta học các giống sau đây: Ixodes, Rhipicephalus, Dermacentormà ta phân biệt nhờ những đặc điểm sau đây:
– Rãnh bọc hậu môn ở phía trước hậu môn, đầu giảdài: Ixodes.
– Rãnh bọc hậu môn ởphía sau hậu môn, chủy ngắn, chân đầu giả hình 6 góc: Rhipicephalus.
– Rãnh bọc hậu môn ở phía sau hậu môn, chủy ngắn, chân đầu giả hình chữ nhật, hậu môn gồ lên, chân chủy không góc cạnh: Dermacentor.
2. Họ Argasidae còn gọi là ve mềm, có những đặc điểm sau đây:
– Không có mai ở lưng.
– đầu giảnằm ởmặt bụng, không nhô ra ngoài.
– đốt chân cuối cùng chỉ có 2 móng.
– Trong họnày có 2 giống chính:
+Argas, thân dẹp, có một lằn phân chia rõ rệt giữa mặt lưng và mặt bụng.
+ Ornithodorus,thân to và dày, không có lằn phân chia rõ rệt giữa mặt lưng và mặt bụng.
3. Họ Mò (HọTrombiculidae)
– Họ Trombiculidaecó lỗ thở ở phía trước thân.
– Chỉ ấu trùng Trombicula hút máu và có thể truyền bệnh.
– Ấu trùng rất nhỏ (độ 200µm) có màu đỏhoặc màu vàng, thân có nhiều lông tơ.
– Có đầu giả.
– Có khiên ở lưng.
– Có 3 cặp chân, đốt cuối có 3 móng.
– Con trưởng thành: 1µm, có hình dáng tương tự như chiếc đàn ghi ta với 8 chân, thân có nhiều lông hơn dạng ấu trùng, sống tựdo và hút nhựa cây.
4. Mạt (Dermanyssus gallinae)
– Thường ký sinh ởgà, gọi là mạt gà.
– Thân có hình quảlê, màu trắng hoặc màu đỏ tùy theo sự thay đổi của máu trong thân.
– đầu giả có hình kim, xúc biện có khớp cử động được.
– Có thể truyền bệnh toi gà và bệnh viêm màng não cho người và ngựa.
5. Họ Sarcoptidae
Phổ biến và ký sinh có Sarcoptes scabiei gây bệnh ghẻ ngứa.
– Cái ghẻ trưởng thành:
+ Thân hình bầu dục, lưng gồ.
+ Kích thước: con cái: 300 – 400µ m, con đực 200–250µ m.
+ Màu vàng nhạt.
+ Miệng rất ngắn, không có mắt.
+ Không có lỗthởvà thởqua da mỏng.
+ Có 4 cặp chân:
* Con cái: cặp chân thứ 4 tận cùng bằng lông tơ.
* Con đực: cặp chân thứ 4 tận cùng bằng một ống hút.
– Ấu trùng: giống con trưởng thành, nhưng có 3 cặp chân.
LỚP CÔN TRÙNG
A. đẶC đIỂM CỦA LỚP CÔN TRÙNG
– Côn trùng là những tiết túc có râu.
– Sống trên mặt đất hay trên không.
– Có 3 cặp chân.
– Thân chia làm 3 phần rõ rệt: đầu, ngực và bụng.
– đầu có mắt, râu và các bộphận miệng (1 môi trên, 2 hàm trên, 2 hàm dưới và 1 môi dưới và có thêm xúc biện). Ngoài ra, ở một số loại côn trùng, còn có nhữ ng chồi bằng giác tố xuất phát từ yết hầu:
thượng yết hầu dính vào môi trên, hạ yết hầu chứa đựng ống nước bọ t. Tất cả côn trùng ký sinh đều có bộ phận miệng kiểu chích hay hút.
– Ngực có 3 đốt, mỗi đốt có một cặp chân. Hai đốt cuối có thểcó một hay hai cặp cánh.
– Bụng thường rất nởnang và trung bình có từ 8 đến 9 đốt.
B. PHÂN LOẠI LỚP CÔN TRÙNG
Những côn trùng ký sinh người thuộc 4 bộ sau đây:
– Bộ Diptera:có 2 cánh ở thể màng (ruồi, muỗi).
– Bộ Anoplura: không có cánh.
– Bộ Hemiptera:có 4 cánh.
– Bộ Siphonaptera:không có cánh.
Bộ Diptera và bộ Siphonapteracó chu kỳbiến thái hoàn toàn (hình thểcủa ấu trùng khác hẳn con trưởng thành).
Bộ Hemipteravà bộ Anoplura có chu kỳ biến thái không hoàn toàn (hình thể của ấu trùng gần giống con trưởng thành).
1. Bộ Diptera chia làm 2 bộ phụ dựa vào số đốt của râu:
– Bộ phụTiêm giác (Nematocera): râu dài, có trên 3 đốt.
– Bộ phụ đoản giác (Brachycera): râu ngắn, có dưới 3 đốt.
1.1. Bộ phụ Tiêm giác (Nematocera)
a) Muỗi trưởng thành
– Muỗi có tầm quan trọng nhất vềphương diện y học và có những đặc điểm sau đây:
+ đầu muỗi có hình cầu, mang 2 mắt kép, vòi, xúc biện và râu.
+ Vòi kiểu chích, gồm có: môi dưới và môi trên rất nở nang uốn cong lại tạo thành một cái vòi, còn hàm trên và hàm dưới biến thành những trâm bén nhọn có thể xuyên thủng da.
+ Xúc biện: ởhai bên của vòi, có chức năng xúc giác. Xúc biện khác nhau tùy theo giống và loài muỗi nên dùng để định loại.
+ Râu của con đực và con cái khác nhau: râu của con đực có nhiều lông và rậm, râu của con cái thưa và ngắn.
+ Ngực muỗi gồm 3 đốt, mỗi đốt mang một đôi chân, đốt giữa mang thêm đôi cánh.
+ Cánh muỗi có các đường sống dọc và đường sóng chếch costa. Trên cánh có vẩy, vẩy tạo nên riềm
cánh. Những đường sống trên cánh muỗi và hình thể vẩy trên các đường sống có giá trị trong định loại muỗi.
+ Bụng có 9 đốt, đốt cuối là bộphận sinh dục. Giữa các đốt bụng có các băng màu do vẩy tạo nên.
+ Chân rất dài và mảnh, gồm nhiều đốt: đốt háng, đùi, càng và bàn. Bàn chân có 5 đốt, tận cùng bằng vuốt.
MUỖI CÁI – MẶT LƯNG
– Có 4 giống chính: Anopheles, Culex, Aedes vàMansonia.
Phân biệt 4 giống này dựa vào đặc điểm của muỗi trưởng thành, ấu trùng và trứng.
b) Ấu trùng (Bọ gậy)
– Ấu trùng không có chân, dài, có những chùm lông tỏa ngang, xếp đặt đối xứng dọc theo thân.
– Ấu trùng có 4 giai đoạn, hình thểgiống nhau, chỉkhác nhau vềkích thước, ấu trùng giai đoạn 4 có chiều dài độ 1cm.
– đầu hơi dẹt, có mắt kép, râu rậm, miệng nhai được.
– Ngực, bụng cũng có nhiều lông. Hai đốt bụng cuối biệt hóa thành bộ phận thở: 2 lỗ thở ở Anopheles; ống thở ở Culex, Aedesvà Mansonia.
c) Trứng
– Hình thể của trứng tùy từng loại muỗi.
– Trứng của Anopheles:hình bầu dục, rời rạc, có phao 2 bên.
– Trứng của Aedes:hình thoi, rời rạc.
– Trứng của Culex:hình thoi, kết thành bè.
– Trứng của Mansonia: hình thoi, có gai ở 1 đầu, dính thành chùm.
đẶC đIỂM PHÂN BIỆT
Anopheles spp– Aedes spp–Culex spp– Mansonia spp
1.2. Bộ phụ đoản giác (Brachycera)
– Bao gồm các loại ruồi chích hút máu và không hút máu.
– Râu ngắn, 2 cánh rộng, chân ngắn và nở nang.
a) Ruồi nhà(Musca domestica)
– Con trưởng thành:
+ Dài từ6 – 7µ m, có thân màu đen xám, bụng màu vàng xỉn.
+ đầu hình bán cầu có 2 mắt kép, cặp mắt con đực giáp liền nhau, còn cặp mắt con cái cách xa nhau.
+ Phía trước đầu có râu ngắn 3 đốt, có xúc biện hàm và vòi.
+ Vòi thuộc kiểu liếm, đầu vòi xoè ra, nơi đây có 2 phiến chứa nhiều ống hút nhỏcó thể hút các dịch hữu cơ.
+ Ngực gồm 3 đốt, mang 2 cánh và 6 chân, cánh ruồi trong suốt.
+ Bụng ruồi đực gồm 8 đốt, bụng ruồi cái có đốt cuối trởthành bộphận sinh dục. Bộ phận sinh dục của ruồi cái thường bị co ẩn vào phía trong, khi mới đẻ mới thấy rõ.
– Ấu trùng ruồi (giòi):
+ Màu trắng ngà, không có lông, không có chân, đầu nhọn, đuôi bầu, thân có vân, gồm nhiều đốt.
+ Miệng có 2 móc, lỗ thở phía trước có hình ngón tay, lỗ thở phía đuôi có hình dạng khác nhau tùy theo giống.
b) Ruồi trâu (Tabanus sp)
– Ruồi có thân hình lớn, kích thước 1,5 – 2cm.
– Toàn thân được phủbằng lông mịn, ngực đen có vạch vàng, bụng màu vàng.
– đầu to, mắt to, bộphận miệng kiểu chích, râu dễthấy. Con đực có 2 mắt sát nhau, ở con cái 2 mắt cách xa nhau.
– Vòi rộng, chúc xuống dưới.
– Cánh trong suốt, hoặc có màu hơi nâu, có vân. Khi nghỉ, cánh cụp xuống sát thân.
2. Bộ Aphnaptera
2.1. đặc điểm chung
– Có thân dẹp theo chiều dọc, kích thước từ 1 – 5µm, cánh teo lại và hai chân sau nở nang.
– Có miệng kiểu chích.
– Bọchét trưởng thành màu vàng, kích thước 1 – 6µm, đầu hình bầu dục, đầu dính liền với ngực.
– đầu có mắt đơn, râu, xúc biện môi có 4 đốt.
– Phần dưới đầu của một sốgiống có những lông nhọn, cứng, to và xếp thành hình răng lược, nên được gọi là lược.
– Ngực gồm 3 đốt, mỗi đốt mang 1 đôi chân. đôi chân thứ3 to, khỏe và dài dùng để nhảy. Lưng đốt ngực 1 đôi khi có mang lược.
– Bụng gồm 10 đốt. đốt 8, 9 dính với nhau và mang bộphận sinh dục. Con đực có rãnh sinh dục ở đốt cuối, con cái có túi chứa tinh hình móc áo ở phía đuôi. đốt thứ 10 chứa hậu môn và 1 cơ quan cảm giác.
2.2. Phân loại bọ chét
Phân loại bọ chét dựa vào lông và lược:
a) Bọchét không lược
– Pulex irritans:1 lông trước mắt ở phía dưới mắt và 1 lông ởsau đầu.
– Xenopsylla cheopis: lông trước mắt ngang với mắt, lông sau đầu nhiều và xếp thành hình chữ V.
b) Bọ chét có 1 lược
Nosopsyllus fasciatus có một lược ở ngực (lược gáy).
c) Bọ chét có 2 lược
Ctenocephalides canisvà Ctenocephalides felix có hai lược, một ở đầu, gần miệng (lược má) và một ở ngực (lược gáy).
3. Bộ Anoplura
Gồm những côn trùng dài từ2 – 3µm, không có cánh, chân nở nang, tận cùng bằng những móng cong to bám vào da, thân dẹp theo chiều ngang, có bộ phận miệng kiểu chích.
3.1. Chí (chấy)(Pediculus humanus)
a) Con trưởng thành
– Sống ký sinh ở người, thường ở tóc (var capitis), hay bám vào quần áo (var corporis).
– Thân dài, dẹt theo chiều lưng – bụng, dài 2 – 4mm.
– Có màu xám hoặc nâu.
– đầu tách riêng với phần ngực và gồm 2 mắt đơn, 2 râu có 5 đốt.
– Vòi ngắn không trông thấy vì thụt vào trong đầu.
– Ngực có 3 đốt nhưng không phân biệt rõ ràng, giữa ngực có 2 lỗ thở, ngực mang 6 chân.
– Bụng có 9 đốt, từ đốt 1 đến đốt 6, mỗi đốt có 1 cặp lỗthở ở 2 bên thân. Những đốt cuối của bụng có bộ phận sinh dục:
+ Con đực thường cuối bụng hơi nhọn, có một gai to nhô ra ngoài
+ Con cái cuối bụng có 2 thùy, có một lỗ sinh dục.
b) Trứng
Trứng hình bầu dục, dài 0,8µm, có nắp với 1 hàng tếbào.
3.2. Rận (Phthirus pubis)
– Con trưởng thành dài 1,5 – 2µ m. Thân ngắn, ngực rất rộng, bề ngang của ngực to hơn bụng và ngực
bụng không phân chia rõ rệt. Bụng ngắn và chỉcó 5 đốt.
– đầu tương đối ngắn, nằm thụt trong lõm của ngực.
– Chân to mập, có móng dài, to cong lại ở đầu nên bám rất chắc vào nơi ký sinh.
4. Bộ Hemiptera
Gồm những côn trùng 4 cánh nhưng cánh có thể bị thoái hóa và mất đi. Trong bộ này, ta chỉ học rệp (Cimex lectularius): hút máu, thường sống ở các khe đồ gỗ và rệp có cánh (Triatoma sp).
4.1. Rệp (Cimex lectularius)
– Rệp màu nâu sậm, dài độ3 – 6mm.
– Thân mập bề ngang, lưng và bụng dẹt, không có cánh.
– đầu nhỏ, dẹt, hình năm góc, thụt vào trong một lõm của ngực và có 2 mắt lồi và mang 2 râu có 5 đốt.
– Ngực gồm 3 đốt, mỗi đốt mang 1 đôi chân. Ngực giữa có một cặp cánh rất thô sơ, có hình bầu dục.
– Bụng hình bầu dục, có 11 đốt, chỉ thấy rõ 8 đốt, những đốt cuối cùng thành bộ phận sinh dục ngoài.
4.2. Rệp có cánh (Triatoma sp)
– Có kích thước to.
– Rệp có màu nâu đậm, ánh vàng đỏ ởngực, cánh và 2 bên bụng.
– đầu dài và hẹp, có một đôi mắt kép lồi lên, 2 mắt đơn, râu có 4 đốt, vòi mảnh, gấp vềphía bụng.
– Thân hẹp, dẹp, có mang cánh. Chân dài có 3 đốt.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Anh (chị) mô tảhình thểchung của tiết túc.
2. Nêu những điểm khác biệt giữa tiết túc lớp côn trùng và lớp nhện.
3.Anh (chị) nhận dạng ve dựa vào những đặc điểm nào? Ve cứng khác ve mềm ở điểm nào?
4. Mô tảhình thểcủa cái ghẻ.
5.Mô tảhình thểcủa muỗi.
6.Nêu các điểm giống và khác nhau của muỗi Anopheles, Culex, Aedesvà Mansonia.
7.Phân biệt ấu trùng (bọgậy) của Anopheles, Culex, Aedesvà Mansonia.
8.So sánh trứng củaAnopheles vàAedes, trứng của Culex và Mansonia:giống và khác nhau ở điểm nào?
9.Mô tả cấu tạo cơ bản của loài ruồi. Ruồi khác muỗi ở điểm nào?
10.Mô tả bọ chét trưởng thành.
11.Phân biệt bọchét chuột, bọchét người và bọchét chó, mèo.
12.Chí khác với rận ở điểm nào?