09-04-2013, 03:28 PM
1. Đặc điểm sinh vật
1.1. Hình thể và cấu trúc
Varicella zoster thuộc họ Herpesviridae, nên nó có cấu trúc hình cầu với kích thước khoảng 180- 200 nm và gồm các thành phần sau:
- Chứa một phân tử ADN sợi kép quấn quanh một lõi protein có đường kính khoảng 75 nm.
- Capsid đối xứng hình khối 20 mặt, đường kính 95- 105 nm và gồm có 162 capsomer.
- Xung quanh vỏ capsid gồm nhiều hạt protein có hình cầu bao quanh.
- Bên ngoài cùng là lớp vỏ envelope lấy từ màng nhân tế bào chủ.
1.2. Sức đề kháng
Virus Varicella zoster đề kháng rất yếu vì chúng tương đối không bền vững, thậm chí ở nhiệt độ - 400C tới -700C. Nếu gây nhiễm vào mô nuôi cấy thì cũng không thể giữ gìn được lâu hơn 2 tháng.
1.3. Nuôi cấy
Khác với herpes simplex trong họ Herpesviridae, Varicella zoster không cấy truyền được vào bào thai gà hoặc gây bệnh cho những động vật thí nghiệm, nhưng nó có thể được nhân lên ở môi trường nuôi cấy là tế bào người hoặc khỉ. Thông thường ta có thể thấy được các hạt virus ở trong dịch nuôi cấy sau 24 – 36 giờ gây nhiễm, bởi vì lúc này chúng phá vỡ tế bào chủ và tung ra ngoài.
1.4. Đặc điểm nhân lên
Trước hết virus bám vào receptor của tế bào cảm thụ do sự hoà nhập vỏ envelope vào màng nguyên tương. Sau đó, vỏ capsid được cởi bỏ trong bào tương và phức hợp ADN- protein xâm nhập vào trong nhân tế bào. Tại nhân, ADN sao mã thành ARNm và protein cấu trúc được tổng hợp 2- 4 giờ sau đó nhưng là ở bào tương của tế bào chủ. Quá trình lắp ráp của các hạt virus được thực hiện trong nhân tế bào và vỏ envelope được hình thành từ màng nhân sau khi lắp ráp xong. Cuối cùng thì các hạt virus giải phóng khỏi tế bào.
2. Dịch tễ học và khả năng gây bệnh
2.1 Dịch tễ học
Người là ổ bệnh duy nhất đã biết của virus Varicella zoster. Virus này lây truyền qua đường hô hấp và thường xảy ra với trẻ em hay người lớn bị suy giảm miễn dịch. Sự lây nhiễm virus ở cả hai giới và các cá thể của tất cả các chủng tộc đều dễ dàng như nhau. Virus Varicella zoster lưu hành địa phương trong quần thể lớn, song bệnh có thể trở thành dịch trong các cá thể nhạy cảm theo mùa: cuối đông, đầu xuân ở vùng có khí hậu ôn hoà.
2.2. Khả năng gây bệnh
Virus Varicella zoster gây ra hai thực thể lâm sàng khác nhau, đó là: thuỷ đậu (Varicella) và Zona (Herpes zoster).
Thuỷ đậu: Do nhiễm virus qua đường hô hấp, virus được nhân lên và cuối cùng là nhiễm virus máu. Sự xuất hiện nhiễm virus máu này là nguyên nhân của các tổn thương lan toả ở bệnh thuỷ đậu.
Biểu hiện lâm sàng là sau khi ủ bệnh 10- 21 ngày thì bệnh nhân xuất hiện sốt (37,8- 39,40C) và các tổn thương từ dát sần đến các nang nước xuất hiện ở thân, mặt rồi lan nhanh chóng ra các vùng khác của cơ thể. Các nang nước này có thể trở thành mụn mủ do bội nhiễm liên cầu (Streptococcus pyogenes) hay tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus). Ngoài ra, thuỷ đậu còn gây viêm phổi mà tỷ lệ ở người lớn cao hơn trẻ em và các biến chứng nội tạng khác.
Zona: Người ta cho rằng cơ chế gây bệnh Zona của virus Varicella- zoster là do sự tái hoạt hoá của virus sau khi mắc thuỷ đậu mà virus này đã gây nhiễm rễ hạch thần kinh lưng.
Biểu hiện lâm sàng cũng là những mụn nước, nhưng khác với thuỷ đậu là zona chỉ gặp ở người lớn và lác đác. Zona là viêm thần kinh, do đó các mụn nước mọc dọc theo dây thần kinh bị viêm và kết hợp với sự đau khủng khiếp của bệnh nhân. Các mụn nước này cũng có thể hoá mủ khi có bội nhiễm.
3. Chẩn đoán vi sinh
3.1. Chẩn đoán trực tiếp
- Làm tiêu bản Tzank: Thực hiện bằng cách phết đáy tổn thương (mụn nước) lên lam kính rồi nhuộm bằng Giêm sa để chứng minh là các tế bào khổng lồ nhiều nhân.
- Nhuộm huỳnh quang trực tiếp các tế bào lấy từ đáy tổn thương ở da để phát hiện virus.
3.2. Chẩn đoán gián tiếp
- Miễn dịch huỳnh quang: Đó là phương pháp phát hiện kháng thể chống kháng nguyên màng của virus Varicella zoster bằng miễn dịch huỳnh quang
Miễn dịch ELISA: Còn gọi là miễn dịch gắn mên và cũng dùng để phát hiện kháng thể kháng kháng nguyên màng.
4. Phòng bệnh và điều trị
4.1. Phòng bệnh
Các phương pháp phòng bệnh không đặc hiệu như cách ly bệnh nhân hoặc tránh tiếp xúc với họ thường ít có hiệu quả. Hiện nay người ta dùng vaccin Varicella zoter sống giảm độc lực để gây miễn dịch chủ động cho những đối tượng có nguy cơ đạt được kết quả rất tốt ở các nước Nhật Bản và Mỹ. Ngoài ra, có thể dùng globulin miễn dịch đặc hiệu với virus này được lấy từ huyết thanh của những bệnh nhân đã khỏi để phòng bệnh.
4.2. Điều trị
Ngoài công việc điều trị triệu chứng và chăm sóc điều dưỡng những chỗ tổn thương để tránh bội nhiễm, có thể dùng các loại thuốc để chống virus như acyclovir, vidarabin thì các tổn thương da sẽ mau lành hơn và biến chứng phủ tạng cũng giảm đi.
1.1. Hình thể và cấu trúc
Varicella zoster thuộc họ Herpesviridae, nên nó có cấu trúc hình cầu với kích thước khoảng 180- 200 nm và gồm các thành phần sau:
- Chứa một phân tử ADN sợi kép quấn quanh một lõi protein có đường kính khoảng 75 nm.
- Capsid đối xứng hình khối 20 mặt, đường kính 95- 105 nm và gồm có 162 capsomer.
- Xung quanh vỏ capsid gồm nhiều hạt protein có hình cầu bao quanh.
- Bên ngoài cùng là lớp vỏ envelope lấy từ màng nhân tế bào chủ.
1.2. Sức đề kháng
Virus Varicella zoster đề kháng rất yếu vì chúng tương đối không bền vững, thậm chí ở nhiệt độ - 400C tới -700C. Nếu gây nhiễm vào mô nuôi cấy thì cũng không thể giữ gìn được lâu hơn 2 tháng.
1.3. Nuôi cấy
Khác với herpes simplex trong họ Herpesviridae, Varicella zoster không cấy truyền được vào bào thai gà hoặc gây bệnh cho những động vật thí nghiệm, nhưng nó có thể được nhân lên ở môi trường nuôi cấy là tế bào người hoặc khỉ. Thông thường ta có thể thấy được các hạt virus ở trong dịch nuôi cấy sau 24 – 36 giờ gây nhiễm, bởi vì lúc này chúng phá vỡ tế bào chủ và tung ra ngoài.
1.4. Đặc điểm nhân lên
Trước hết virus bám vào receptor của tế bào cảm thụ do sự hoà nhập vỏ envelope vào màng nguyên tương. Sau đó, vỏ capsid được cởi bỏ trong bào tương và phức hợp ADN- protein xâm nhập vào trong nhân tế bào. Tại nhân, ADN sao mã thành ARNm và protein cấu trúc được tổng hợp 2- 4 giờ sau đó nhưng là ở bào tương của tế bào chủ. Quá trình lắp ráp của các hạt virus được thực hiện trong nhân tế bào và vỏ envelope được hình thành từ màng nhân sau khi lắp ráp xong. Cuối cùng thì các hạt virus giải phóng khỏi tế bào.
2. Dịch tễ học và khả năng gây bệnh
2.1 Dịch tễ học
Người là ổ bệnh duy nhất đã biết của virus Varicella zoster. Virus này lây truyền qua đường hô hấp và thường xảy ra với trẻ em hay người lớn bị suy giảm miễn dịch. Sự lây nhiễm virus ở cả hai giới và các cá thể của tất cả các chủng tộc đều dễ dàng như nhau. Virus Varicella zoster lưu hành địa phương trong quần thể lớn, song bệnh có thể trở thành dịch trong các cá thể nhạy cảm theo mùa: cuối đông, đầu xuân ở vùng có khí hậu ôn hoà.
2.2. Khả năng gây bệnh
Virus Varicella zoster gây ra hai thực thể lâm sàng khác nhau, đó là: thuỷ đậu (Varicella) và Zona (Herpes zoster).
Thuỷ đậu: Do nhiễm virus qua đường hô hấp, virus được nhân lên và cuối cùng là nhiễm virus máu. Sự xuất hiện nhiễm virus máu này là nguyên nhân của các tổn thương lan toả ở bệnh thuỷ đậu.
Biểu hiện lâm sàng là sau khi ủ bệnh 10- 21 ngày thì bệnh nhân xuất hiện sốt (37,8- 39,40C) và các tổn thương từ dát sần đến các nang nước xuất hiện ở thân, mặt rồi lan nhanh chóng ra các vùng khác của cơ thể. Các nang nước này có thể trở thành mụn mủ do bội nhiễm liên cầu (Streptococcus pyogenes) hay tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus). Ngoài ra, thuỷ đậu còn gây viêm phổi mà tỷ lệ ở người lớn cao hơn trẻ em và các biến chứng nội tạng khác.
Zona: Người ta cho rằng cơ chế gây bệnh Zona của virus Varicella- zoster là do sự tái hoạt hoá của virus sau khi mắc thuỷ đậu mà virus này đã gây nhiễm rễ hạch thần kinh lưng.
Biểu hiện lâm sàng cũng là những mụn nước, nhưng khác với thuỷ đậu là zona chỉ gặp ở người lớn và lác đác. Zona là viêm thần kinh, do đó các mụn nước mọc dọc theo dây thần kinh bị viêm và kết hợp với sự đau khủng khiếp của bệnh nhân. Các mụn nước này cũng có thể hoá mủ khi có bội nhiễm.
3. Chẩn đoán vi sinh
3.1. Chẩn đoán trực tiếp
- Làm tiêu bản Tzank: Thực hiện bằng cách phết đáy tổn thương (mụn nước) lên lam kính rồi nhuộm bằng Giêm sa để chứng minh là các tế bào khổng lồ nhiều nhân.
- Nhuộm huỳnh quang trực tiếp các tế bào lấy từ đáy tổn thương ở da để phát hiện virus.
3.2. Chẩn đoán gián tiếp
- Miễn dịch huỳnh quang: Đó là phương pháp phát hiện kháng thể chống kháng nguyên màng của virus Varicella zoster bằng miễn dịch huỳnh quang
Miễn dịch ELISA: Còn gọi là miễn dịch gắn mên và cũng dùng để phát hiện kháng thể kháng kháng nguyên màng.
4. Phòng bệnh và điều trị
4.1. Phòng bệnh
Các phương pháp phòng bệnh không đặc hiệu như cách ly bệnh nhân hoặc tránh tiếp xúc với họ thường ít có hiệu quả. Hiện nay người ta dùng vaccin Varicella zoter sống giảm độc lực để gây miễn dịch chủ động cho những đối tượng có nguy cơ đạt được kết quả rất tốt ở các nước Nhật Bản và Mỹ. Ngoài ra, có thể dùng globulin miễn dịch đặc hiệu với virus này được lấy từ huyết thanh của những bệnh nhân đã khỏi để phòng bệnh.
4.2. Điều trị
Ngoài công việc điều trị triệu chứng và chăm sóc điều dưỡng những chỗ tổn thương để tránh bội nhiễm, có thể dùng các loại thuốc để chống virus như acyclovir, vidarabin thì các tổn thương da sẽ mau lành hơn và biến chứng phủ tạng cũng giảm đi.