04-19-2012, 05:06 PM
1. Giới thiệu chung về các thành phần của máu:
Máu là tổ chức lỏng lẻo điều hoà toàn bộ các chức năng hoạt động của cơ thể nhờ các chức năng:
+ Duy trì huyết áp và hoạt động tuần hoàn
+ Cung cấp oxy và đào thải CO2, các chất độc khác.
+ Cung cấp nguyên liệu cho tạo dựng cơ thể
+ Bảo vệ cơ thể bằng các cơ chế miễn dịch đặc hiệu, không đặc hiệu và cơ chế đông cầm máu
Máu gồm hai thành phần tế bào và huyết tương:
- Thành phần tế bào bao gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu
- Thành phần huyết tương gồm các yếu tố đông máu, kháng thể, nội tiết tố, các protein, muối khoáng và nước.
2. Thành phần huyết tương:
Là thành phần dịch thể của máu gồm nhiều chất quan trọng cho sự sống.
Máu có tỷ trọng 1,051±0,005, pH 7,3-7,4, áp suất thẩm thấu 7,2-8,1 atm ở 37°C.
Trong huyết tương có các thành phần sau:
2.1. Nước:
Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể. Nước phân bố phần lớn trong máu tuần hoàn, nằm ngoài tế bào ở dịch kẽ, có chức năng duy trì cân bằng nước ở giữa, trong và ngoài tế bào.
2.2. Các chất khoáng: Natri, kali, clo, hydro, magie, calci,sắt, các chất kiềm khác.
2.3. Protein:
Gồm albumin và globulin. Trong globulin có 4 thành phần: a1, a2, b, g . Trong g globulin có các globulin miễn dịch là IgA, IgE, IgG, IgM, IgD.
Protein đảm nhận chức năng theo nhóm:
- Các Ig và bổ thể tham gia chức năng miễn dịch bảo vệ cơ thể.
- Albumin giúp duy trì áp lực keo-độ nhớt máu.
- Các chất đông máu và chất kháng đông(ATIII, protein C, S) tham gia chức năng đông cầm máu.
- Một số protein tham gia quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng, protein, lipid....
- Các cytokin và nội tiết tố có vai trò rất quan trọng trong cơ thể.
2.4. Lipid: tham gia điều hoà nội môi, dinh dưỡng, tạo tổ chức.
2.5. Glucid: dinh dưỡng tạo năng lượng
2.6. Các yếu tố vi lượng khác: như vitamin tham gia tổng hợp chất và chuyển hoá năng lượng.
3. Thành phần tế bào:
Trong bài này chủ yếu chúng tôi giới thiệu về sinh lý hồng cầu và bạch cầu, riêng tiểu cầu sẽ có bài riêng.
3.1. Hồng cầu:
3.1.1. Chức năng sinh lý cảu hồng cầu:
Mỗi giây có khoảng 2,5 triệu HC bị loại khỏi tuần hoàn. Để thay thế HC già cỗi, tuỷ xương sản xuất ra khoảng 200 tỷ HC mới (HC lưới) mỗi ngày. Các HC này sẽ sống khoảng 120 ngày trước khi bị loại khỏi tuần hoàn bởi đại thực bào của hệ thống liên võng nội mô ở tuỷ xương, gan, lách. Có các yếu tố tế bào và môi trường ảnh hưởng đến đời sống HC.
HC có chức năng vận chuyển O[sub]2[/sub] tới tổ chức và mang khí CO[sub]2[/sub] đi, chức năng này do huyết sắc tố đảm nhiệm. Hồng cầu là tế bào được biệt hoá cao không còn nhân, rất ít các bào quan và có hình dáng đặc biệt là hình đĩa lõm hai mặt. Cấu tạo đặc biệt này giúp cho các phân tử huyết sắc tố dù ở bất kỳ chỗ nào trong HC cũng có khoảng cách gần màng HC và tiếp xúc dễ dàng với O[sub]2[/sub]. Chính do màu của HST mà HC có màu đỏ. Người ta tính rằng cứ 1s thì có 10g HST qua phổi.
Để đảm bảo chức năng của mình, hồng cầu có một số tích chất sau:
Màng hồng cầu có tính bán thấm, màng HC không cho thấm qua các chất keo protein (như Hb và Lipid) và các ion dương như Na[sup]+[/sup], K[sup]+[/sup]. Đối với các ion và muôí khoáng, tính thẩm thấu của màng HC cũng không đều. Màng cho phép trao đổi khí:
+ Do màng có tính đàn hồi và dẻo dai nên HC có thể biến dạng sau đó trở lại hình dáng bình thường. Áp suất thẩm thấu xung quanh thay đổi, HC cũng thay đổi kích thước.
+ Khi áp suất này giảm, nước sẽ vào HC làm HC phình to ra. HC cũng giãn nở khi môi trường bên ngoài HC có tính axit. Do vậy HC trong tĩnh mạch có kích thước hơi lớn hơn trong động mạch.
HC là tế bào sống nên nó cũng cần phải được cung cấp năng lượng để duy trì đời sống và thực hiện chức năng của nó,
HC ở các loài khác nhau có sự tiến hoá thể hiện qua khác biệt về số lượng, kích thước và hình thể HC. Nhìn chung, theo tiến hoá loài, chiều hướng tiến bộ của HC là nhỏ đi về thể tích để lợi về diện tích tiếp xúc, loại bỏ nhân để chuyển thành hình đĩa lõm hai mặt là thể hình tốt nhất cho việc trao đổi khí ở mọi phần của HC. HC mất nhân nên tiêu tốn O2 cũng ít hơn chỉ bằng 0,5% HC có nhân.
3.1.2.Các yếu tố cần thiết trong quá trình tạo HC:
Có thể sắp xếp các yếu tố này theo chức phận hoặc nguồn gốc của chúng. Về chức phận, có thể là các yếu tố cấu tạo, xúc tác hoặc điều hoà. Về nguồn gốc có thể chia ra các yếu tố ngoại (do thức ăn mang đến) và các yếu tố nội. Yếu tố ngoại chủ yếu là muối khoáng, protein và vitamin. Yếu tố nội chủ yếu là các nội tiết tố và các tác động thần kinh, thể dịch.
a. Sắt và các muối khoáng khác như đồng, coban, molypden, kẽm đều có tham gia tạo HC, trong đó sắt là quan trọng nhất vì nó là thành phần cấu tạo nên Hb.
b. Các protein: đóng vai trò cơ bản trong cấu tạo HC vì nó tạo thành chất nucleoprotein của nhân hoặc bào tương HC non. Ngoài ra protein còn là chất globin của HST, vòng tetrapyrol của Hem. Một số axit amin cũng có vai trò trong tạo máu: tryptophan, lyzin, methionin, glyxin, xystin.
c. Các vitamin: Có hai vitamin tác dụng quan trọng trong tạo HC là axit folic và vitamin B12. Thiếu hai vitamin này sẽ gây ra bệnh thiếu máu HC to. Tác dụng quan trọng nhất các chất chống thiếu máu HC to là trên quá trình tổng hợp nucleic. Sự tổng hợp nucleic qua 3 giai đoạn:
+ Tổng hợp bazơ purin hoặc pyrimidin
+ Cố định pentoza trên bazơ để hình thành một nucleotid
+ Gắn axit phosphoric.
Axit folic và vitamin B12 tham gia vào hai giai đoạn đầu.
Một số khác như vitamin C tham gia vào quá trình hấp thu sắt và chuyển hoá axit folic. Vitamin B2 và B6 thì tham gia tổng hợp HST.
3.1.3.Các thành phần cấu tạo HC:
Cấu tạo một hồng cầu bao gồm:
+ Huyết sắc tố: bao gồm nhân Hem va globin
+ Cấu trúc đệm
+ Các thành phần hoà tan không phải huyết sắc tố
+ Hệ men
a. Huyết sắc tốxem bài huyết sắc tố)
b. Thành phần và cấu trúc chất đệm (stroma):
Chiếm 1% trọng lượng HC. Có tác dụng giữ lại một lượng HST cao hơn môi trường xung quanh. Thành phần chính của chất đệm là lipid và protid. Các lipid kết hợp với protein phần lớn là phospholipid. Thành phần protein chủ yếu là lipoprotein gọi là reticulin hay stromin. Chất đệm có thể coi như màng bọc tế bào bên ngoài và có cả vài sợi kéo bên trong HC tạo thành như một giá đỡ.
c. Các thành phần hoà tan không phải HST:
Đó là các chất điện giải. Tỷ lệ giữa K+ và Na+ đảo ngược với ngoài huyết tương. Cl- cũng ít hơn ngoài huyết tương. Glucose được thẩm thấu vào từ huyết tương để HC sử dụng. Ngoài ra trong HC còn có một số men đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu đường.
d. Các men của hồng cầu:
Có hai men quan trọgn nhất liên quan đến quá trình chuyển hoá trong hồng cầu đó là:
Glucose6fosfat dehydrogenase (G6PD)
Pyruvat kinase
Thiếu các men nay sẽ gây ra tình trạng tan máu bẩm sinh
3.1.4. Đời sống HC và quá trình loại bỏ HC bình thường:
Đời sống HC bình thường là 120 ngày.
Khi Hc già sẽ có các biểu hiện:
+ Tăng tỷ trọng
+ Giảm sức bền
+ Giảm diện tích
+ Tăng độ ngưng kết
Biện pháp hay sử dụng nhất trong nghiên cứu đời sống HC là sử dụng đồng vị phóng xạ.
HC thường bị tiêu huỷ trong hệ liên võng nội mô, mà chủ yếu la ở lách. Vùng đỏ ở lách là nơi thực bào HC. HC vào dây Billroth từ tiểu động mạch tận hoặc mao mạch bằng những lỗ nhỏ tạo nên bởi sợi liên võng và đại thực bào rồi đến các xoang lách qua các lỗ ở màng cơ bản. Những HC già và HC bị tổn thương sẽ bị đại thực bào nhận ra do kháng thể hoặc bổ thể gắn trên màng HC sau đó sẽ bị thực bào.
3.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống HC:
Để đạt được thời gian sống tối đa HC phải duy trì được tính nguyên vện của màng và các thành phần trong bào tương để tự bảo vệ khỏi các sang chấn trong tuần hoàn.
a. Màng HC:
Màng HC có khả năng tự biến dạng cho phép HC lách qua các mạch máu có đường kính chỉ bằng 1/4 kích thước HC. Sau khi vận chuyển O2 tới tổ chức HC lại trở về hình dáng ban đầu. Cấu tạo của HC gồm:
- Các protein: xuyên qua hai lớp lipid chịu trách nhiệm cho tính kháng nguyên (nhóm máu) và hình dạng HC.
- Khung tế bào tạo nên từ một lưới protein nằm dưới màng làm cho HC có hình dạng tự nhiên và có khả năng chống đỡ với các sang chấn gây biến dạng trong khi lách qua các mao mạch hẹp.
- Lipid cấu tạo màng giúp duy trì hình dạng hai mặt lõm của HC bằng cách giữ đựợc số lượng ổn định trên bề mặt. HC cầu càng già càng tiêu hao năng lượng nên lượng lipid màng phải tăng, thể tích HC tăng làm cho HC bị loại khỏi tuần hoàn ở lách
b. Hemoglobin(HST):
Cần có năng lượng để duy trì nồng độ HST của HC cao trong dung dịch ở nhiệt độ cơ thể. Một số men giúp duy trì các đặc tính chức năng HC. Gồm có men cải tạo HC và men giữ gìn HC
* Men cải tạo HC: Hoạt động ở giai đoạn HC lưới để loại bỏ các bào quan như ty lạp thể và ribosom và vẫn tồn tại sau khi HC trưởng thành. Men Pyrimidin-5'-nucleotidase làm cho việc loại bỏ các cặn ribonucleotid trong HC lưới được dễ dàng.
* Men giữ gìn HC: duy trì chức năng và tính toàn vẹn của HC bằng việc ngăn chặn các hư hại do oxy hoá. Nhiều men hoạt động theo đường Embden- Meyrhof: phân huỷ gluxit để cung cấp năng lượng. Quan trọng là men Pyruvat kinase.
c. Các yếu tố môi trường:
* Sang chấn cơ học quá mức:
- Hoạt động của van tim nhân tạo không tốt gây ra dòng xoáy và làm tổn thương HC
- Các sợi fibrin trong các bệnh lý đông máu nội mạch có thể gây tổn thương HC đi qua.
* Tăng thân nhiệt quá cao: làm mất ổn định màng HC và tạo các mảnh vỡ đặc biệt trong bỏng.
* Tiếp xúc với hoá chất độc:
- Các chất độc vô cơ như asen, đồng.
- Các chất độc hữu cơ như nội độc tố vi khuẩn.
d. Các yếu tố miễn dịch:
- Phản ứng kháng nguyên kháng thể (truyền nhầm nhóm máu hoặc cơ thể tự sinh kháng thể chống HC cuả chính mình)
- Đại thực bào ở lách có thể nhận ra HC già để loại bỏ.
3.1.6.. Các hằng số, chỉ số bình thường của HC và biến đổi sinh lý:
a. Số lượng HC:
Nam: 4,2-4,5 T/l
Nữ: 3,8-4,2 T/l
Số lượng này giảm và hoặc lượng Hb giảm được coi là thiếu máu. Số lượng này tăng gặp trong mất nước, thiếu O2, bệnh đa HC, bệnh tim bẩm sinh.
b. Lượng huyết sắc tố: là số gam Hb trong một lít máu toàn phần. Trung bình 135-145g/l. Lượng Hb giảm là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá tình trạng thiếu máu.
c. Thể tích khối HC (hematocrit):
Hematocrit=Thể tích khối HC/Thể tích máu toàn phần
Bình thường: nam: 0,45-0,5l/l
nữ: 0,4-0,45l/l
d. Thể tích trung bình HC (MCV):
MCV=THể tích khối HC*1000/Số lượng HC
Bình thường: 90±5fl
MCV>100: HC to
MCV<80: HC nhỏ
e. Lượng huyết sắc tố trung bình HC (MCH):
MCH= Hb (l/l)/Số lượng HC (T/l)
Trung bình: 28-32pg
g. Nồng độ huyết sắc tố trung bình HC (MCHC):
MCHC= Hb(g/l)/Hematcrit(l/l)
Trung bình 320-<360g/l.
(Giải thích ý nghĩa các chỉ số và mối liên quan: giờ lý thuyết trên lớp)
h. Tốc độ lắng máu (VSS) sau 1h(1-10mm) và sau 2h (10-15mm). Tăng trong các trường hợp viêm nhiễm, thiếu máu..Giảm trong bệnh đa HC, rối loạn protein..
i. Sức bền HC:
Màng HC là màng bán thấm nên khi biến đổi tính thấm của màng sẽ làm cho HC dễ vỡ. Sức bền tối thiểu của HC là nồng độ dung dịch muối NaCl mà ở đó bắt đầu quan sát được HC tan vỡ. Bình thường: 0,4-0,5%. Sức bền tối đa HC là nồng độ dung dịch muối mà ở đó tất cả HC đều tan vỡ. Bình thường: 0,3-0,35%.
3.2. Bạch cầu:
Trong máu có nhiều loại bạch cầu giữ nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân xâm nhập. Dựa theo cách hoạt động có thể chia thnàh hai loại chính là:
+ Nhóm thực bào
+ Nhóm miễn dịch.
3.2.1. Nhóm thực bào:
Các bạch cầu hoạt động theo hình thức thực bào là monocyte và các bạch cầu hạt (hay còn gọi là bạch cầu đoạn), vì nhân chia đoạn và có hạt trong nguyên sinh chất. Tuỳ theo tính chất bắt màu thuốc nhuộm mà có tên gọi các loại bạch cầu hạt khác nhau: bạch cầu đọan trung tính, bạch cầu đoạn ưa axit, bạch cầu đoạn ưa base.
a. Bạch cầu hạt:
Các bạch cầu hạt được sinh ra ở tuỷ xương rồi vào máu sau đó vào các tổ chức. ở tuỷ xương quá trình sinh bạch cầu hạt thông qua sinh sản, biệt hoá và trưởng thành từ tế bào gốc sinh máu. Bạch cầu hạt trung tính và monocyte có chung nguồn gốc tiền thân là tế bào gốc hạt-mono. Thời gian để biến một tế bào gốc vạn năng thành bạch cầu hạt khoảng 6-10 ngày. Quá trình từ tế bào gốc- tế bào gốc định hướng dòng tủy rồi nguyên tủy bào, tiền tủy bào và tuỷ bào là vừa sinh sản nhân lên vừa biệt hoá, trưởng thành. Quá trình từ hậu tuỷ bào đến bạch cầu đũa (stab) và bạch cầu hạt là chỉ trưởng thành không còn phân chia Bạch cầu hạt trưởng thành vào máu và chỉ lưu hành trong máu khonảg 6-10h rồi vào tổ chức. ở tổ chức, bạch cầu hạt thực hiện chức năng thực bào: ăn vi khuẩn, xác tế bào bị phân huỷ. Thời gian tồn tại của bạch cầu hạt trong tổ chức cũng chỉ khoảng 4-5 ngày sau đó bị phân huỷ.
Có 3 loại bạch cầu hạt khác nhau về đặc điểm hạt trong nguyên sinh chất:
+ Bạch cầu đoạn trung tính: nguyên sinh chất chứa nhiều loại hạt: hạt ưa azua, hạt đặc hiệu, các hạt này chứa enzym myeloperoxydase (phân huỷ vi khuẩn) enzym thuỷ phân và lyzozyme có tác dụng tiêu hoá hầu hết các loại vi khuẩn và virut. Ngoài ra bạch cầu hạt trung tính còn chứa một số chất hoạt hoá plasminogen, các enzyme thuỷ phân collagen, gelatin có tác dụng gây viêm.
+ Bạch cầu đoạn ưa axit chỉ chứa một loại hạt đặc hiệu có protein tác dụng như chất gây viêm và một số enzyme như phosphatase ãit. Bạch cầu hạt ưa axit có ái tính voíư phế quản nhất là bệnh nhân hen.
+ Bạch cầu hạt ưa base.
Chứa các hạt bắt màu base trong đó có đậm độ điện tử cao. Bạch cầu hạt ưa base tổng hợp và chứa các chất gây viêm như histamin
b. Bạch cầu mono(monocyte)
Được sinh ra từ tuỷ xương và nhanh chóng vào máu. Sau khoảng20-40h lưư hành trong máu các monocyte vào tổ chức. Tại tổ chức chúng chuyển dạng thành đại thực bào và có thể sống vài tháng thậm chí hàng năm. Một số chuyển dạng thành tế bào đuôi gai làm nhiệm vụ xử lý và trình diện kháng nguyên cho lympho T.
3.2.2. Nhóm miễn dịch:
Là các bạch cầu lympho. Các tế bào lymphocyte sinh ra từ tuỷ xương, sau đó đi qua tuyến ức hoặc cơ quan lympho đặc trưng khác rồi vào máu và một số cư trú ở hạch lympho. Người ta chia hai loại tế bào lympho do chúng hoạt động miễn dịch khác nhau.
a. Lympho B: các tế bào này tiếp xúc và nhận mặt kháng nguyên sau dố về tuỷ xương và chuyển dạng thành tế bào nhớ hay tương bào và sản xuất kháng thể đặc hiệu, đổ vào máu tiêu diệt kháng nguyên đó.
b. Lympho T: Những tế bào này tìm, nhận diện các tế bào không mang các kháng nguyên HLA giống cơ thể của mình sau đó trở thành các tế bào độc diệt các tế bào lạ này.