11-15-2013, 04:39 PM
Rickettsia được Ricketts và Wilder phát hiện năm 1910. Rickettsia đã có một thời xem như liên hệ mật thiết với virus vì kích thước nhỏ bé và phát triển nội bào. Ngày nay Rickettsia được khẳng định là vi khuẩn vì:
- Rickettsia có tất cả đặc tính cấu tạo của vi khuẩn, đặc biệt là có vách tế bào điển hình.
- Có tất cả các enzyme cần thiết cho sự chuyển hóa.
- Chứa cả 2 loại axít nucleic: ADN và ARN.
- Phân bào giống vi khuẩn.
-Sử dụng oxy và nhạy cảm với một số kháng sinh (chloramphenicol, tetracyclin).
Bệnh do Rickettsia có những đặc điểm chung:
+ Nguồn lây truyền là côn trùng tiết túc, Rickettsia thường không gây bệnh ở côn trùng tiết túc nhưng gây bệnh ở người.
+ Trừ trường hợp sốt Q, máu bệnh nhân mắc bệnh do Rickettsia chứa kháng thể ngưng kết với chủng OX19 hoặc OXK của Proteus vulgaris.
+ Thương tổn bệnh lý chủ yếu là viêm mạch trừ trong sốt Q phế viêm quan trọng hơn.
+ Tất cả những bệnh do Rickettsia đều là những bệnh cấp tính với những triệu chứng lâm sàng: sốt, đau đầu, nổi ban trừ trường hợp sốt Q không nổi ban.
- Dựa vào đặc điểm lâm sàng, dịch tể học và miễn dịch học người ta chia Rickettsia làm 4 nhóm:
+ Nhóm I: Sốt phát ban dịch tễ, mầm bệnh là: R. prowazeki, R. mooseri.
+ Nhóm II: Sốt có nốt, mầm bệnh là R. conori, R.rickettsi, R.canada, R.akari, R.australis.
+ Nhóm III: Nhóm sốt phát ban rừng rú (sốt sông Nhật bản): R.tsutsugamushi (R.orientalis)hiện nay là Oriental tsutsugamushi
+ Nhóm IV: Nhóm sốt “Q” (Query). Mầm bệnh là: R. burnetti.
1. Đặc điểm sinh vật học
1.1. Hình thể
Rickettsia hình dạng thay đổi qua các giai đoạn phát triển: cầu khuẩn đứng riêng rẻ hoặc xếp từng đôi, trực khuẩn và hình sợi. Thường gặp nhất là hình trực khuẩn. Kích thước 0,5x1µm. Nhuộm Gram bắt màu Gram âm. Lúc nhuộm Giemsa hoặc Machiavello, Rickettsia có thể quan sát ở kính hiển vi quang học. Nhuộm Giemsa vi khuẩn bắt màu xanh, nhuộm Machiavello vi khuẩn bắt màu đỏ khá tương phản với màu xanh của tế bào vật chủ.
1.2. Cấu tạo hóa học
Rickettsia chứa ARN và ADN theo tỷ lệ 3,5 : 1, vách tế bào giống như vách tế bào vi khuẩn Gram âm chứa phức hợp glycopeptit.
1.3. Cấu trúc kháng nguyên
Có 2 loại kháng nguyên được phân biệt.
- Kháng nguyên hòa tan: có tính đặc hiệu nhóm.
- Kháng nguyên không hòa tan: liên quan đến bề mặt của vi khuẩn, phân biệt loài.
1.4. Độc tố
Một số Rickettsia sinh ra một loại độc tố hoà tan trong nuôi cấy, có tính chất gây tan máu và hoại tử. Khi tiêm độc tố này cho động vật thì chúng bị chết sau vài giờ và tổn thương bệnh lý giống như do vi khuẩn gây ra. Ngoài ra hoạt tính gây bệnh còn phụ thuộc vào enzyme gây tan huyết, độc tố gắn chặt với thân vi khuẩn. Độc tố bị phá hủy lúc đun 60o trong 30 phút, nhưng vẫn giữ được tính kháng nguyên. Độc tố bị trung hòa bởi kháng huyết thanh đặc hiệu.
2. Khả năng gây bệnh
Rickettsia phát triển ở tế bào nội mạch vách huyết quản, ở đó chúng nhân lên và bài tiết ra yếu tố tiền đông máu, qua trung gian của độc tố làm cho những tế bào đó phồng lên rồi hoại tử nên mạch máu bị nghẽn rồi bị vỡ nên những thương tổn của mạch máu trông rõ ở da.
Ở não người ta tìm thấy thương tổn ở mạch máu của chất xám. Tim cho thấy những thương tổn ở mạch máu nhỏ.
3. Chẩn đoán vi sinh vật
3.1. Tiêm truyền vào động vật thí nghiệm
Lấy máu lúc bệnh mới phát tiêm, vào chuột lang, chuột nhắt hoặc trứng gà lộn. Đối với sốt sông Nhật Bản, bệnh phẩm được tiêm vào phúc mạc chuột nhắt, lấy chất ngoại tiết của phúc mạc chuột phết lên lam nhuộm Giemsa, nhuộm miễn dịch huỳnh quang.
3.2. Phản ứng huyết thanh:
- Phản ứng không đặc hiệu: Phản ứng Weil-Felix:
Rickettsia và Proteus vulgaris hình như có chung một số kháng nguyên, lúc nhiễm Rickettsia bệnh nhân sản sinh một số kháng thể ngưng kết với một vài chủng Proteus vulgaris (chủng OX19, OX2, OXK) như R.prowazeki (OX19), Oriental tsutsugamushi (OXK) và R.mooseri (OX19).
- Phản ứng đặc hiệu: Kháng nguyên thu hoạch ở sản phẩm nuôi cấy ở trứng gà lộn có thể làm các phản ứng ngưng kết, phản ứng kết hợp bổ thể hoặc miễn dịch huỳnh quang.
4. Phòng ngừa và điều trị
4.1. Phòng ngừa
Bệnh Rickettsia lây nhiễm do côn trùng tiết túc: ve, chí, rận, mò... nên phải diệt côn trùng truyền bệnh. Phòng bệnh bằng vaccine cho những người đi đến ổ dịch. Vaccine điều chế bằng kháng nguyên thu hoạch ở túi lòng đỏ trứng. Cũng có thể phòng ngừa bằng kháng sinh.
4.2. Điều trị
Rickettsia nhạy cảm với kháng sinh. Tốt nhât là điều trị bằng tetracyclin và chloramphenicol. Kháng sinh ức chế sự phát triển của Rickettsia. Không nên dùng sulfamid vì thuốc nay tăng cường sự phát triển của vi khuẩn.
5. Những bệnh rickettsia quan trọng
Thường gặp ở nhiều nơi là sốt phát ban dịch tể sốt phát ban chuột, sốt sông Nhật Bản và sốt Q.
5.1. Sốt phát ban dịch tễ
Do R.prowazeki là bệnh cấp tính do chí rận lây truyền. Đặc điểm: sốt cao, đau đầu dai dẵng, nổi ban, li bì, đờ đẫn. Nhiệt độ có thể lên đến 39 - 40oC trong ngày đầu hoặc 2 - 3 ngày sau, khi nhiệt độ lên 40oC thì giữ nguyên, ít thay đổi cho đến khi lành hoặc điều trị. Đau đầu
dai dẵng, nặng khó cải thiện với mọi cố gắng làm giảm đau. Nổi ban từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7, lúc đầu ở phần trên của thân rồi lan khắp cơ thể trừ mặt, lòng bàn tay, bàn chân. Viêm kết mạc và mặt ửng đỏ cũng được quan sát. Nếu điều trị tốt nhiệt độ trở về bình thường trong vòng 2 - 5 ngày. Thời gian bình phục kéo dài 2 - 3 tháng. Trong những vụ dịch tử vong có thể từ 6 - 30%. Bệnh gắn liền với chiến tranh và nghèo đói.
5.2. Sốt phát ban chuột
Do R. mooseri, trong thiên nhiên là bệnh truyền nhiễm của chuột do bọ chét Xenopsylla cheopis truyền bệnh từ chuột sang người. Bệnh gặp ở nhiều nơi trên thế giới nhất là ở các hải cảng. Bệnh sốt cấp tính có những nét chung với bệnh sốt phát ban dịch tễ nhưng nhẹ hơn, ít khi chết trừ trường hợp bệnh nhân già yếu. Bệnh phát triển dần dần, sốt ít khi 39oC, thường lên xuống và chấm dứt sau 9 - 13 ngày, đau đầu ít nghiêm trọng, nổi ban ít mạnh mẽ, thời gian nổi ban ngắn hơn.
5.3. Sốt sông Nhật Bản
Do Oriental tsutsugamushi. Bệnh sốt cấp tính có thể nhẹ hay nặng, do mò truyền từ loài gặm nhấm sang người. Bệnh thường xảy ra đột ngột, với sốt, ớn lạnh, nhức đầu, vết bọ đốt bị loét rồi đóng vảy đen, hạch kế cận sưng to, viêm kết mạc cũng thường được quan sát. Sốt có thể lên đến 40,5 oC và giữ ở mức độ đó trong 14 ngày hay hơn. Ở những bệnh nhân không được điều trị, đau đầu nghiêm trọng và dai dẵng. Bạn hiện ra ở thân từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 8. Ngoài ra ở những bệnh nhân nặng không được điều trị còn có dấu chứng viêm phổi, dấu chứng thần kinh trung ương: mê sảng. Tính chất nghiêm trọng của bệnh thay đổi theo vùng.
5.4. Bệnh sốt Q (Query)
Tác nhân là R.burneti. Nguồn bệnh là ve truyền sang gia súc. Bệnh truyền từ gia súc sang người phần lớn do hít phải bụi nhiễm khuẩn, không nổi ban, không có kháng thể ngưng kết với Proteus vulgaris. Bệnh lưu hành nhiều nơi trên thế giới. Bệnh thường xảy ra đột ngột: sốt, đau đầu, mệt mỏi, bệnh giống như cúm, viêm phổi không điển hình. Đau đầu nghiêm trọng là nét khá đặc hiệu, nhiệt độ lên xuống và thường kéo dài 6 - 12 ngày. Dấu hiệu đường hô hấp: phim X quang cho thấy hình ảnh thâm nhiễm từng đám tương tự như viêm phổi không điển hình. Bệnh thường khỏi không để lại di chứng.
- Rickettsia có tất cả đặc tính cấu tạo của vi khuẩn, đặc biệt là có vách tế bào điển hình.
- Có tất cả các enzyme cần thiết cho sự chuyển hóa.
- Chứa cả 2 loại axít nucleic: ADN và ARN.
- Phân bào giống vi khuẩn.
-Sử dụng oxy và nhạy cảm với một số kháng sinh (chloramphenicol, tetracyclin).
Bệnh do Rickettsia có những đặc điểm chung:
+ Nguồn lây truyền là côn trùng tiết túc, Rickettsia thường không gây bệnh ở côn trùng tiết túc nhưng gây bệnh ở người.
+ Trừ trường hợp sốt Q, máu bệnh nhân mắc bệnh do Rickettsia chứa kháng thể ngưng kết với chủng OX19 hoặc OXK của Proteus vulgaris.
+ Thương tổn bệnh lý chủ yếu là viêm mạch trừ trong sốt Q phế viêm quan trọng hơn.
+ Tất cả những bệnh do Rickettsia đều là những bệnh cấp tính với những triệu chứng lâm sàng: sốt, đau đầu, nổi ban trừ trường hợp sốt Q không nổi ban.
- Dựa vào đặc điểm lâm sàng, dịch tể học và miễn dịch học người ta chia Rickettsia làm 4 nhóm:
+ Nhóm I: Sốt phát ban dịch tễ, mầm bệnh là: R. prowazeki, R. mooseri.
+ Nhóm II: Sốt có nốt, mầm bệnh là R. conori, R.rickettsi, R.canada, R.akari, R.australis.
+ Nhóm III: Nhóm sốt phát ban rừng rú (sốt sông Nhật bản): R.tsutsugamushi (R.orientalis)hiện nay là Oriental tsutsugamushi
+ Nhóm IV: Nhóm sốt “Q” (Query). Mầm bệnh là: R. burnetti.
1. Đặc điểm sinh vật học
1.1. Hình thể
Rickettsia hình dạng thay đổi qua các giai đoạn phát triển: cầu khuẩn đứng riêng rẻ hoặc xếp từng đôi, trực khuẩn và hình sợi. Thường gặp nhất là hình trực khuẩn. Kích thước 0,5x1µm. Nhuộm Gram bắt màu Gram âm. Lúc nhuộm Giemsa hoặc Machiavello, Rickettsia có thể quan sát ở kính hiển vi quang học. Nhuộm Giemsa vi khuẩn bắt màu xanh, nhuộm Machiavello vi khuẩn bắt màu đỏ khá tương phản với màu xanh của tế bào vật chủ.
1.2. Cấu tạo hóa học
Rickettsia chứa ARN và ADN theo tỷ lệ 3,5 : 1, vách tế bào giống như vách tế bào vi khuẩn Gram âm chứa phức hợp glycopeptit.
1.3. Cấu trúc kháng nguyên
Có 2 loại kháng nguyên được phân biệt.
- Kháng nguyên hòa tan: có tính đặc hiệu nhóm.
- Kháng nguyên không hòa tan: liên quan đến bề mặt của vi khuẩn, phân biệt loài.
1.4. Độc tố
Một số Rickettsia sinh ra một loại độc tố hoà tan trong nuôi cấy, có tính chất gây tan máu và hoại tử. Khi tiêm độc tố này cho động vật thì chúng bị chết sau vài giờ và tổn thương bệnh lý giống như do vi khuẩn gây ra. Ngoài ra hoạt tính gây bệnh còn phụ thuộc vào enzyme gây tan huyết, độc tố gắn chặt với thân vi khuẩn. Độc tố bị phá hủy lúc đun 60o trong 30 phút, nhưng vẫn giữ được tính kháng nguyên. Độc tố bị trung hòa bởi kháng huyết thanh đặc hiệu.
2. Khả năng gây bệnh
Rickettsia phát triển ở tế bào nội mạch vách huyết quản, ở đó chúng nhân lên và bài tiết ra yếu tố tiền đông máu, qua trung gian của độc tố làm cho những tế bào đó phồng lên rồi hoại tử nên mạch máu bị nghẽn rồi bị vỡ nên những thương tổn của mạch máu trông rõ ở da.
Ở não người ta tìm thấy thương tổn ở mạch máu của chất xám. Tim cho thấy những thương tổn ở mạch máu nhỏ.
3. Chẩn đoán vi sinh vật
3.1. Tiêm truyền vào động vật thí nghiệm
Lấy máu lúc bệnh mới phát tiêm, vào chuột lang, chuột nhắt hoặc trứng gà lộn. Đối với sốt sông Nhật Bản, bệnh phẩm được tiêm vào phúc mạc chuột nhắt, lấy chất ngoại tiết của phúc mạc chuột phết lên lam nhuộm Giemsa, nhuộm miễn dịch huỳnh quang.
3.2. Phản ứng huyết thanh:
- Phản ứng không đặc hiệu: Phản ứng Weil-Felix:
Rickettsia và Proteus vulgaris hình như có chung một số kháng nguyên, lúc nhiễm Rickettsia bệnh nhân sản sinh một số kháng thể ngưng kết với một vài chủng Proteus vulgaris (chủng OX19, OX2, OXK) như R.prowazeki (OX19), Oriental tsutsugamushi (OXK) và R.mooseri (OX19).
- Phản ứng đặc hiệu: Kháng nguyên thu hoạch ở sản phẩm nuôi cấy ở trứng gà lộn có thể làm các phản ứng ngưng kết, phản ứng kết hợp bổ thể hoặc miễn dịch huỳnh quang.
4. Phòng ngừa và điều trị
4.1. Phòng ngừa
Bệnh Rickettsia lây nhiễm do côn trùng tiết túc: ve, chí, rận, mò... nên phải diệt côn trùng truyền bệnh. Phòng bệnh bằng vaccine cho những người đi đến ổ dịch. Vaccine điều chế bằng kháng nguyên thu hoạch ở túi lòng đỏ trứng. Cũng có thể phòng ngừa bằng kháng sinh.
4.2. Điều trị
Rickettsia nhạy cảm với kháng sinh. Tốt nhât là điều trị bằng tetracyclin và chloramphenicol. Kháng sinh ức chế sự phát triển của Rickettsia. Không nên dùng sulfamid vì thuốc nay tăng cường sự phát triển của vi khuẩn.
5. Những bệnh rickettsia quan trọng
Thường gặp ở nhiều nơi là sốt phát ban dịch tể sốt phát ban chuột, sốt sông Nhật Bản và sốt Q.
5.1. Sốt phát ban dịch tễ
Do R.prowazeki là bệnh cấp tính do chí rận lây truyền. Đặc điểm: sốt cao, đau đầu dai dẵng, nổi ban, li bì, đờ đẫn. Nhiệt độ có thể lên đến 39 - 40oC trong ngày đầu hoặc 2 - 3 ngày sau, khi nhiệt độ lên 40oC thì giữ nguyên, ít thay đổi cho đến khi lành hoặc điều trị. Đau đầu
dai dẵng, nặng khó cải thiện với mọi cố gắng làm giảm đau. Nổi ban từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7, lúc đầu ở phần trên của thân rồi lan khắp cơ thể trừ mặt, lòng bàn tay, bàn chân. Viêm kết mạc và mặt ửng đỏ cũng được quan sát. Nếu điều trị tốt nhiệt độ trở về bình thường trong vòng 2 - 5 ngày. Thời gian bình phục kéo dài 2 - 3 tháng. Trong những vụ dịch tử vong có thể từ 6 - 30%. Bệnh gắn liền với chiến tranh và nghèo đói.
5.2. Sốt phát ban chuột
Do R. mooseri, trong thiên nhiên là bệnh truyền nhiễm của chuột do bọ chét Xenopsylla cheopis truyền bệnh từ chuột sang người. Bệnh gặp ở nhiều nơi trên thế giới nhất là ở các hải cảng. Bệnh sốt cấp tính có những nét chung với bệnh sốt phát ban dịch tễ nhưng nhẹ hơn, ít khi chết trừ trường hợp bệnh nhân già yếu. Bệnh phát triển dần dần, sốt ít khi 39oC, thường lên xuống và chấm dứt sau 9 - 13 ngày, đau đầu ít nghiêm trọng, nổi ban ít mạnh mẽ, thời gian nổi ban ngắn hơn.
5.3. Sốt sông Nhật Bản
Do Oriental tsutsugamushi. Bệnh sốt cấp tính có thể nhẹ hay nặng, do mò truyền từ loài gặm nhấm sang người. Bệnh thường xảy ra đột ngột, với sốt, ớn lạnh, nhức đầu, vết bọ đốt bị loét rồi đóng vảy đen, hạch kế cận sưng to, viêm kết mạc cũng thường được quan sát. Sốt có thể lên đến 40,5 oC và giữ ở mức độ đó trong 14 ngày hay hơn. Ở những bệnh nhân không được điều trị, đau đầu nghiêm trọng và dai dẵng. Bạn hiện ra ở thân từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 8. Ngoài ra ở những bệnh nhân nặng không được điều trị còn có dấu chứng viêm phổi, dấu chứng thần kinh trung ương: mê sảng. Tính chất nghiêm trọng của bệnh thay đổi theo vùng.
5.4. Bệnh sốt Q (Query)
Tác nhân là R.burneti. Nguồn bệnh là ve truyền sang gia súc. Bệnh truyền từ gia súc sang người phần lớn do hít phải bụi nhiễm khuẩn, không nổi ban, không có kháng thể ngưng kết với Proteus vulgaris. Bệnh lưu hành nhiều nơi trên thế giới. Bệnh thường xảy ra đột ngột: sốt, đau đầu, mệt mỏi, bệnh giống như cúm, viêm phổi không điển hình. Đau đầu nghiêm trọng là nét khá đặc hiệu, nhiệt độ lên xuống và thường kéo dài 6 - 12 ngày. Dấu hiệu đường hô hấp: phim X quang cho thấy hình ảnh thâm nhiễm từng đám tương tự như viêm phổi không điển hình. Bệnh thường khỏi không để lại di chứng.