05-16-2012, 11:29 PM
1. Hình thể
1.1. Giun trưởng thành
Cơ thể chia làm 2 phần rõ rệt: Phần đầu nhỏ, thon nhọn như sợi tóc chiếm 3/ 5 chiều dài cơ thể, phần đuôi to và ngắn. Giun đực dài 30- 45 mm, giun cái dài 35 - 50 mm, màu trắng hoặc hồng nhạt. Thực quản của giun tóc là một ống hẹp với tổ chức cơ ít phát triển. Đuôi giun cái thẳng, đuôi giun đực uốn cong và có gai sinh dục. Hậu môn ở phần tận cùng của đuôi.
1.2. Trứng giun
Trứng giun tóc hình bầu dục, kích thước 22 x 50 µm giống hình quả cau, 2 cực có 2 nút trong, vỏ dầy có 2 lớp, màu vàng sẫm hoặc vàng nhạt. Bên trong là khối nhân sẫm có hạt.
2. Sinh thái
2.1. Dinh dưỡng
Giun tóc hút máu để sống bằng cách cắm sâu phần đầu vào niêm mạc ruột.
2.2. Chu kỳ phát triển
Vị trí ký sinh : Giun tóc ký sinh ở đại tràng, chủ yếu ở manh tràng.
Diễn biến chu kỳ: Giun tóc sinh sản hữu tính. Sau khi thụ tinh, giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoại cảnh gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển thành trứng có ấu trùng. ở nhiệt độ 250C - 300C thời gian phát triển của trứng thành ấu trùng từ 17 - 30 ngày. Nếu người ăn phải trứng có ấu trùng vào ruột non, ấu trùng thoát vỏ rồi di chuyển xuống đại tràng phát triển thành giun trưởng thành.
Thời gian phát triển từ ấu trùng đến giun trưởng thành khoảng 1 tháng.
Tuổi thọ của giun tóc trung bình 5-7 năm.
2.1. Dinh dưỡng
Giun tóc hút máu để sống bằng cách cắm sâu phần đầu vào niêm mạc ruột.
2.2. Chu kỳ phát triển
Vị trí ký sinh : Giun tóc ký sinh ở đại tràng, chủ yếu ở manh tràng.
Diễn biến chu kỳ: Giun tóc sinh sản hữu tính. Sau khi thụ tinh, giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoại cảnh gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển thành trứng có ấu trùng. ở nhiệt độ 250C - 300C thời gian phát triển của trứng thành ấu trùng từ 17 - 30 ngày. Nếu người ăn phải trứng có ấu trùng vào ruột non, ấu trùng thoát vỏ rồi di chuyển xuống đại tràng phát triển thành giun trưởng thành.
Thời gian phát triển từ ấu trùng đến giun trưởng thành khoảng 1 tháng.
Tuổi thọ của giun tóc trung bình 5-7 năm.
3. Bệnh học
3.1. Tại chỗ
Nếu số lượng giun ít thì tác hại không đáng kể.. Vì giun ký sinh ở vùng đại tràng nên biểu hiện bệnh là hội chứng lỵ: đau quặn, mót rặn, phân có máu, tình trạng kích thích niêm mạc và mót rặn kéo dài có thể gây trĩ ngoại.
Những tổn thưng niêm mạc có thể gây nhiễm trùng thứ phát.
3.2. Toàn thân
Số lượng giun tóc nhiễm nhiều có thể gây thiếu máu nhược sắc. Ngoài ra có thể gây biến chứng như viêm ruột thừa.
4. Chẩn đoán
4.1. Chẩn đoán lâm sàng
Những triệu chứng lâm sàng thường không có giá trị chẩn đoán chính xác vì dễ nhầm với các bệnh khác.
4.2. Chẩn đoán xét nghiệm
Xét nghiệm phân trực tiếp tìm trứng.
Xét nghiệm phân phong phú: Trong trường hợp trứng ít, nên xét nghiệm bằng kỹ thuật này để tập trung trứng.
Xét nghiệm phân Kato và Kato -Katz
5. Dịch tễ học
Do sinh thái giống giun đũa nên sự phân bố của giun tóc giống giun đũa. Tỉ lệ nhiễm giun tóc vùng đồng bằng miền Bắc khoảng 58 - 89%, miền Trung 27- 47%, miền Nam 1- 2%. Lứa tuổi mắc cao là người lớn, trẻ em tỉ lệ thấp.
6. Phòng bệnh
Vì đặc điểm chu kỳ của giun tóc giống giun đũa nên phương pháp phòng bệnh giống giun đũa như vệ sinh ăn uống, quản lý và xử lý phân...
7. Điều trị
Điều trị giun tóc thường khó vì phần đầu giun cắm vào niêm mạc ruột.
Các thuốc thường dùng điều trị là mebendazol, albendazol. Nên điều trị hàng loạt trong nhiều năm liên tục, mỗi năm ít nhất 2 đợt.
3.1. Tại chỗ
Nếu số lượng giun ít thì tác hại không đáng kể.. Vì giun ký sinh ở vùng đại tràng nên biểu hiện bệnh là hội chứng lỵ: đau quặn, mót rặn, phân có máu, tình trạng kích thích niêm mạc và mót rặn kéo dài có thể gây trĩ ngoại.
Những tổn thưng niêm mạc có thể gây nhiễm trùng thứ phát.
3.2. Toàn thân
Số lượng giun tóc nhiễm nhiều có thể gây thiếu máu nhược sắc. Ngoài ra có thể gây biến chứng như viêm ruột thừa.
4. Chẩn đoán
4.1. Chẩn đoán lâm sàng
Những triệu chứng lâm sàng thường không có giá trị chẩn đoán chính xác vì dễ nhầm với các bệnh khác.
4.2. Chẩn đoán xét nghiệm
Xét nghiệm phân trực tiếp tìm trứng.
Xét nghiệm phân phong phú: Trong trường hợp trứng ít, nên xét nghiệm bằng kỹ thuật này để tập trung trứng.
Xét nghiệm phân Kato và Kato -Katz
5. Dịch tễ học
Do sinh thái giống giun đũa nên sự phân bố của giun tóc giống giun đũa. Tỉ lệ nhiễm giun tóc vùng đồng bằng miền Bắc khoảng 58 - 89%, miền Trung 27- 47%, miền Nam 1- 2%. Lứa tuổi mắc cao là người lớn, trẻ em tỉ lệ thấp.
6. Phòng bệnh
Vì đặc điểm chu kỳ của giun tóc giống giun đũa nên phương pháp phòng bệnh giống giun đũa như vệ sinh ăn uống, quản lý và xử lý phân...
7. Điều trị
Điều trị giun tóc thường khó vì phần đầu giun cắm vào niêm mạc ruột.
Các thuốc thường dùng điều trị là mebendazol, albendazol. Nên điều trị hàng loạt trong nhiều năm liên tục, mỗi năm ít nhất 2 đợt.