03-23-2012, 11:32 AM
CÁC MẪU MỦ VÀ CHẤT DỊCH VÀ CẤY MỦ, CHẤT DỊCH
1. CHỈ ĐỊNH
Tất cả các trường hợp có mủ, chất dịch như:
- Mủ áp xe.
- Vết thương nhiễm trùng, bao gồm các vết loét, cắt, lở, mổ hậu phẫu, loét do nằm lâu.
- Các mạch lươn.
- Các mạch dẫn từ xoang hay hạch bạch huyết.
- Các dịch tiết như dịch màng phổi, khớp, màng bụng.
- Các mẫu nạo mủ xương khi giải phẩu.
2. CÁC LOẠI BỆNH PHẨM VÀ CÁCH LẤY
- Mủ áp xe, dịch màng phổi, màng bụng, khớp: lấy bằng phươngpháp vô trùng như khi làm tiểu phẫu, sau khi sát trùng vùng do bên ngoài và chờ khô, chọc kim hút lấy mủ hay chất dịch. Cho mủ hay chất dịch vào lọ lấy bệnh phẩm vô trùng (nắp vặn chặt) hay tube Eppendorf biopure (tinh sạch sinh học), hay để nguyên ống kim hút mủ, rồi gửi ngay đến phòng thí nghiệm để yêu cầu cấy ngay. Có thể tẩm mủ vào tăm bông rồi cho vào môi trường chuyên chở Stuart – Amies (dùng cặp tube đũa tăm bông vô trùng /tube đũa Stuart – Amies), hay có thể cấy ngay tại giường bệnh với chai 2 mặt thạch cấy các dịch không tạp nhiễm (xem giới thiệu chai 2 mặt thạch cấy DNT và các dịch khong tạp nhiễm rồi chuyển về phòng thí nghiệm.
- Các vết thương nhiễm trùng: lau sạch vùng da lành chung quanh với cồn 70%. Lau sạch mủ trên vết thương bằng gạc vô trùng thấm nước muối sinh lý vô trùng. Dùng tăm bông vô trùng lấy mẫu để quệt lấy mủ, chất dập nát, hay mô (ngay dưới lớp mủ đã chùi sạch): hay lấy mẫu cho vào lọ lấy bệnh phẩm vô trùng, hay tube Eppendorf biopure rồi gửi ngay đến phòng thí nghiệm để yêu cầu cấy ngay. Nếu chưa có thể gửi ngay, cho tăm bong đã quệt mủ vào môi trường chuyên chở Stuart – Amies (dùng cặp tube đũa tăm bông vô trùng /tube đũa Stuart – Amies).
- Các mạch lươn hay mạch dẫn: dùng tăm bông mảnh vô trùng luồn vào mạch lươn; hay pipet Pasteur nhựa hút lấy mủ cho vào lọ lấy bệnh phẩm vô trùng, hay tube Eppendorf rồi gửi ngay đến phòng thí nghiệm. Nếu chưa có thể gửi ngay, cho vào môi trường chuyên chở Stuart – Amies (dùng cặp tube đũa tăm bông vô trùng /tube đũa Stuart – Amies).
3. KHẢO SÁT ĐẠI THỂ
- màu: đỏ, vàng, xanh…
- Mùi: thối, tanh, hăng…
- Tính chất: đặc, lỏng, nhầy, có máu…
4. KHẢO SÁT VI THỂ
Nhuộm gram. Nếu kết quả nhuộm gram thấy có vi khuẩn thuần khiếtm có thể làm kháng sinh đồ trực tiếp mẫu bệnh phẩm. Nhuộm kháng acid (nếu có yêu cầu).
5. NUÔI CẤY
- Cấy ngay vào các hộp thạch phân lập
- Tối thiểu là BA hay BA có nalidixic acid (BANg) và MC hay EMB.
- Nếu có điều kiện, cấy thêm MSA hay DNA agar, BA có gentamicin.
- Nếu nghi nấm, cấy thêm thạch Sabourand.
- Các hộp BA phải được ủ 35 -37[sup]o[/sup]C trong tủ ấm CO[sub]2[/sub] hay bình nến. Các trường hợp khác, ủ khí trường bình thường.
- Quan sát hộp thạch liên tục trong 3 ngày, một khi có khóm vi khuẩn mọc, tiến hành định danh và làm khác sinh đồ ngay.
- Cấy dự phòng vào một ống Thioglycolat hay BHI, ủ đồng thời với các hộp thạch phân lập. Nếu trên hộp thạch phân lập không có vi khuẩn mọc mả ống BHI hay Thioglycolat đục thì cấy phân lập từ các ống môi trường này.
6. CÁC VI KHUẨN GÂY BỆNH CÓ THỂ PHÂN LẬP ĐƯỢC
- Thường gặp:
+ Streptococcus pyogenes,
+ Staphylococcus aureus
- Ít gặp hơn
+ Các trực khuẩn Enterobacteriaceae
+ Pseudomonas và các trực khuẩn gram (-) không lên men,
+ Streptococci (các loài khác)
+ Clostridium perfringens
+ Bacteroides và các vi khuẩn kỵ khí khác.
- Rất hiếm gặp:
+ Bacillus anthracis
+ M. tuberculosis
+ M. ulcerans
+ Pastuerella multocida.
7. CẤY MỦ, CHẤT DỊCH – CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
7.1. Tại sao có nhiều trường hợp cấy mủ do nhiễm trùng vết thương hở cho kết quả không phù hợp với hiệu quả điều trị kháng sinh trong lâm sàng?
- Thực tế đúng như vậy, lý do là khi lấy mủ làm xét nghiệm, thường chúng ta hay lấy mủ trên bề mặt vết thương nhiễm trùng và như vậy có khi vi khuẩn phân lập được không phải chính là vi khuẩn gây bệnh mả chỉ là các vi khuẩn tạm trú trong mủ, do mủ cũng là môi trường tốt cho nhiều loại vi khuẩn tăng trưởng.
- Chính vì vậy, lấy mủ để tìm vi khuẩn gây bệnh trong các trường hợp vết thương hở, cần phải lau sạch mủ và chỉ quệt lấy chất dịch trên bền mặt lớp mô của vết thương, đây mới chính là bệnh phẩm có nhiều khả năng chứa vi khẩn gây nhiễm trùng vết thương.
7.2. Tại sao có trường hợp cấy mủ hay chất dịch kết quả âm tính, thậm chí có khi khảo sát trực tiếp qua phết nhuộm gram vẫn thấy có hiện diện vi khuẩn?
- Cấy mủ kết quả âm tính có thể là do: (1) Kháng sinh đã làm sạch được vi khuẩn và mủ chỉ chứa xác vi khuẩn, xác bặch cầu; (2) Mủ gửi đến phòng thí nghiệm không được cấy ngay, đặc biệt các trường hợp mủ được lấy trực tiếp mà không cho vào môi trường chuyên chở; (3) Vi khuẩn có quá ít trong mẫu mủ (như mủ kết mạc hay giác mạc mắt), trong trường hợp này có thể làm tăng sinh mủ trong BHI khoảng 2-3 giờ rồi mới cấy.
7.3. Khi nào có thể làm kháng sinh đồ trực tiếp mẫu mủ?
- Đa số các mẫu mủ đều có thể làm kháng sinh đồ trực tiếp, nhưng tốt nhất là các mẫu mủ không bị tạp nhiễm (mủ áp xe). Có thể quan sát qua một phết nhuộm gram để có thể biết được mẫu không bị tạp nhiễm nhờ chỉ thấy một hình thái vi khuẩn thuần khiết.
- Tuy làm kháng sinh đồ trực tiếp nhưng cũng không thể bỏ qua khâu định danh và kháng sinh đồ bằng qui trình thường qui vì qui trình này mới có thể cho được kết quả chính xác và đầy đủ.
7.4. hãy cho biết phương tiện thích hợp nhất để lấy, chuyên chở các quệt mủ, các chất dịch và các mủ abcess?
- Không nên dùng các phương tiện tự chế trong bệnh biện như: các que tăm bộng tự quấn cho vào ống nghiệm nhét gòn rồi hấp hay sấy khử trùng; hay các lọ kiểu chai peni hay tube thủy tinh nhét gòn rồi hấp sấy vô trùng ddeer lấy các bệnh phẩm mủ và các chất dịch. Lý do là các phương tiện này rất khó thao tác khi lấy bệnh phẩm trên bệnh nhân, hay khi lấy bệnh phẩm để làm xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Ngoài ra, các phương tiện này cũng không an toàn khi thao tác hay chuyên choe vì nguy cơ rỉ bệnh rất cao khi dùng các phương tiện này.
- Sau đây là các phương tiện thích hợp nhất để lấy và chuyên chở các bệnh phẩm mủ và chất dịch:
(1). Tăm bông vô trùng lấy mẫu được thiết kế với phần nắp tube gắn sẵn tăm bông do vậy khi rút nắp tube ra khỏi ống, tăm bông sẽ được rút ra theo và tay người thao tác cũng sẽ không chạm vào miệng tube, sau khi lấy quệt mủ xong tăm bông có thể được cho vào lại trong tube hay cho vào tube đũa chứa môi trường chuyên chở Stuart – Amies đi kèm.
(2). Cặp tube đũa tăm bông vô trùng / tube đũa môi trường chuyên chở Stuart – Amies được thiết kết để tăm bông của tube đũa tăm bông vô trùng sau khi lấy mẫy xòng cho vừa vặn vào tube đũa môi trường chuyên chở Stuart – Amies với thao tác rất dễ dàng và thuận tiện.
(3). Lọ vô trùng lấy mẫu rất thích hợp để lấy các chất dịch hay mủ abcess nhờ nắp vặn khi mở ra tay người thao tác sẽ không chạm miệng lọ (tay chạm miệng lọ sẽ rất dễ có nguy cơ ngoại nhiễm), sau khi lấy bệnh phẩm xong vặn chặt nắp, lọ sẽ rất kín không bị rò rỉ khi khuyên chở mẫu.
(4). Tăm bông mảnh vô trùng lấy mẫu rất thích hợp để lấy các quệt mủ từ các ống hẹp như mạch lươn, ống catheter … và cũng tương thích để có thể cho vào tube đũa môi trường chuyên chở Stuart – Amies.