09-04-2013, 11:24 AM
Virus bại liệt ( poliovirus) được tìm ra từ năm 1904, thuộc nhóm Picornavirus gồm có 3 typ trong Enterovirus. Virus này gây bệnh bại liệt, hiện nay đã thanh toán ở Việt Nam.
1. Đặc điểm sinh vật
1.1. Hình thể và cấu trúc
Virus bại liệt là virus chứa ARN một sợi, capsid được cấu tạo bởi 32 capsommer đối xứng hình khối 20 mặt. Đường kính khoảng 27-30nm. ARN có trọng lượng phân tử là 2,5 x 106 dalton ( 7,7 kilôbase).
1.2. Sức đề kháng
Virus bại liệt có sức đề kháng cao, trong nước có thể sống được khoảng 4 tháng, trong phân sống được trên 6 tháng, chịu được pH chênh lệch từ 4- 10 mà không bị bất hoạt bởi dung môi hoà tan lipid (ether, xà phòng…). ở nhiệt độ -70oC đến -20oC virus sống được nhiều năm. Tuy nhiên, virus lại dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56oC/30 phút và các chất sát khuẩn.
1.3. Nuôi cấy
Virus bại liệt có thể nuôi cấy trên các tế bào tiên phát như: tế bào thận khỉ Macacus Rhesus, tế bào thận người, tế bào màng ối người hoặc các tế bào thứ phát như: tế bào Hela, tế bào KB. Trong đó, nuôi cấy tốt nhất là tế bào vỏ thận khỉ.
1.4. Kháng nguyên
Năm 1949, Bodian, Sessel và Pait đã chứng minh được virus bại liệt có 3typ huyết thanh khác nhau, đó là Typ I, giống điển hình là Bruhilde; Typ II, giống điển hình là Lansing; Typ III, giống điển hình là Leon.
2. Dịch tễ học và khả năng gây bệnh
2.1. Dịch tễ học
Virus bại liệt phân bố rộng rãi hầu khắp thế giới. Đường lây truyền được coi là trực tiếp hay gián tiếp qua đường phân - miệng. Nước bị nhiễm chất thải, thức ăn bị nhiễm hoặc côn trùng trung gian (ruồi, gián…) đôi khi cũng là nguồn lây nhiễm. Ngoài ra virus bại liệt có thể lây qua đường hô hấp. Bệnh thường xảy ra ở mùa hè và ở trẻ em cao nhất là dưới 3 tuổi, giảm dần ở lứa tuổi sắp đi học.
2.2. Khả năng gây bệnh
Virus bại liệt gây nhiễm trùng đa số (khoảng 90%) là thể ẩn hay rất nhẹ. Khi bệnh xảy ra, thời kỳ ủ bệnh có thể là 4-35 ngày, thường là 7-14 ngày. Lâm sàng bệnh chia ra làm 3 thể:
- Bại liệt không thành: Đó là bệnh nhân chỉ có sốt nhẹ kéo dài 2-3 ngày mà không có dấu hiệu về thần kinh.
- Viêm màng não vô khuẩn: Có dấu hiệu về thần kinh, nhưng lành tính và khỏi trong vòng một vài ngày.
- Bại liệt có liệt chi: Ở trẻ em dưới 5 tuổi liệt một chi thường gặp nhất, ở từ 5-15 tuổi thì yếu một tay hay liệt nhẹ thường gặp, còn người trưởng thành thì hay liệt cả 4 chi.
Ngoài ra, bệnh bại liệt còn một thể rất nặng là thể hành tuỷ và bệnh nhân có thể chết do rối loạn về hô hấp, tuần hoàn.
3. Chẩn đoán vi sinh
3.1. Phân lập và xác định virus
Bệnh phẩm: tốt nhất là phân, nên lấy vào 3 ngày liên tiếp. Nếu là tử thi, lấy não (vùng bó tháp) bảo quản trong dung dịch nước muối đệm có 50% glycerol 50%. Bệnh phẩm phải được bảo quản và đưa về phòng xét nghiệm trong điều kiện lạnh.
Phân lập: Hiện nay, được sử dụng rộng rãi nhất là phương pháp nuôi cấy tế bào:
- Tế bào nguyên phát: Tế bào thận khỉ, tế bào thận người và màng ối người.
- Tế bào thường trực : Tế bào Hela, tế bào KB.
Xác định :
- Xác định sự có mặt của virus trong bệnh phẩm là những đám hoại tử tế bào.
- Định typ virus bằng phản ứng trung hoà trên nuôi cấy tế bào.
3.2. Chẩn đoán huyết thanh
Bệnh phẩm: Huyết thanh bệnh nhân. Phải lấy 2 lần cách nhau khoảng 7 ngày để tìm động lực kháng thể.
- Các phản ứng thường dùng: Phản ứng trung hoà, phản ứng kết hợp bổ thể và phản ứng ELISA.
4. Phòng bệnh và điều trị
4.1. Phòng bệnh
- Phòng bệnh không đặc hiệu: Đảm bảo vệ sinh ăn uống, vệ sinh thực phẩm, vệ sinh nguồn nước và tăng cường diệt côn trùng gieo mầm bệnh (ruồi gián…). Ngoài ra, phải phát hiện sớm bệnh nhân để cách ly và xử lý các chất thải, đồ dùng có liên quan đến bệnh nhân bằng chloramin 1% trong 1 giờ.
- Phòng bệnh đặc hiệu: Hiện nay, trên thế giới có 2 loại vaccin thường được sử dụng là: vaccin Salk và vaccin Sabin. Trong đó, qua quá trình sử dụng người ta thấy vaccin Sabin dùng thuận tiện hơn và khả năng tạo miễn dịch mạnh hơn.
4.2. Điều trị.
Chủ yếu là điều trị triệu chứng, phục hồi chức năng đề phòng biến chứng và nâng cao thể trạng cho bệnh nhân.
1. Đặc điểm sinh vật
1.1. Hình thể và cấu trúc
Virus bại liệt là virus chứa ARN một sợi, capsid được cấu tạo bởi 32 capsommer đối xứng hình khối 20 mặt. Đường kính khoảng 27-30nm. ARN có trọng lượng phân tử là 2,5 x 106 dalton ( 7,7 kilôbase).
1.2. Sức đề kháng
Virus bại liệt có sức đề kháng cao, trong nước có thể sống được khoảng 4 tháng, trong phân sống được trên 6 tháng, chịu được pH chênh lệch từ 4- 10 mà không bị bất hoạt bởi dung môi hoà tan lipid (ether, xà phòng…). ở nhiệt độ -70oC đến -20oC virus sống được nhiều năm. Tuy nhiên, virus lại dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56oC/30 phút và các chất sát khuẩn.
1.3. Nuôi cấy
Virus bại liệt có thể nuôi cấy trên các tế bào tiên phát như: tế bào thận khỉ Macacus Rhesus, tế bào thận người, tế bào màng ối người hoặc các tế bào thứ phát như: tế bào Hela, tế bào KB. Trong đó, nuôi cấy tốt nhất là tế bào vỏ thận khỉ.
1.4. Kháng nguyên
Năm 1949, Bodian, Sessel và Pait đã chứng minh được virus bại liệt có 3typ huyết thanh khác nhau, đó là Typ I, giống điển hình là Bruhilde; Typ II, giống điển hình là Lansing; Typ III, giống điển hình là Leon.
2. Dịch tễ học và khả năng gây bệnh
2.1. Dịch tễ học
Virus bại liệt phân bố rộng rãi hầu khắp thế giới. Đường lây truyền được coi là trực tiếp hay gián tiếp qua đường phân - miệng. Nước bị nhiễm chất thải, thức ăn bị nhiễm hoặc côn trùng trung gian (ruồi, gián…) đôi khi cũng là nguồn lây nhiễm. Ngoài ra virus bại liệt có thể lây qua đường hô hấp. Bệnh thường xảy ra ở mùa hè và ở trẻ em cao nhất là dưới 3 tuổi, giảm dần ở lứa tuổi sắp đi học.
2.2. Khả năng gây bệnh
Virus bại liệt gây nhiễm trùng đa số (khoảng 90%) là thể ẩn hay rất nhẹ. Khi bệnh xảy ra, thời kỳ ủ bệnh có thể là 4-35 ngày, thường là 7-14 ngày. Lâm sàng bệnh chia ra làm 3 thể:
- Bại liệt không thành: Đó là bệnh nhân chỉ có sốt nhẹ kéo dài 2-3 ngày mà không có dấu hiệu về thần kinh.
- Viêm màng não vô khuẩn: Có dấu hiệu về thần kinh, nhưng lành tính và khỏi trong vòng một vài ngày.
- Bại liệt có liệt chi: Ở trẻ em dưới 5 tuổi liệt một chi thường gặp nhất, ở từ 5-15 tuổi thì yếu một tay hay liệt nhẹ thường gặp, còn người trưởng thành thì hay liệt cả 4 chi.
Ngoài ra, bệnh bại liệt còn một thể rất nặng là thể hành tuỷ và bệnh nhân có thể chết do rối loạn về hô hấp, tuần hoàn.
3. Chẩn đoán vi sinh
3.1. Phân lập và xác định virus
Bệnh phẩm: tốt nhất là phân, nên lấy vào 3 ngày liên tiếp. Nếu là tử thi, lấy não (vùng bó tháp) bảo quản trong dung dịch nước muối đệm có 50% glycerol 50%. Bệnh phẩm phải được bảo quản và đưa về phòng xét nghiệm trong điều kiện lạnh.
Phân lập: Hiện nay, được sử dụng rộng rãi nhất là phương pháp nuôi cấy tế bào:
- Tế bào nguyên phát: Tế bào thận khỉ, tế bào thận người và màng ối người.
- Tế bào thường trực : Tế bào Hela, tế bào KB.
Xác định :
- Xác định sự có mặt của virus trong bệnh phẩm là những đám hoại tử tế bào.
- Định typ virus bằng phản ứng trung hoà trên nuôi cấy tế bào.
3.2. Chẩn đoán huyết thanh
Bệnh phẩm: Huyết thanh bệnh nhân. Phải lấy 2 lần cách nhau khoảng 7 ngày để tìm động lực kháng thể.
- Các phản ứng thường dùng: Phản ứng trung hoà, phản ứng kết hợp bổ thể và phản ứng ELISA.
4. Phòng bệnh và điều trị
4.1. Phòng bệnh
- Phòng bệnh không đặc hiệu: Đảm bảo vệ sinh ăn uống, vệ sinh thực phẩm, vệ sinh nguồn nước và tăng cường diệt côn trùng gieo mầm bệnh (ruồi gián…). Ngoài ra, phải phát hiện sớm bệnh nhân để cách ly và xử lý các chất thải, đồ dùng có liên quan đến bệnh nhân bằng chloramin 1% trong 1 giờ.
- Phòng bệnh đặc hiệu: Hiện nay, trên thế giới có 2 loại vaccin thường được sử dụng là: vaccin Salk và vaccin Sabin. Trong đó, qua quá trình sử dụng người ta thấy vaccin Sabin dùng thuận tiện hơn và khả năng tạo miễn dịch mạnh hơn.
4.2. Điều trị.
Chủ yếu là điều trị triệu chứng, phục hồi chức năng đề phòng biến chứng và nâng cao thể trạng cho bệnh nhân.