05-14-2012, 04:45 PM
Alpha thalassemia là một trong các bệnh di truyền lặn nhiễm sắc thể thường phổ biến nhất thế giới. Bệnh do đột biến gen HbA, nằm trên cánh ngắn nhiễm sắc thể 16 (16p13.3) gây ra sự giảm hoặc mất tổng hợp chuỗi alpha globin. Hemoglobin ở người trưởng thành bình thường có 2 chuỗi alpha globin và 2 chuỗi beta globin. Chuỗi alpha globin được tổng hợp từ 4 gen, trong đó có 2 gen HbA1 và 2 gen HbA2. Số lượng của alpha globin phụ thuộc vào số gene hoạt động. Người càng có ít gene hoạt động thì càng mắc thể bệnh alpha thalassemia nặng hơn.
Cơ sở phân tử:
Vùng gene gây alpha thalassemia nằm trên cánh ngắn nhiễm sắc thể 16 (16p13.3) gồm 2 gen: HbA1, chiều dài 840bp, bao gồm 3 exon và 2 intron và HbA2, chiều dài 830bp, bao gồm 3 exon và 2 intron. Theo nghiên cứu trên quần thể người Đông Nam Á, các đột biến thường gặp gây alpha thalassemia bao gồm:
* Mất đoạn lớn dạng SEA (Đông Nam Á) chiếm khoảng trên 90%,
* Dạng Thailand và Philipin chiếm khoảng 1-2%, dạng α 4.2, α 3.7 chiếm khoảng 3-4%.
* Đột biến điểm HbQs, HbCs, chỉ chiếm khoảng 3-4%.
Liên quan giữa kiểu gen và triệu chứng lâm sàng:
Kiểu gen của người bình thường (αα /αα ). Tùy thuộc vào số gene bị đột biến, bệnh alpha thalassemia được chia làm các thể sau: (-α /αα ):
Mất một gen, là người bình thường mang gene đột biến, không có biểu hiện thiếu máu nhược sắc hoặc chỉ biểu hiện thiếu máu nhược sắc rất nhẹ. (--/αα )/(-α/-α):
Mất hai gen, là người mắc alpha thalassemia thể nhẹ, có biểu hiện thiếu máu nhược sắc, MCV và MCH giảm.
(- -/-α ) - Bệnh Hemoglobin H:
Mất ba gen, là người mắc chỉ có 1 gene hoạt động để sinh ra alpha globin. Có biểu hiện thiếu máu nhược sắc ở mức độ nhẹ đến trung bình, MCV và MCH giảm. Mức độ cần truyền máu thay đổi tùy từng bệnh nhân. Có thể kèm theo các biến chứng khác như: lá lách to, sỏi mật tăng nguy cơ nhiễm trùng, vàng da,…đặc biệt trong các trường hợp thiếu máu nặng cần truyền máu thường xuyên.
(--/--) - Hemoglobin Bart:
Mất hoàn toàn 4 gen, là người mắc alpha thalassemia thể nặng.
Thai nhi mắc Hemoglobin Bart thường có phù nhau thai, thai chết lưu trong tử cung hoặc chết sớm sau sinh. Thể này đặc biệt phổ biến các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Philippines.
Cơ chế di truyền:
Alpha thalassemia là bệnh di truyền lặn trên NST thường. Tỷ lệ mắc bệnh như nhau ở cả giới nam và nữ. Tùy theo bố và mẹ là người mang gen dị hợp tử với từng kiểu đột biến gen khác nhau (mất 1, 2, 3 gen), mà dẫn đến nguy cơ sinh con mắc alpha Thalassemia với những tần số khác nhau.
Chẩn đoán xác định:
* Triệu chứng lâm sàng
* Xét nghiệm huyết học
* Xét nghiệm sinh học phân tử phân tích gen HbA để chẩn đoán trước sinh
Phương pháp xét nghiệm: Phân tích gen HbA
* Tách chiết DNA
* Kỹ thuật Multiplex PCR/PCR: phát hiện các mất đoạn lớn gây mất 1 gene hoặc 2 gene (SEA, Thailand, Philipin, α4.2, α3.7).
* Kỹ thuật PCR/RFLP: sử dụng kỹ thuật dùng enzyme cắt giới hạn để tìm ra các đột biến điểm gây mất 1 gene alpha (HbQs, HbCs).
* Giải trình tự gen HbA: để phát hiện các đột biến điểm chưa biết và các biến thể của bệnh.
-----
Tài liệu tham khảo:
Chang JG, Liu HJ (1995).
Molecular diagnosis of thalassemia in Taiwan. Kaohsiung J Med Sci.;11:371-378.
Ko TM, Tseng LH, Kao CH
, (1998) et al. Molecular characterization and PCR diagnosis of Thailand deletion of -globin gene cluster. Am J Hematol.5 7:124-130.
Bowden, D.K., Vickers, M.A., Higgs, D.R
. (1992). A PCR-based strategy to detect the common severe determinants of á thalassaemia, Br. J. Haematol., 81, 104–108.
Samuel S. Chong, Corinne D. Boehm, Douglas R. Higgs and Garry R. Cutting (2000).
Single-tube multiplex-PCR screen for common deletional determinants of alpha thalassemia.
Nguồn: ditruyen.com
Cơ sở phân tử:
Vùng gene gây alpha thalassemia nằm trên cánh ngắn nhiễm sắc thể 16 (16p13.3) gồm 2 gen: HbA1, chiều dài 840bp, bao gồm 3 exon và 2 intron và HbA2, chiều dài 830bp, bao gồm 3 exon và 2 intron. Theo nghiên cứu trên quần thể người Đông Nam Á, các đột biến thường gặp gây alpha thalassemia bao gồm:
* Mất đoạn lớn dạng SEA (Đông Nam Á) chiếm khoảng trên 90%,
* Dạng Thailand và Philipin chiếm khoảng 1-2%, dạng α 4.2, α 3.7 chiếm khoảng 3-4%.
* Đột biến điểm HbQs, HbCs, chỉ chiếm khoảng 3-4%.
Liên quan giữa kiểu gen và triệu chứng lâm sàng:
Kiểu gen của người bình thường (αα /αα ). Tùy thuộc vào số gene bị đột biến, bệnh alpha thalassemia được chia làm các thể sau: (-α /αα ):
Mất một gen, là người bình thường mang gene đột biến, không có biểu hiện thiếu máu nhược sắc hoặc chỉ biểu hiện thiếu máu nhược sắc rất nhẹ. (--/αα )/(-α/-α):
Mất hai gen, là người mắc alpha thalassemia thể nhẹ, có biểu hiện thiếu máu nhược sắc, MCV và MCH giảm.
(- -/-α ) - Bệnh Hemoglobin H:
Mất ba gen, là người mắc chỉ có 1 gene hoạt động để sinh ra alpha globin. Có biểu hiện thiếu máu nhược sắc ở mức độ nhẹ đến trung bình, MCV và MCH giảm. Mức độ cần truyền máu thay đổi tùy từng bệnh nhân. Có thể kèm theo các biến chứng khác như: lá lách to, sỏi mật tăng nguy cơ nhiễm trùng, vàng da,…đặc biệt trong các trường hợp thiếu máu nặng cần truyền máu thường xuyên.
(--/--) - Hemoglobin Bart:
Mất hoàn toàn 4 gen, là người mắc alpha thalassemia thể nặng.
Thai nhi mắc Hemoglobin Bart thường có phù nhau thai, thai chết lưu trong tử cung hoặc chết sớm sau sinh. Thể này đặc biệt phổ biến các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Philippines.
Cơ chế di truyền:
Alpha thalassemia là bệnh di truyền lặn trên NST thường. Tỷ lệ mắc bệnh như nhau ở cả giới nam và nữ. Tùy theo bố và mẹ là người mang gen dị hợp tử với từng kiểu đột biến gen khác nhau (mất 1, 2, 3 gen), mà dẫn đến nguy cơ sinh con mắc alpha Thalassemia với những tần số khác nhau.
Chẩn đoán xác định:
* Triệu chứng lâm sàng
* Xét nghiệm huyết học
* Xét nghiệm sinh học phân tử phân tích gen HbA để chẩn đoán trước sinh
Phương pháp xét nghiệm: Phân tích gen HbA
* Tách chiết DNA
* Kỹ thuật Multiplex PCR/PCR: phát hiện các mất đoạn lớn gây mất 1 gene hoặc 2 gene (SEA, Thailand, Philipin, α4.2, α3.7).
* Kỹ thuật PCR/RFLP: sử dụng kỹ thuật dùng enzyme cắt giới hạn để tìm ra các đột biến điểm gây mất 1 gene alpha (HbQs, HbCs).
* Giải trình tự gen HbA: để phát hiện các đột biến điểm chưa biết và các biến thể của bệnh.
-----
Tài liệu tham khảo:
Chang JG, Liu HJ (1995).
Molecular diagnosis of thalassemia in Taiwan. Kaohsiung J Med Sci.;11:371-378.
Ko TM, Tseng LH, Kao CH
, (1998) et al. Molecular characterization and PCR diagnosis of Thailand deletion of -globin gene cluster. Am J Hematol.5 7:124-130.
Bowden, D.K., Vickers, M.A., Higgs, D.R
. (1992). A PCR-based strategy to detect the common severe determinants of á thalassaemia, Br. J. Haematol., 81, 104–108.
Samuel S. Chong, Corinne D. Boehm, Douglas R. Higgs and Garry R. Cutting (2000).
Single-tube multiplex-PCR screen for common deletional determinants of alpha thalassemia.
Nguồn: ditruyen.com