12-09-2013, 11:17 AM
Virus viêm gan D còn có tên là virus viêm gan delta, hay virus viêm gan khiếm khuyết vì virus này cần sự hỗ trợ của HBV hoặc virus viêm gan ở sóc (Woodchuck hepatitis virus - WHV) để phát triển.
1. Tính chất của virus viêm gan D
Hạt virus trưởng thành là một tiểu thể hình cầu đường kính khoảng 35nm, genome của virus chứa ARN một sợi, genome của HDV còn chứa protein cấu trúc gọi là kháng nguyên (HDAg) của HDV. Vỏ ngoài cùng của hạt virus là thành phần vỏ ngoài (HBsAg) của HBV.
HDV có thể nhiễm trùng tế bào gan nguyên phát của vượn. Khi vào bên trong tế bào HDV có thể sao chép mà không cần có virus HBV. ARN và kháng nguyên HDAg được tìm thấy trong nhân của tế bào. Virus tổ hợp thành hạt virus khi các thành phần ARN, HDAg tương tác với HBsAg của HBV.
2. Tính chất gây bệnh
2.1. Dịch tễ học
Đường truyền bệnh của virus viêm gan D tương tự như HBV, gồm qua tiếp xúc tình dục, đường tiêm chích, truyền máu và các sản phẩm của máu. Nhiễm trùng HDV thường tìm thấy ở những bệnh nhân mang kháng nguyên HBsAg mạn .
2.2. Lâm sàng
Viêm gan do HDV có thể xảy ra đồng thời với nhiễm trùng do virus HBV, hoặc có thể bị bội nhiễm trên bệnh nhân đã bị viên gan B mạn. Triệu chứng tương tự với viêm gan do các virus khác, sự nhiễm trùng đồng thời cả hai virus HDV và HBV thường dễ đưa đến viêm gan trầm trọng hơn so với chỉ nhiễm trùng do virus HBV. Một số ít trường hợp sự bội nhiễm của virus HDV không làm thay đổi diễn tiến của nhiễm trùng mạn do HBV, trong trường hợp này dấu hiệu nhiễm trùng do HDV chỉ cho thấy sự tăng kháng thể anti-HD lớp IgM.
3. Chẩn đoán
Ngoài xác định sự có mặt của nhiễm trùng do HBV, nhiễm trùng do virus HDV được chẩn đoán bằng tìm kháng nguyên HDV trong huyết thanh bằng thử nghiệm RIA hoặc ELISA, trong nhiễm HDV mạn kháng nguyên HDAg thường âm tính. Kháng thể anti-HD xác định bằng thử nghiệm RIA hoặc ELISA. Có thể dùng các kỷ thuật sinh học phân tử để tìm ARN của virus
4. Phòng bệnh và điều trị
4.1. Phòng bệnh
Phòng nhiễm trùng bằng vaccine và các biện pháp phòng khác đối với HBV sẽ có hữu hiệu trong phòng ngừa viêm gan do virus D, vì HDV không thể nhân lên được khi không bị nhiễm trùng do HBV. Ở những bệnh nhân mang HBsAg cần phải hạn chế chuyền máu, khi cần thiết phải nhận truyền máu mới truyền và kiểm tra kỹ nguồn máu.
4.2. Điều trị
Về điều trị chưa có thuốc điều trị cho HDV, interferon được dùng trong điều trị HBV cũng được dùng cho cả trường hợp viêm gan phối hợp cho hai virus này.
1. Tính chất của virus viêm gan D
Hạt virus trưởng thành là một tiểu thể hình cầu đường kính khoảng 35nm, genome của virus chứa ARN một sợi, genome của HDV còn chứa protein cấu trúc gọi là kháng nguyên (HDAg) của HDV. Vỏ ngoài cùng của hạt virus là thành phần vỏ ngoài (HBsAg) của HBV.
HDV có thể nhiễm trùng tế bào gan nguyên phát của vượn. Khi vào bên trong tế bào HDV có thể sao chép mà không cần có virus HBV. ARN và kháng nguyên HDAg được tìm thấy trong nhân của tế bào. Virus tổ hợp thành hạt virus khi các thành phần ARN, HDAg tương tác với HBsAg của HBV.
2. Tính chất gây bệnh
2.1. Dịch tễ học
Đường truyền bệnh của virus viêm gan D tương tự như HBV, gồm qua tiếp xúc tình dục, đường tiêm chích, truyền máu và các sản phẩm của máu. Nhiễm trùng HDV thường tìm thấy ở những bệnh nhân mang kháng nguyên HBsAg mạn .
2.2. Lâm sàng
Viêm gan do HDV có thể xảy ra đồng thời với nhiễm trùng do virus HBV, hoặc có thể bị bội nhiễm trên bệnh nhân đã bị viên gan B mạn. Triệu chứng tương tự với viêm gan do các virus khác, sự nhiễm trùng đồng thời cả hai virus HDV và HBV thường dễ đưa đến viêm gan trầm trọng hơn so với chỉ nhiễm trùng do virus HBV. Một số ít trường hợp sự bội nhiễm của virus HDV không làm thay đổi diễn tiến của nhiễm trùng mạn do HBV, trong trường hợp này dấu hiệu nhiễm trùng do HDV chỉ cho thấy sự tăng kháng thể anti-HD lớp IgM.
3. Chẩn đoán
Ngoài xác định sự có mặt của nhiễm trùng do HBV, nhiễm trùng do virus HDV được chẩn đoán bằng tìm kháng nguyên HDV trong huyết thanh bằng thử nghiệm RIA hoặc ELISA, trong nhiễm HDV mạn kháng nguyên HDAg thường âm tính. Kháng thể anti-HD xác định bằng thử nghiệm RIA hoặc ELISA. Có thể dùng các kỷ thuật sinh học phân tử để tìm ARN của virus
4. Phòng bệnh và điều trị
4.1. Phòng bệnh
Phòng nhiễm trùng bằng vaccine và các biện pháp phòng khác đối với HBV sẽ có hữu hiệu trong phòng ngừa viêm gan do virus D, vì HDV không thể nhân lên được khi không bị nhiễm trùng do HBV. Ở những bệnh nhân mang HBsAg cần phải hạn chế chuyền máu, khi cần thiết phải nhận truyền máu mới truyền và kiểm tra kỹ nguồn máu.
4.2. Điều trị
Về điều trị chưa có thuốc điều trị cho HDV, interferon được dùng trong điều trị HBV cũng được dùng cho cả trường hợp viêm gan phối hợp cho hai virus này.