11-15-2013, 04:48 PM
1. Đặc điểm sinh vật học
1.1. Hình thể
Mycoplasma là vi khuẩn không vách tế bào, kích thước nhỏ, khó nhuộm với thuốc nhuộm kiềm, hình thể khác nhau tùy thuộc vào thời gian nuôi cấy và thay đổi theo từng bước nhuộm, người ta có thể quan sát bằng kính hiển vi nền đen, nhuộm Giemsa.
1.2. Tính chất nuôi cấy
Mycoplasma có thể phát triển trên môi trường có hoặc không có tế bào sống, hiếu khí hoặc kỵ khí tuyệt đối, nhiệt độ thích hợp 35 - 37oC, pH 7 - 7,8. Trên môi trường lỏng khó quan sát vi khuẩn mọc vì canh khuẩn trong suốt. Trên môi trường đặc mọc thành khuẩn lạc có trung tâm tối và dày, mọc lấn xuống thạch, rìa khuẩn lạc mỏng và bẹt.
1.3. Cấu trúc hóa học
- Chứa ADN và ARN, tỷ lệ ARN/ADN nhỏ hơn 1
- Không có vách tế bào nhưng có một vỏ mỏng như màng nguyên tương của vi khuẩn
- Quá trình nhân lên khá phức tạp và phụ thuộc vào môi trường, người ta quan sát thấy cả hiện tượng song phân và hiện tượng nảy chổi. Trên nuôi cấy tế bào, vi khuẩn hầu hết phát triển trên bề mặt tế bào.
1.4. Cấu trúc kháng nguyên
Người ta tách ở vi khuẩn những thành phần hóa học mang tính chất khác nhau. Mỗi thành phần hóa học có khả năng tham gia vào một loại phản ứng huyết thanh nhất định.
1.5. Sức đề kháng
Mycoplasma tương đối bền vững lúc bị đông băng rồi tan băng. Trong huyết thanh vi khuẩn có thể tồn tại ở 56oC trong 2 giờ, chúng dễ bị phá huỷ bởi siêu âm. Nhạy cảm với pH axit hoặc pH kiềm.
2. Khả năng gây bệnh
Ở người Mycoplasma có một ái tính với niêm mạc hô hấp và niêm mạc đường sinh dục. Đa số loài sống hoại sinh. Chỉ có 4 loài gây bệnh chắc chắn ở người đó là: Mycoplasma pneumoniae gây bệnh hô hấp, Mycoplasma hominis, Mycoplasma genitalium và Mycoplasma (Ureaplasma) urealyticum là tác nhân của bệnh đường sinh dục. Còn các loài khác khả năng gây bệnh chưa biết rõ.
- M.pneumoniae là tác nhân gây bệnh viêm phổi tiên phát không điển hình ở người. Các triệu chứng chính là sốt, rét run, toát mồ hôi, ho khan dữ dội, khó thở và đau ngực. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng thường gặp ở trẻ em. M.pneumoniae thường gây nên các vụ dịch nhỏ vào mùa xuân và thu.
- M. urealyticum, M. genitalium gây viêm niệu đạo áp xe tuyến Bartholin, viêm vòi trứng. M. hominis gây viêm khung chậu ở phụ nữ có thai, có thể gây sẩy thai. Trẻ sơ sinh có thể bị viêm phổi, nhiễm trùng máu, viêm màng não... do mẹ bị nhiễm trùng sinh dục bởi vi khuẩn này.
- Khả năng gây bệnh của các Mycoplasma khác như M.fermentens, M.penetrans chưa được xác định một cách rõ ràng.
3. Chẩn đoán vi sinh vật
- Bệnh phẩm: Lấy bệnh phẩm thích hợp như dịch rửa phế quản, chất bài tiết của phổi cũng có thể chất dịch từ cơ quan sinh dục.
- Bệnh phẩm nuôi cấy trên các môi trường chọn lọc đặc biệt. Sau đó định loại bằng cách phát hiện những canh khuẩn điển hình bằng thuốc nhuộm Dienes, tìm khả năng tan máu và hấp thụ hồng cầu, tính chất lên men glucose...
- Có thể chẩn đoán huyết thanh bằng các phản ứng kết hợp bổ thể, phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu, ELISA...Phải tìm động lực kháng thể
4. Phòng bệnh và điều trị
- Chưa có vaccine phòng bệnh: đang nghiên cứu vaccine đa giá phối hợp.
- Điều trị bằng kháng sinh macrolide, tetracyclin, chloramphenicol, furadantin, spiramycin, fluoroquinolon...
1.1. Hình thể
Mycoplasma là vi khuẩn không vách tế bào, kích thước nhỏ, khó nhuộm với thuốc nhuộm kiềm, hình thể khác nhau tùy thuộc vào thời gian nuôi cấy và thay đổi theo từng bước nhuộm, người ta có thể quan sát bằng kính hiển vi nền đen, nhuộm Giemsa.
1.2. Tính chất nuôi cấy
Mycoplasma có thể phát triển trên môi trường có hoặc không có tế bào sống, hiếu khí hoặc kỵ khí tuyệt đối, nhiệt độ thích hợp 35 - 37oC, pH 7 - 7,8. Trên môi trường lỏng khó quan sát vi khuẩn mọc vì canh khuẩn trong suốt. Trên môi trường đặc mọc thành khuẩn lạc có trung tâm tối và dày, mọc lấn xuống thạch, rìa khuẩn lạc mỏng và bẹt.
1.3. Cấu trúc hóa học
- Chứa ADN và ARN, tỷ lệ ARN/ADN nhỏ hơn 1
- Không có vách tế bào nhưng có một vỏ mỏng như màng nguyên tương của vi khuẩn
- Quá trình nhân lên khá phức tạp và phụ thuộc vào môi trường, người ta quan sát thấy cả hiện tượng song phân và hiện tượng nảy chổi. Trên nuôi cấy tế bào, vi khuẩn hầu hết phát triển trên bề mặt tế bào.
1.4. Cấu trúc kháng nguyên
Người ta tách ở vi khuẩn những thành phần hóa học mang tính chất khác nhau. Mỗi thành phần hóa học có khả năng tham gia vào một loại phản ứng huyết thanh nhất định.
1.5. Sức đề kháng
Mycoplasma tương đối bền vững lúc bị đông băng rồi tan băng. Trong huyết thanh vi khuẩn có thể tồn tại ở 56oC trong 2 giờ, chúng dễ bị phá huỷ bởi siêu âm. Nhạy cảm với pH axit hoặc pH kiềm.
2. Khả năng gây bệnh
Ở người Mycoplasma có một ái tính với niêm mạc hô hấp và niêm mạc đường sinh dục. Đa số loài sống hoại sinh. Chỉ có 4 loài gây bệnh chắc chắn ở người đó là: Mycoplasma pneumoniae gây bệnh hô hấp, Mycoplasma hominis, Mycoplasma genitalium và Mycoplasma (Ureaplasma) urealyticum là tác nhân của bệnh đường sinh dục. Còn các loài khác khả năng gây bệnh chưa biết rõ.
- M.pneumoniae là tác nhân gây bệnh viêm phổi tiên phát không điển hình ở người. Các triệu chứng chính là sốt, rét run, toát mồ hôi, ho khan dữ dội, khó thở và đau ngực. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng thường gặp ở trẻ em. M.pneumoniae thường gây nên các vụ dịch nhỏ vào mùa xuân và thu.
- M. urealyticum, M. genitalium gây viêm niệu đạo áp xe tuyến Bartholin, viêm vòi trứng. M. hominis gây viêm khung chậu ở phụ nữ có thai, có thể gây sẩy thai. Trẻ sơ sinh có thể bị viêm phổi, nhiễm trùng máu, viêm màng não... do mẹ bị nhiễm trùng sinh dục bởi vi khuẩn này.
- Khả năng gây bệnh của các Mycoplasma khác như M.fermentens, M.penetrans chưa được xác định một cách rõ ràng.
3. Chẩn đoán vi sinh vật
- Bệnh phẩm: Lấy bệnh phẩm thích hợp như dịch rửa phế quản, chất bài tiết của phổi cũng có thể chất dịch từ cơ quan sinh dục.
- Bệnh phẩm nuôi cấy trên các môi trường chọn lọc đặc biệt. Sau đó định loại bằng cách phát hiện những canh khuẩn điển hình bằng thuốc nhuộm Dienes, tìm khả năng tan máu và hấp thụ hồng cầu, tính chất lên men glucose...
- Có thể chẩn đoán huyết thanh bằng các phản ứng kết hợp bổ thể, phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu, ELISA...Phải tìm động lực kháng thể
4. Phòng bệnh và điều trị
- Chưa có vaccine phòng bệnh: đang nghiên cứu vaccine đa giá phối hợp.
- Điều trị bằng kháng sinh macrolide, tetracyclin, chloramphenicol, furadantin, spiramycin, fluoroquinolon...