10-15-2013, 05:49 PM
TRỰC KHUẨN GÂY NGỘ ĐỘC THỊT
(Clostridium botulinum)
(Clostridium botulinum)
1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
1.1. Hình thái
Trực khuẩn thẳng, dài từ 4-8 pm, rộng từ 0,5 - 0,1 |am, hai đầu tròn, không có vỏ, có lông và di động chậm. Nha bào của trực khuẩn hình trứng.
1.2. Nuôi cấy
Kỵ khí tuyệt đối, nhiệt độ thích hợp từ 24 - 33°c với pH là 7,0. Sự phát triển của trực khuẩn ngộ độc thịt tốt nhất khi có C02. Trong môi trường lỏng,
trực khuẩn phát triển mạnh, sinh H2S, sinh hơi, có mùi khó chịu; trong thạch sâu, khuẩn lạc nhỏ, thường làm nứt thạch.
1.3. Đặc điểm hóa sinh
Trực khuẩn làm hóa lỏng nhanh gelatin, đông và tiêu sữa chậm. Không sinh indol nhưng sinh H2S, và NH3. Lên men sinh acid và hơi đôi với adonitol, dextrin, galactose, glucose, glycerol, lactose, levulose, maltose và salixin, gây tan máu hoàn toàn.
1.4. Khả năng để kháng
Nha bào có sức đê kháng rất cao, ở nhiệt độ bình thường nó sống được nhiều năm, ở nhiệt độ 110°c trong 10 phút chưa đủ để diệt nó. Nêu sấy ướt 115°c trong 4 phút thì mối diệt được 80% nha bào, 8 phút mới diệt được 95%, phải ở nhiệt độ 120°c trong vòng 10 phút mới diệt được hoàn toàn nha bào.
1.5. Độc tố
Trực khuẩn ngộ độc thịt có khả năng sinh độc tô" rất mạnh trong thực phẩm và cả trong môi trường nuôi cấy nhân tạo, khi có khí trường C02 thích hợp.
Độc tô" của trực khuẩn là ngoại độc tô" không chịu nhiệt, bản chất là protein. Độc tố gây bệnh ngộ độc thịt có độc tính rất cao, chỉ cần 0,035 mg độc tô" đã đủ giết chết được một người, nhưng dễ bị mất hoạt tính bởi nhiệt độ 65°c trong 5 phút. Tuy vậy độc tố của trực khuẩn ngộ độc thịt không bị phá huỷ bởi men tiêu hóa.
1.6. Các loại kháng nguyên
Dựa vào phản ứng ngưng kết, kết tủa, kết hợp bổ thể, có thể xác định các týp huyết thanh của trực khuẩn ngộ độc thịt gồm týp A và 4 nhóm huyết thanh của týp B; còn týp c, D, F chưa phân định rõ, týp E cũng được chia thành 3 týp huyết thanh.
2. MIỄN DỊCH
Trong bệnh ngộ độc thịt, miễn dịch dịch thể không bền vững, không tồn tại lâu.
3. KHẢ NĂNG VÀ Cơ CHẾ GÂY BỆNH, DỊCH TỄ HỌC
3.1. Khả năng gây bệnh
Biểu hiện lâm sàng: bệnh nhân mắc bệnh khi ăn phải thức ăn có nhiễm khuẩn. Thời kỳ ủ bệnh từ 6 đến 8 giờ, nhưng có khi tối 8 đến 10 ngày. Sau thời kỳ ủ bệnh, bệnh nhân thấy đau bụng vùng thượng vị, nôn mửa, ỉa chảy (có khi táo bón). Đồng thòi có biểu hiện thần kinh như trông không rõ, nhìn đôi, có khi không nhìn thấy gì, nhận thức về sự việc không minh bạch, nhức đầu, choáng váng. Ngoài ra có thể gây rối loạn thần kinh cơ: gây liệt đối xứng hoặc không. Trong giai đoạn cuối của bệnh, nếu không được điều trị kịp thòi, bệnh nhân khó thở, thở nhanh nông và cuối cùng chết do ngạt thở. Một sô' trưòng hợp bệnh nhân vẫn tỉnh táo cho đến lúc chết. Trong những trường hợp nặng, nếu khỏi có thể để lại di chứng.
3.2. Cơ chế gây bệnh
Bệnh ngộ độc thịt là một loại bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc. Cơ thể bị bệnh có thê do ăn phải độc tô" có sẵn trong thức ăn hoặc ăn phải độc tô" vừa tiết ra ở đường tiêu hóa và các mô do vi khuẩn mối xâm nhập vào. Khi vào dạ dày, độc tô" không bị dịch vị phá huỷ, độc tố ngấm nhanh vào máu và phân tán khắp cơ thể, vào các tế bào của các mô khác nhau, trưốc hết vào tế bào của hệ thần kinh trung ương rồi gây ra những biểu hiện lâm sàng phát sinh từ hành tuỷ.
3.3. Dich tế hoc
- Trực khuẩn ngộ độc thịt có thể tồn tại trong đất và nhiễm vào thực phẩm nếu quá trình sản xuất và bảo quản không đảm bảo vệ sinh.
- Tất cả các loài động vật máu nóng đều cảm nhiễm với trực khuẩn ngộ độc thịt (ngựa là loài cảm nhiễm nhất) và đều có khả năng lây bệnh cho người.
4. CHẨN ĐOÁN VI SINH HỌC
4.1. Chẩn đoán trực tiếp
- Bệnh phẩm: chất nôn, dịch rửa dạ dày, nếu còn thức ăn mà trước đó bệnh nhân đã ăn là tót nhất. Cho bệnh phẩm vào nưóc muôi sinh lý vô khuẩn, ly tâm lấy cặn.
- Nuôi cấy: cặn ly tâm được cấy vào môi trường canh thang V.F hoặc V.L glucose. Đun nóng các ông môi trường ở nhiệt độ 100°c trong vài phút sau đó cấy bệnh phẩm rồi ủ ấm ở nhiệt độ 33°c từ 3 - 4 ngày, đưa ra quan sát các tính chất mọc của trực khuẩn ngộ độc thịt.
- Tiêm cho động vật thí nghiệm: người ta lấy bệnh phẩm hoặc canh thang (sau khi nuôi cấy và ủ ấm 33°c trong 3 - 4 ngày) ly tâm, rồi lấy nưốc nổi tiêm cho chuột nhắt trắng. Nếu trong thực phẩm có độc tô' hoặc trong nuôi cấy trực khuẩn đã tiết ra độc tố thì chuột nhắt trắng bị liệt rất điển hình và sẽ chết.
4.2. Chẩn đoán huyết thanh học
Phương pháp chẩn đoán huyết thanh học người ta ít áp dụng vì ít có giá trị.
5. NGUYÊN TẮC PHÒNG BỆNH
5.1. Nguyên tắc phòng bệnh chung
Cần quan tâm đến khâu bảo quản và chê biên thực phẩm hợp vệ sinh. Thức ăn hàng ngày cần được đun nấu kỹ.
5.2 Nguyên tắc phòng bệnh đặc hiệu: tiêm phòng cho những đôi tượng có nguy cơ mắc bệnh bằng giải độc tô ngộ độc thịt. Tuy vậy, loại vacxin này hiện nay không được thông dụng vì giá thành đắt.
6. NGUYÊN TẮC ĐlỂU TRỊ
Khi phát hiện bệnh nhân có nguy cơ ngộ độc thịt thì cần tiên hành rửa dạ dày hoặc tìm mọi biện pháp cho bệnh nhân nôn hêt thức ăn có trong dạ dày. Đồng thời tiêm huyết thanh kháng độc tô ngộ độc thịt, tôt nhất là dùng loại đa giá (polyvalent). Ngoài ra còn phải điều trị phối hợp vói các thuôc chống trụy tim mạch, nâng cao thể trạng cho bệnh nhân.