02-29-2012, 11:20 PM
Chữ số có nghĩa
Kết quả của một phép đo trực tiếp cũng như của một thao tác phân tích phải
được ghi chép sao cho người sử dụng số liệu hiểu được mức độ chính xác của phép
đo. Vì vậy người ta quy định việc biểu diễn kết quả của phép đo theo đúng quy ước
về chữ số có nghĩa.
Chữ số có nghĩa bao gồm các chữ số tin cậy cùng với chữ số bất định đầu
tiên. Về nguyên tắc, số liệu phải được ghi sao cho chữ số cuối cùng là bất định.
VD: 1,2345 : 5 chữ số có nghĩa, 4 chữ số tin cậy (1,2,3,4), 1 chữ số bất định(5)
Đối với kết quả đo trực tiếp ta dựa vào thông số kỹ thuật của thiết bị đo để
ghi chữ số tin cậy và chữ số bất định.
- Nếu cân trên cân phân tích với độ nhạy ± 0,1mg thì kết quả phải được ghi đến
chữ số chỉ phần mười mg.
Ví dụ: 1,8925 gam mà không ghi là 1,89 gam hay 1,892 gam, trong đó các
chữ số 1, 8, 9, 2 là các chữ số hoàn toàn tin cậy vì ta đọc được từ quả cân, còn chữ
số 5 là bất định vì được ghi ước tính trên thang chia. Trong kết quả cân này, ta có 5
chữ số có nghĩa gồm 4 chữ số tin cậy (các chữ số 1, 8, 9, 2) và 1 chữ số bất định
(chữ số 5).
- Khi đọc thể tích ghi trên buret được chia độ đến 0,1ml thì kết quả phải được
ghi đến chữ số chỉ phần trăm ml vì phần mười ml là số chắc chắn (tin cậy), còn phần
trăm ml là số ghi ngờ (bất định).
Ví dụ: phải ghi V= 12,85ml mà không ghi 12,8ml hay 12,854ml
- Đối với kết quả phân tích, ta dựa vào giá trị ε, s để biểu diễn các chữ số tin
cậy và chữ số bất định.
Ví dụ: ta tính được X =3,86712 và ε = ±0,005, như vậy chữ số thứ ba sau dấu
phẩy là bất định và ghi kết quả phân tích phải làm tròn đến con số thứ ba sau dấu
phẩy tức là X =3,867 (µ = 3,867±0,005). Ở đây có 4 chữ số có nghĩa (bao gồm các
chữ số tin cậy cùng với chữ số bất định đầu tiên) (các chữ số 3, 8, 6 – tin cậy và
chữ số 7 là bất định).
- Trong trường hợp không có thông tin bổ sung thì ngầm hiểu rằng chữ số cuối
cùng có độ bất định ±1. Ví dụ: nếu ghi pH = 6,77 có nghĩa là giá trị pH có thể dao
động trong khoảng pH= 6,77-6,79 và như vậy máy đo pH có độ chính xác ±0,01 đv
pH.
- Đối với chữ số 0: không được tính là số có nghĩa khi nó được dùng để thiết
lập điểm thập phân, còn chữ số 0 đứng giữa hoặc đứng sau các chữ số khác thì được
tính vào số có nghĩa. Ví dụ: số 0,02030 thì hai chữ số 0 đứng trước số 2 không được
tính là số có nghĩa, hai chữ số 0 còn lại là số có nghĩa, số này có 4 chữ số có nghĩa
(2, 0, 3, 0) trong đó 2, 0, 3 là số tin cậy và 0 (chữ số cuối cùng) là số bất định.
- Đối với các số phức tạp người ta thường chuyển sang dạng số lũy thừa thập
phân thì các số ở phần nguyên được tính vào chữ số có nghĩa, còn bậc lũy thừa
không được coi là chữ số có nghĩa.
Ví dụ: 1705 = 1,705.103 có 4 chữ số có nghĩa; 0,000840 = 8,40.10-4 có 3 chữ
số có nghĩa; 2,4 gam có 2 chữ số có nghĩa và nếu quy ra mg thì phải viết 2,4.103mg
( có 2 chữ số nghĩa) mà không được viết là 2400mg (có 4 chữ số có nghĩa).
Đối với các số logarit thì các chữ số ở bên trái điểm thập phân (phần nguyên)
không được coi là số có nghĩa. Ví dụ: lgx = 3,45 có 2 chữ số có nghĩa (chữ số 4 và
5) còn chữ số 3 là bậc của lũy thừa.
Kết quả của một phép đo trực tiếp cũng như của một thao tác phân tích phải
được ghi chép sao cho người sử dụng số liệu hiểu được mức độ chính xác của phép
đo. Vì vậy người ta quy định việc biểu diễn kết quả của phép đo theo đúng quy ước
về chữ số có nghĩa.
Chữ số có nghĩa bao gồm các chữ số tin cậy cùng với chữ số bất định đầu
tiên. Về nguyên tắc, số liệu phải được ghi sao cho chữ số cuối cùng là bất định.
VD: 1,2345 : 5 chữ số có nghĩa, 4 chữ số tin cậy (1,2,3,4), 1 chữ số bất định(5)
Đối với kết quả đo trực tiếp ta dựa vào thông số kỹ thuật của thiết bị đo để
ghi chữ số tin cậy và chữ số bất định.
- Nếu cân trên cân phân tích với độ nhạy ± 0,1mg thì kết quả phải được ghi đến
chữ số chỉ phần mười mg.
Ví dụ: 1,8925 gam mà không ghi là 1,89 gam hay 1,892 gam, trong đó các
chữ số 1, 8, 9, 2 là các chữ số hoàn toàn tin cậy vì ta đọc được từ quả cân, còn chữ
số 5 là bất định vì được ghi ước tính trên thang chia. Trong kết quả cân này, ta có 5
chữ số có nghĩa gồm 4 chữ số tin cậy (các chữ số 1, 8, 9, 2) và 1 chữ số bất định
(chữ số 5).
- Khi đọc thể tích ghi trên buret được chia độ đến 0,1ml thì kết quả phải được
ghi đến chữ số chỉ phần trăm ml vì phần mười ml là số chắc chắn (tin cậy), còn phần
trăm ml là số ghi ngờ (bất định).
Ví dụ: phải ghi V= 12,85ml mà không ghi 12,8ml hay 12,854ml
- Đối với kết quả phân tích, ta dựa vào giá trị ε, s để biểu diễn các chữ số tin
cậy và chữ số bất định.
Ví dụ: ta tính được X =3,86712 và ε = ±0,005, như vậy chữ số thứ ba sau dấu
phẩy là bất định và ghi kết quả phân tích phải làm tròn đến con số thứ ba sau dấu
phẩy tức là X =3,867 (µ = 3,867±0,005). Ở đây có 4 chữ số có nghĩa (bao gồm các
chữ số tin cậy cùng với chữ số bất định đầu tiên) (các chữ số 3, 8, 6 – tin cậy và
chữ số 7 là bất định).
- Trong trường hợp không có thông tin bổ sung thì ngầm hiểu rằng chữ số cuối
cùng có độ bất định ±1. Ví dụ: nếu ghi pH = 6,77 có nghĩa là giá trị pH có thể dao
động trong khoảng pH= 6,77-6,79 và như vậy máy đo pH có độ chính xác ±0,01 đv
pH.
- Đối với chữ số 0: không được tính là số có nghĩa khi nó được dùng để thiết
lập điểm thập phân, còn chữ số 0 đứng giữa hoặc đứng sau các chữ số khác thì được
tính vào số có nghĩa. Ví dụ: số 0,02030 thì hai chữ số 0 đứng trước số 2 không được
tính là số có nghĩa, hai chữ số 0 còn lại là số có nghĩa, số này có 4 chữ số có nghĩa
(2, 0, 3, 0) trong đó 2, 0, 3 là số tin cậy và 0 (chữ số cuối cùng) là số bất định.
- Đối với các số phức tạp người ta thường chuyển sang dạng số lũy thừa thập
phân thì các số ở phần nguyên được tính vào chữ số có nghĩa, còn bậc lũy thừa
không được coi là chữ số có nghĩa.
Ví dụ: 1705 = 1,705.103 có 4 chữ số có nghĩa; 0,000840 = 8,40.10-4 có 3 chữ
số có nghĩa; 2,4 gam có 2 chữ số có nghĩa và nếu quy ra mg thì phải viết 2,4.103mg
( có 2 chữ số nghĩa) mà không được viết là 2400mg (có 4 chữ số có nghĩa).
Đối với các số logarit thì các chữ số ở bên trái điểm thập phân (phần nguyên)
không được coi là số có nghĩa. Ví dụ: lgx = 3,45 có 2 chữ số có nghĩa (chữ số 4 và
5) còn chữ số 3 là bậc của lũy thừa.