05-15-2012, 10:04 AM
1. HÌNH THỂ
1.1. Giun trưởng thành
Giun móc/mỏ có màu trắng sữa, hồng, màu đỏ nâu tùy theo tình trạng hút máu. Con đực dài 6 -11mm, con cái dài 10 – 13mm. Trong bao miệng có 2 đôi răng hình móc ở bờ trên của miệng, bố trí cân đối. Bờ dưới là các bao cứng giúp giun móc ngoạm chặt vào niêm mạc miệng để hút máu.
Thực quản tiếp theo phần miệng chiếm 1/6 chiều dài cơ thể, sau thực quản là ruột đổ ra hậu môn. Bộ máy sinh dục cái gồm 2 buồng trứng và 2 ống dẫn trứng để đổ vào lỗ đẻ ở 1/3 trước của thân giun. Bộ máy sinh dục đực gồm 1 tinh hoàn và ống dẫn tinh đổ tới lỗ sinh dục ở hậu môn. Giun đực còn có 2 gai sinh dục dài Một đặc điểm của họ Ancylostoma là con đực có đuôi xoè như chân vịt, đuôi xoè này bao gồm các gân cứng, gân sau chia 3 nhánh. Đối với họ giun móc ở phần đầu có 2 tuyến bài tiết dài trong xoang thân có nhiệm vụ tiết ra chất chống đông máu giúp giun hút máu dễ dàng. Giun mỏ: Nhỏ và ngắn hơn giun móc. Miệng giun mỏ không có 2 đôi móc mà thay vào đó là 2 đôi răng. Gân sau của đuôi giun mỏ đực chỉ chia 2 nhánh
1.2. Trứng
Trứng giun móc hình bầu dục, kích thước 40 x 60 µm, màu xám , vỏ mỏng, bên trong là khối nhân phát triển tuỳ theo từng giai đoạn mà có từ 2- 4 múi nhân. Giun mỏ bé hơn trứng giun móc và nhiều tác giả cho rằng trứng giun mỏ có 4 - 8 múi nhân.
2.Sinh thái
2.1. Dinh dưỡng
Giun móc/ mỏ hút máu vật chủ để sống, giun hút máu và thi rất nhanh ra hậu môn, trung bình một con giun móc hút 0,03 ml máu/ ngày
2.2. Chu kỳ phát triển
Vị trí ký sinh: Giun móc/mỏ ký sinh ở tá tràng, nếu nhiều có thể ký sinh ở đầu và giữa ruột non.
Diễn biến chu kỳ: Giun móc/ mỏ đực cái giao hợp rồi đẻ trứng,. Trứng theo phân ra ngoài. ở nhiệt độ thích hợp 25-350 C có đủ độ ẩm và oxy trứng sẽ phát triển thành trứng có ấu trùng sau 24 giờ. Sau đó ấu trùng thoát vỏ đây là ấu trùng giai đoạn I. ấu trùng giai đoạn I sống trong đất, sau 3 ngày thay vỏ phát triển thành ấu trùng giai đoạn II, Sau 2-5 ngày ấu trùng giai đoạn II phát triển thành giai đoạn III có khả năng lây nhiễm.
ấu trùng có hướng động đặc biệt giúp cho việc tìm vật chủ:
Hướng lên cao:
Hướng tới nơi có độ ẩm cao:
Hướng tới vật chủ: Khi gặp vật chủ, ấu trùng xâm nhập qua da, theo đường tĩnh mạch về tim phi. Từ tim phải, ấu trùng theo động mạch phổi về phổi.Từ các phế nang, ấu trùng theo các nhánh phế qun di chuyển đến khí quản, lên hầu họng và được nuốt xuống ruột. ấu trùng dừng lại ở tá tràng ký sinh phát triển thành giun móc/mỏ trưởng thành. Thời gian hoàn thành chu kỳ khong 42-45 ngày. Tuổi thọ trung bình của giun móc 4-5 năm, giun mỏ 10-15 năm.
3. Bệnh học
3.1. Giai đoạn ấu trùng xuyên qua da
Khi ấu trùng qua da có thể gây hiện tượng viêm da với các triệu chứng: ngứa, nhiều nốt mầu đỏ. Trường hợp bội nhiễm vi khuẩn sẽ gây lở loét da, thường gặp nhiều hn ở vùng có tỉ lệ nhiễm giun móc cao. Viêm da gặp do giun mỏ nhiều hơn giun móc.
3.2. Giai đoạn giun ký sinh ở ruột
Giun móc gây mất máu gấp 4-5 lần so với giun mỏ. Hiện tượng thiếu máu thường gặp phụ nữ nông thôn có thể dẫn tới tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Ngoài ra, giun móc/mỏ còn gây hiện tượng viêm loét hành tá tràng, bệnh nhân đau vùng thượng vị, chán ăn, khó tiêu. Thường gặp ở người nhiễm giun mỏ nhiều hơn giun móc. Tuy ấu trùng giun móc/mỏ có giai đoạn ở phổi nhưng tác hại không đáng kể.
4. Chẩn đoán
4.1. Chẩn đoán lâm sàng
Bệnh nhân có biểu hiện đau vùng thượng vị, thiếu máu nhược sắc, da xanh niêm mạc nhợt.
4.2. Chẩn đoán xét nghiệm
Xét nghiệm phân tìm trứng: Phân phải được xét nghiệm trước 24 giờ tránh hiện tượng trứng nở thành ấu trùng, khó phân biệt với ấu trùng giun lươn,
Các kỹ thuật được dùng:
Kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp
Kỹ thuật Kato và Kato - Katz
Kỹ thuật phong phú Willis
Nuôi cấy phân tìm ấu trùng:
5. Dịch tễ học
Phân bố bệnh giun móc/ mỏ trên thế giới: Bệnh giun móc/mỏ phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. ở các nước khí hậu lạnh bệnh có ở các vùng mỏ than ở dưới mặt đất do ở đó nhiệt độ và ẩm độ thích hợp.
Tình hình nhiễm giun móc/ mỏ ở Việt Nam: Phân bố bệnh giun móc/ mỏ ở Việt Nam thay đổi theo từng vùng, miền. Theo điều tra của Viện sốt rét- ký sinh trùng và côn trùng Hà Nội 1998: bệnh giun móc/mở ở Miền Bắc nhiều hơn miền Trung và miền Nam, vùng ven biển nhiễm cao nhất. Ví dụ ở miền Bắc: Đồng bằng: 3-60%, vùng núi: 61% vùng ven biển 67%. Ngoài ra bệnh còn phụ thuộc vào tuổi, giới, nghề nghiệp, tính chất thổ nhưỡng, phương thức canh tác, vệ sinh môi trường…ở Việt Nam, giun mỏ nhiễm nhiều tới 95% các trường hợp, giun móc 5%.
Điều kiện phát triển của trứng và ấu trùng ở ngoại cảnh: ở điều kiện nhiệt độ dưới 14oC, trứng giun móc/mỏ không phát triển. ánh sáng mặt trời và khô hanh tiêu diệt được trứng và ấu trùng giun móc/ mỏ. ấu trùng có thể sống được 18 tháng ở ngoại cảnh trong điều kiện thuận lợi.
6. Phòng bệnh
Quản lý và xử lý nguồn phân: Dùng hố xí hợp vệ sinh, ủ phân đúng thời hạn, không dùng phân tươi bón ruộng.
Diệt ấu trùng ở ngoại cảnh: Đây là vấn đề khó thực hiện được đầy đủ và rộng khắp. Có thể dùng một số hóa chất như vôi bột, crezyl, muối hoặc môi trường nước để diệt ấu trùng.
Phòng nhiễm ấu trùng qua da Trang bị bảo hộ lao động khi tiếp xúc với phân , đất nhất là những người làm ruộng, chăm sóc thu hái hoa màu vào buổi sáng.
7. Điều trị
Cần kết hợp việc điều trị giun với việc phòng chống độc, nâng cao thể trạng bệnh nhân, chống thiếu máu. Các thuốc điều trị: mebendazol, albendazol, levamisol, pyrantel pamoat.
2.1. Dinh dưỡng
Giun móc/ mỏ hút máu vật chủ để sống, giun hút máu và thi rất nhanh ra hậu môn, trung bình một con giun móc hút 0,03 ml máu/ ngày
2.2. Chu kỳ phát triển
Vị trí ký sinh: Giun móc/mỏ ký sinh ở tá tràng, nếu nhiều có thể ký sinh ở đầu và giữa ruột non.
Diễn biến chu kỳ: Giun móc/ mỏ đực cái giao hợp rồi đẻ trứng,. Trứng theo phân ra ngoài. ở nhiệt độ thích hợp 25-350 C có đủ độ ẩm và oxy trứng sẽ phát triển thành trứng có ấu trùng sau 24 giờ. Sau đó ấu trùng thoát vỏ đây là ấu trùng giai đoạn I. ấu trùng giai đoạn I sống trong đất, sau 3 ngày thay vỏ phát triển thành ấu trùng giai đoạn II, Sau 2-5 ngày ấu trùng giai đoạn II phát triển thành giai đoạn III có khả năng lây nhiễm.
ấu trùng có hướng động đặc biệt giúp cho việc tìm vật chủ:
Hướng lên cao:
Hướng tới nơi có độ ẩm cao:
Hướng tới vật chủ: Khi gặp vật chủ, ấu trùng xâm nhập qua da, theo đường tĩnh mạch về tim phi. Từ tim phải, ấu trùng theo động mạch phổi về phổi.Từ các phế nang, ấu trùng theo các nhánh phế qun di chuyển đến khí quản, lên hầu họng và được nuốt xuống ruột. ấu trùng dừng lại ở tá tràng ký sinh phát triển thành giun móc/mỏ trưởng thành. Thời gian hoàn thành chu kỳ khong 42-45 ngày. Tuổi thọ trung bình của giun móc 4-5 năm, giun mỏ 10-15 năm.
3. Bệnh học
3.1. Giai đoạn ấu trùng xuyên qua da
Khi ấu trùng qua da có thể gây hiện tượng viêm da với các triệu chứng: ngứa, nhiều nốt mầu đỏ. Trường hợp bội nhiễm vi khuẩn sẽ gây lở loét da, thường gặp nhiều hn ở vùng có tỉ lệ nhiễm giun móc cao. Viêm da gặp do giun mỏ nhiều hơn giun móc.
3.2. Giai đoạn giun ký sinh ở ruột
Giun móc gây mất máu gấp 4-5 lần so với giun mỏ. Hiện tượng thiếu máu thường gặp phụ nữ nông thôn có thể dẫn tới tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Ngoài ra, giun móc/mỏ còn gây hiện tượng viêm loét hành tá tràng, bệnh nhân đau vùng thượng vị, chán ăn, khó tiêu. Thường gặp ở người nhiễm giun mỏ nhiều hơn giun móc. Tuy ấu trùng giun móc/mỏ có giai đoạn ở phổi nhưng tác hại không đáng kể.
4. Chẩn đoán
4.1. Chẩn đoán lâm sàng
Bệnh nhân có biểu hiện đau vùng thượng vị, thiếu máu nhược sắc, da xanh niêm mạc nhợt.
4.2. Chẩn đoán xét nghiệm
Xét nghiệm phân tìm trứng: Phân phải được xét nghiệm trước 24 giờ tránh hiện tượng trứng nở thành ấu trùng, khó phân biệt với ấu trùng giun lươn,
Các kỹ thuật được dùng:
Kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp
Kỹ thuật Kato và Kato - Katz
Kỹ thuật phong phú Willis
Nuôi cấy phân tìm ấu trùng:
5. Dịch tễ học
Phân bố bệnh giun móc/ mỏ trên thế giới: Bệnh giun móc/mỏ phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. ở các nước khí hậu lạnh bệnh có ở các vùng mỏ than ở dưới mặt đất do ở đó nhiệt độ và ẩm độ thích hợp.
Tình hình nhiễm giun móc/ mỏ ở Việt Nam: Phân bố bệnh giun móc/ mỏ ở Việt Nam thay đổi theo từng vùng, miền. Theo điều tra của Viện sốt rét- ký sinh trùng và côn trùng Hà Nội 1998: bệnh giun móc/mở ở Miền Bắc nhiều hơn miền Trung và miền Nam, vùng ven biển nhiễm cao nhất. Ví dụ ở miền Bắc: Đồng bằng: 3-60%, vùng núi: 61% vùng ven biển 67%. Ngoài ra bệnh còn phụ thuộc vào tuổi, giới, nghề nghiệp, tính chất thổ nhưỡng, phương thức canh tác, vệ sinh môi trường…ở Việt Nam, giun mỏ nhiễm nhiều tới 95% các trường hợp, giun móc 5%.
Điều kiện phát triển của trứng và ấu trùng ở ngoại cảnh: ở điều kiện nhiệt độ dưới 14oC, trứng giun móc/mỏ không phát triển. ánh sáng mặt trời và khô hanh tiêu diệt được trứng và ấu trùng giun móc/ mỏ. ấu trùng có thể sống được 18 tháng ở ngoại cảnh trong điều kiện thuận lợi.
6. Phòng bệnh
Quản lý và xử lý nguồn phân: Dùng hố xí hợp vệ sinh, ủ phân đúng thời hạn, không dùng phân tươi bón ruộng.
Diệt ấu trùng ở ngoại cảnh: Đây là vấn đề khó thực hiện được đầy đủ và rộng khắp. Có thể dùng một số hóa chất như vôi bột, crezyl, muối hoặc môi trường nước để diệt ấu trùng.
Phòng nhiễm ấu trùng qua da Trang bị bảo hộ lao động khi tiếp xúc với phân , đất nhất là những người làm ruộng, chăm sóc thu hái hoa màu vào buổi sáng.
7. Điều trị
Cần kết hợp việc điều trị giun với việc phòng chống độc, nâng cao thể trạng bệnh nhân, chống thiếu máu. Các thuốc điều trị: mebendazol, albendazol, levamisol, pyrantel pamoat.