Hiện nay người ta đã biết một số yếu tố sau:
- Yếu tố 1: Là yếu tố có thể thay thế cho AC-globulin huyết tương để hoạt hóa prothombỉn thành thrombin; được Ware và cộng sự phát hiện năm 1948.
- Yếu tố 2: Là yếu tố có tác dụng rút ngắn thời gian đông của fibrinogen dưới tác dụng của thrombin.
- Yếu tố 3: Bản chất là một lipoprotein được tổng hợp bởi tiểu cầu; chủ yếu nằm ở phần hạt, có thể là hạt tự do hoặc hạt dính vào màng. Yếu tố 3 tiểu cầu rất cần thiết để hình thành thromboplastin nội sinh bằng cách tương tác với các yếu tố chống hemophilia; và để rồi xuác tác cho quá trình chuyển prothrombin thành thrombin.
- Yếu tố 4: Còn gọi là yếu tố chống heparin. Bản chất là một glycoprotein. Yếu tố 4 có tác dụng trung hòa hoạt tính chống đông của heparin (1 đơn vị của heparin có thể bị trung hòa bởi 5x10^8 tiểu cầu).
- Yếu tố 5: Là yếu tố có khả năng làm đông máu, có lẽ tác dụng tương tự fibrinogen. Nếu dùng trypsin để xử lý tiểu cầu (loại trừ yếu tố 5) thì thấy tiểu cầu không tập hợp được thành từng đám khi tiếp xúc với các yếu tố gây ngưng tập.
- Yếu tố 6: Còn gọi là yếu tố chống tiêu sợi huyết, vì yếu tố 6 có tcá dụng chống lại hiện tượng này. Tuy nhiên yếu tố 6 khác với yếu tố chống tiêu sợi huyết của huyết tương vì động học của hai men này thuộc hai hệ thống khác nhau.
- Yếu tố 7: Là đồng yếu tố với thromboplastin vì nó có khả năng chuyển prothrombin thành thrombinkhi có một nồng độ thấp thromboplastin tổ chức, ion calci hay yếu tố 5.
- Yếu tố 8: Là yếu tố chống thromboplastin của tiểu cầu, trong đó hoạt tính chống đông có liên quan với phosphatidincerin.
- Yếu tố 9: à yếu tố co rút giống thrombosterin, tạo điều kiện cho sự co cục máu được tốt hơn.
- Yếu tố 10: Là serotonin không phải do tiểu cầu tạo ra mà do tiểu cầu hấp thu đượg từ đường tiêu hóa. Serotonin có tác dụng gây co mạch do kích thích cơ trơn; Trong quá trình cầm máu tiểu cầu vỡ ra sẽ làm co mạch địa phương ở những khu vực gần đinh cầm máu. Đồng thời serotonin cũng có khả năng hoạt hó hệ thống tiêu fibrin do đó có thể tiêu cục huyét khối.
- Yếu tố 11: Là thrombopastin của tiểu cầu
- Yếu tố 12: Chính là yếu tố XIII của huyết tương - yếu tố ổn định sợi huyết - do chính tiểu cầu hấp thụ lên bề mặt nó.
- Yếu tố 13: Là ADP.
Nguồn: Đông máu ứng dụng trong lâm sàng - Nguyễn Anh Trí - NXB Y học
- Yếu tố 1: Là yếu tố có thể thay thế cho AC-globulin huyết tương để hoạt hóa prothombỉn thành thrombin; được Ware và cộng sự phát hiện năm 1948.
- Yếu tố 2: Là yếu tố có tác dụng rút ngắn thời gian đông của fibrinogen dưới tác dụng của thrombin.
- Yếu tố 3: Bản chất là một lipoprotein được tổng hợp bởi tiểu cầu; chủ yếu nằm ở phần hạt, có thể là hạt tự do hoặc hạt dính vào màng. Yếu tố 3 tiểu cầu rất cần thiết để hình thành thromboplastin nội sinh bằng cách tương tác với các yếu tố chống hemophilia; và để rồi xuác tác cho quá trình chuyển prothrombin thành thrombin.
- Yếu tố 4: Còn gọi là yếu tố chống heparin. Bản chất là một glycoprotein. Yếu tố 4 có tác dụng trung hòa hoạt tính chống đông của heparin (1 đơn vị của heparin có thể bị trung hòa bởi 5x10^8 tiểu cầu).
- Yếu tố 5: Là yếu tố có khả năng làm đông máu, có lẽ tác dụng tương tự fibrinogen. Nếu dùng trypsin để xử lý tiểu cầu (loại trừ yếu tố 5) thì thấy tiểu cầu không tập hợp được thành từng đám khi tiếp xúc với các yếu tố gây ngưng tập.
- Yếu tố 6: Còn gọi là yếu tố chống tiêu sợi huyết, vì yếu tố 6 có tcá dụng chống lại hiện tượng này. Tuy nhiên yếu tố 6 khác với yếu tố chống tiêu sợi huyết của huyết tương vì động học của hai men này thuộc hai hệ thống khác nhau.
- Yếu tố 7: Là đồng yếu tố với thromboplastin vì nó có khả năng chuyển prothrombin thành thrombinkhi có một nồng độ thấp thromboplastin tổ chức, ion calci hay yếu tố 5.
- Yếu tố 8: Là yếu tố chống thromboplastin của tiểu cầu, trong đó hoạt tính chống đông có liên quan với phosphatidincerin.
- Yếu tố 9: à yếu tố co rút giống thrombosterin, tạo điều kiện cho sự co cục máu được tốt hơn.
- Yếu tố 10: Là serotonin không phải do tiểu cầu tạo ra mà do tiểu cầu hấp thu đượg từ đường tiêu hóa. Serotonin có tác dụng gây co mạch do kích thích cơ trơn; Trong quá trình cầm máu tiểu cầu vỡ ra sẽ làm co mạch địa phương ở những khu vực gần đinh cầm máu. Đồng thời serotonin cũng có khả năng hoạt hó hệ thống tiêu fibrin do đó có thể tiêu cục huyét khối.
- Yếu tố 11: Là thrombopastin của tiểu cầu
- Yếu tố 12: Chính là yếu tố XIII của huyết tương - yếu tố ổn định sợi huyết - do chính tiểu cầu hấp thụ lên bề mặt nó.
- Yếu tố 13: Là ADP.
Nguồn: Đông máu ứng dụng trong lâm sàng - Nguyễn Anh Trí - NXB Y học