09-04-2013, 10:10 AM
Virus dengue được xếp vào nhóm B ( Flavivirus ) của Arbovirus. Đây là căn nguyên chủ yếu gây ra bệnh sốt xuất huyết và có thể trở thành dịch, thường gặp ở Việt Nam.
1. Đặc điểm sinh vật
1.1.Hình thể và cấu trúc
Virus dengue có hình cầu với đường kính khoảng 35-50nm. Cấu trúc của virus này gồm có: phía ngoài là vỏ envelope có bản chất lipo-protein bao bọc quanh vỏ capsid có 32 capsomer và đối xứng hình khối 20 mặt, phía trong là ARN một sợi dương nằm trong vỏ capsid có trọng lượng khoảng 3,8 x 106 dalton.
1.2. Sức đề kháng
Virus dễ dàng bị tiêu huỷ bởi các dung môi hoà tan lipid (Ví dụ : Ether, xà phòng, formalin… ), tia cực tím và nhiệt độ cao. Tuy nhiên ở 60o virus bị tiêu diệt sau 30 phút, ở 40oC bị tiêu diệt sau vài giờ, nhưng nếu ở trong dung dịch glycerol 50% boặc bảo quản ở -70oC thì virus có thể sống từ vài tháng đến vài năm.
1.3. Nuôi cấy
Virus dengue có thể nuôi cấy trên các tế bào nuôi như: tế bào Hela, tế bào KB, đặc biệt là tế bào muỗi C6/36. Ngoài ra, virus dengue còn có thể được cấy truyền vào não chuột nhắt trắng mới đẻ, làm cho chuột bị liệt từ ngày thứ 3 trở đi và cũng có thể cấy vào cơ thể muỗi Aedes aegypty hoặc muỗi Toxorhynchites.
1.4. Kháng nguyên
Virus dengue gồm có các kháng nguyên kết hợp bổ thể, trung hoà và ngăn ngưng kết hồng cầu. Do cấu trúc của các quyết định kháng nguyên khác nhau, cho nên virus dengue được chia ra làm 4 typ được ký hiệu là : D1, D2, D3, D4. Tuy vậy, các typ của virus dengue cũng có một số quyết định kháng nguyên chung, đặc biệt là kháng nguyên ngăn ngưng kết hồng cầu.
2. Dịch tễ học và khả năng gây bệnh
2.1. Dịch tễ học
Virus dengue có ổ chứa là người, khỉ và muỗi. Trong đó, đường lây truyền của virus này là do muỗi đốt, chủ yếu là Aedes albopictus sống ở trong rừng.
Vì vậy, bệnh sốt xuất huyết dengue có mặt hầu khắp thế giới, nơi mà có muỗi Aedes aegypti lưu hành như châu Á, châu Phi, châu Mỹ và châu Úc. Ở Việt Nam do có hệ thống ao hồ, kênh rạch phức tạp và có khí hậu nóng ẩm, cho nên bệnh dengue xuất huyết có thể gặp quanh năm, đặc biệt là vào mùa mưa. Ngoài ra, bệnh dengue xuất huyết có thể gặp ở mọi lứa tuổi.
2.2. Khả năng gây bệnh
Ngoài khả năng gây bệnh cho người, virus dengue có thể gây bệnh cho khỉ và chuột nhắt trắng mới đẻ.
Ở người virus dengue thường ủ bệnh 4-6 ngày (ít nhất là 3 ngày và nhiều nhất là 10 ngày) sau khi bị muỗi truyền. Thời kỳ khởi phát thường cấp tính và chuyển sang toàn phát với một trong hai thể :
+ Dengue xuất huyết không có sốc (shock): Bệnh nhân sốt cao 39-400C, kèm theo xung huyết nhiều (mắt đỏ, mặt đỏ, lưng-ngực đỏ rực) và đau đầu, đau mỏi cơ - khớp dữ dội. Ngoài ra, thăm khám có thể thấy bệnh nhân có xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, kinh nguyệt kéo dài ( Do virus dengue gây giảm tiểu cầu, giảm fibrin và gây tăng tính thấm thành mạch ).
+ Dengue xuất huyết có sốc: Ngoài các triệu trứng như trên bệnh nhân có có các biểu hiện, dấu hiệu của sốc giảm tuần hoàn ( do tăng tính thấm thành mạch ): Bệnh nhân mệt lả, tinh thần vật vã, mạch nhanh nhỏ, chi lạnh, nổi vân tím trên da và bệnh nhân có thể xuất huyết tiêu hoá ( nôn ra máu và ỉa phân đen ). Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong.
3. Chẩn đoán vi sinh
3.1. Chẩn đoán trực tiếp
3.1.1. Bệnh phẩm:
Máu bệnh nhân (2-4 ml có chống đông ) khi bệnh nhân đang sốt và thời gian phải không quá 4 ngày kể từ cơn sốt đầu. Ngoài ra, bệnh phẩm có thể là tổ chức gan, lách, hạch lympho... lấy từ tử thi chết không quá 6 giờ và được bảo quản bởi glycerol 50%.
Vectơ: Muối Aedes aegypti (bắt 20-40 con)
Bệnh phẩm lấy xong phải được bảo quản lạnh, riêng muỗi phải giữ cho sống trước khi gửi đến phòng thí nghiệm.
3.1.2. Phân lập virus:
Hiện nay, thường dùng 3 phương pháp để phân lập virus dengue:
+ Phân lập trên chuột bạch mới đẻ: Bệnh phẩm được tiêm vào não chuột 1-3 ngày tuổi và theo dõi hàng ngày.Nếu chuột bị bệnh, chuột sẽ liệt hai chân sau. Mổ lấy não để tiêm tiếp hai lần nữa. Sau khi gây nhiễm được một tuần, cho dù chuột có ốm hay không cũng mổ để lấy não để xác định virus. Dùng kỹ thuật này, người ta đã phân lập được cả 4 typ dengue. Nhưng đòi hỏi rất nhiều thời gian, độ nhạy thấp, lại rất tốn kém nên rất ít được sử dụng.
+ Phân lập trên muỗi sống: Bệnh phẩm được tiêm vào ngực muỗi Toxorhynchites. Sau khi tiêm, nuôi muỗi trong lồng ở 28oC trong 14 ngày, bắt những con muỗi sống và giữ trong -70oC để xác định virus. Phương pháp này có độ nhạy cao, cho nên có thể được sử dụng trong chẩn đoán virus trên lâm sàng.
+ Phân lập trên tế bào nuôi: Cấy bệnh phẩm vào tế bào nuôi một lớp C6/36. Sau 7 ngày, thu hoạch tế bào để xác định virus. Phương pháp này phân lập virus nhanh hơn và ít tốn kém hơn, nhưng lai không nhậy bằng phương pháp lây nhiễm trực tiếp vào muỗi.
3.1.3. Xác định virus:
Sau khi phân lập virus, chúng ta có thể xác định được virus bằng một trong các phương pháp sau:
Phản ứng kết hợp bổ thể.
Phản ứng trung hoà (làm giảm mảng hoại tử trên các tế bào nuôi cấy một lớp)
Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang trực tiếp.
Kỹ thuật PCR (Polymerace chain reaction ).
3.2. Chẩn đoán gián tiếp (huyết thanh)
- Bệnh phẩm: Lấy máu bệnh nhân ngay từ lúc vào viện và lần thứ hai cách đó 7 ngày. Máu phải để đông, ly tâm lấy huyết thanh và giữ trong tủ lạnh ở -200C cho tới khi làm xét nghiệm ở cùng một thời gian.
- Các kỹ thuật thường dùng hiện nay:
- Phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu.
- Phản ứng kết hợp bổ thể.
- Phản ứng trung hoà.
- Kỹ thuật ELISA, thường được dùng hiện nay.
- Kỹ thuật huỳnh quang gián tiếp.
Dựa vào các phản ứng huyết thanh chúng ta có thể tìm được hiệu giá kháng thể lần 1 và hiệu giá kháng thể lần hai. Từ đó, nếu hiệu giá kháng thể lần 2 lớn hơn lần 1 bốn lần thì có chẩn đoán dương tính. Hoặc có thể chẩn đoán huyết thanh bằng phát hiện IgM ( Mac - ELISA)
4. Phòng bệnh và điều trị
4.1. Phòng bệnh
Do hiện nay chưa có vaccin phòng bệnh sốt xuất huyết dengue, do vậy để hạn chế mắc bệnh này thì chủ yếu dựa vào phòng bệnh không đặc hiệu. Đó là:
- Hạn chế và tiêu diệt vectơ truyền bệnh, bao gồm các nội dung:
- Khơi thông cống rãnh, các bể nước- chum vại phải có nắp đạy và phát quang bụi rậm để muỗi không còn nơi đẻ trứng,trú ẩn.
- Phun thuốc diệt muỗi.
- Hạn chế và tránh muỗi đốt: Đó là khi đi ngủ thì mọi người phải nằm màn. Những nơi có nhiều muỗi có thể tẩm màn bằng permethrin 0,2g/m2.
4.2. Điều trị
Hiện nay khôngcó thuốc đặc hiệu virus. Chủ yếu là điều trị triệu chứng và biến chứng kết hợp với nâng cao thể trạng cho bệnh nhân.
1. Đặc điểm sinh vật
1.1.Hình thể và cấu trúc
Virus dengue có hình cầu với đường kính khoảng 35-50nm. Cấu trúc của virus này gồm có: phía ngoài là vỏ envelope có bản chất lipo-protein bao bọc quanh vỏ capsid có 32 capsomer và đối xứng hình khối 20 mặt, phía trong là ARN một sợi dương nằm trong vỏ capsid có trọng lượng khoảng 3,8 x 106 dalton.
1.2. Sức đề kháng
Virus dễ dàng bị tiêu huỷ bởi các dung môi hoà tan lipid (Ví dụ : Ether, xà phòng, formalin… ), tia cực tím và nhiệt độ cao. Tuy nhiên ở 60o virus bị tiêu diệt sau 30 phút, ở 40oC bị tiêu diệt sau vài giờ, nhưng nếu ở trong dung dịch glycerol 50% boặc bảo quản ở -70oC thì virus có thể sống từ vài tháng đến vài năm.
1.3. Nuôi cấy
Virus dengue có thể nuôi cấy trên các tế bào nuôi như: tế bào Hela, tế bào KB, đặc biệt là tế bào muỗi C6/36. Ngoài ra, virus dengue còn có thể được cấy truyền vào não chuột nhắt trắng mới đẻ, làm cho chuột bị liệt từ ngày thứ 3 trở đi và cũng có thể cấy vào cơ thể muỗi Aedes aegypty hoặc muỗi Toxorhynchites.
1.4. Kháng nguyên
Virus dengue gồm có các kháng nguyên kết hợp bổ thể, trung hoà và ngăn ngưng kết hồng cầu. Do cấu trúc của các quyết định kháng nguyên khác nhau, cho nên virus dengue được chia ra làm 4 typ được ký hiệu là : D1, D2, D3, D4. Tuy vậy, các typ của virus dengue cũng có một số quyết định kháng nguyên chung, đặc biệt là kháng nguyên ngăn ngưng kết hồng cầu.
2. Dịch tễ học và khả năng gây bệnh
2.1. Dịch tễ học
Virus dengue có ổ chứa là người, khỉ và muỗi. Trong đó, đường lây truyền của virus này là do muỗi đốt, chủ yếu là Aedes albopictus sống ở trong rừng.
Vì vậy, bệnh sốt xuất huyết dengue có mặt hầu khắp thế giới, nơi mà có muỗi Aedes aegypti lưu hành như châu Á, châu Phi, châu Mỹ và châu Úc. Ở Việt Nam do có hệ thống ao hồ, kênh rạch phức tạp và có khí hậu nóng ẩm, cho nên bệnh dengue xuất huyết có thể gặp quanh năm, đặc biệt là vào mùa mưa. Ngoài ra, bệnh dengue xuất huyết có thể gặp ở mọi lứa tuổi.
Sơ đồ về quá trình lây nhiễm của virus dengue:
2.2. Khả năng gây bệnh
Ngoài khả năng gây bệnh cho người, virus dengue có thể gây bệnh cho khỉ và chuột nhắt trắng mới đẻ.
Ở người virus dengue thường ủ bệnh 4-6 ngày (ít nhất là 3 ngày và nhiều nhất là 10 ngày) sau khi bị muỗi truyền. Thời kỳ khởi phát thường cấp tính và chuyển sang toàn phát với một trong hai thể :
+ Dengue xuất huyết không có sốc (shock): Bệnh nhân sốt cao 39-400C, kèm theo xung huyết nhiều (mắt đỏ, mặt đỏ, lưng-ngực đỏ rực) và đau đầu, đau mỏi cơ - khớp dữ dội. Ngoài ra, thăm khám có thể thấy bệnh nhân có xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, kinh nguyệt kéo dài ( Do virus dengue gây giảm tiểu cầu, giảm fibrin và gây tăng tính thấm thành mạch ).
+ Dengue xuất huyết có sốc: Ngoài các triệu trứng như trên bệnh nhân có có các biểu hiện, dấu hiệu của sốc giảm tuần hoàn ( do tăng tính thấm thành mạch ): Bệnh nhân mệt lả, tinh thần vật vã, mạch nhanh nhỏ, chi lạnh, nổi vân tím trên da và bệnh nhân có thể xuất huyết tiêu hoá ( nôn ra máu và ỉa phân đen ). Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong.
3. Chẩn đoán vi sinh
3.1. Chẩn đoán trực tiếp
3.1.1. Bệnh phẩm:
Máu bệnh nhân (2-4 ml có chống đông ) khi bệnh nhân đang sốt và thời gian phải không quá 4 ngày kể từ cơn sốt đầu. Ngoài ra, bệnh phẩm có thể là tổ chức gan, lách, hạch lympho... lấy từ tử thi chết không quá 6 giờ và được bảo quản bởi glycerol 50%.
Vectơ: Muối Aedes aegypti (bắt 20-40 con)
Bệnh phẩm lấy xong phải được bảo quản lạnh, riêng muỗi phải giữ cho sống trước khi gửi đến phòng thí nghiệm.
3.1.2. Phân lập virus:
Hiện nay, thường dùng 3 phương pháp để phân lập virus dengue:
+ Phân lập trên chuột bạch mới đẻ: Bệnh phẩm được tiêm vào não chuột 1-3 ngày tuổi và theo dõi hàng ngày.Nếu chuột bị bệnh, chuột sẽ liệt hai chân sau. Mổ lấy não để tiêm tiếp hai lần nữa. Sau khi gây nhiễm được một tuần, cho dù chuột có ốm hay không cũng mổ để lấy não để xác định virus. Dùng kỹ thuật này, người ta đã phân lập được cả 4 typ dengue. Nhưng đòi hỏi rất nhiều thời gian, độ nhạy thấp, lại rất tốn kém nên rất ít được sử dụng.
+ Phân lập trên muỗi sống: Bệnh phẩm được tiêm vào ngực muỗi Toxorhynchites. Sau khi tiêm, nuôi muỗi trong lồng ở 28oC trong 14 ngày, bắt những con muỗi sống và giữ trong -70oC để xác định virus. Phương pháp này có độ nhạy cao, cho nên có thể được sử dụng trong chẩn đoán virus trên lâm sàng.
+ Phân lập trên tế bào nuôi: Cấy bệnh phẩm vào tế bào nuôi một lớp C6/36. Sau 7 ngày, thu hoạch tế bào để xác định virus. Phương pháp này phân lập virus nhanh hơn và ít tốn kém hơn, nhưng lai không nhậy bằng phương pháp lây nhiễm trực tiếp vào muỗi.
3.1.3. Xác định virus:
Sau khi phân lập virus, chúng ta có thể xác định được virus bằng một trong các phương pháp sau:
Phản ứng kết hợp bổ thể.
Phản ứng trung hoà (làm giảm mảng hoại tử trên các tế bào nuôi cấy một lớp)
Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang trực tiếp.
Kỹ thuật PCR (Polymerace chain reaction ).
3.2. Chẩn đoán gián tiếp (huyết thanh)
- Bệnh phẩm: Lấy máu bệnh nhân ngay từ lúc vào viện và lần thứ hai cách đó 7 ngày. Máu phải để đông, ly tâm lấy huyết thanh và giữ trong tủ lạnh ở -200C cho tới khi làm xét nghiệm ở cùng một thời gian.
- Các kỹ thuật thường dùng hiện nay:
- Phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu.
- Phản ứng kết hợp bổ thể.
- Phản ứng trung hoà.
- Kỹ thuật ELISA, thường được dùng hiện nay.
- Kỹ thuật huỳnh quang gián tiếp.
Dựa vào các phản ứng huyết thanh chúng ta có thể tìm được hiệu giá kháng thể lần 1 và hiệu giá kháng thể lần hai. Từ đó, nếu hiệu giá kháng thể lần 2 lớn hơn lần 1 bốn lần thì có chẩn đoán dương tính. Hoặc có thể chẩn đoán huyết thanh bằng phát hiện IgM ( Mac - ELISA)
4. Phòng bệnh và điều trị
4.1. Phòng bệnh
Do hiện nay chưa có vaccin phòng bệnh sốt xuất huyết dengue, do vậy để hạn chế mắc bệnh này thì chủ yếu dựa vào phòng bệnh không đặc hiệu. Đó là:
- Hạn chế và tiêu diệt vectơ truyền bệnh, bao gồm các nội dung:
- Khơi thông cống rãnh, các bể nước- chum vại phải có nắp đạy và phát quang bụi rậm để muỗi không còn nơi đẻ trứng,trú ẩn.
- Phun thuốc diệt muỗi.
- Hạn chế và tránh muỗi đốt: Đó là khi đi ngủ thì mọi người phải nằm màn. Những nơi có nhiều muỗi có thể tẩm màn bằng permethrin 0,2g/m2.
4.2. Điều trị
Hiện nay khôngcó thuốc đặc hiệu virus. Chủ yếu là điều trị triệu chứng và biến chứng kết hợp với nâng cao thể trạng cho bệnh nhân.