09-04-2013, 11:41 AM
1. Đặc điểm sinh vật
1.1. Hình thể và cấu trúc
Rotavirus là thành viên của gia đình Reoviridae. Dưới kính hiển vi điện tử, virus này trông giống hình bánh xe và có capsid đối xứng hình khối gồm có hai lớp bao bọc quanh một ARN sợi kép chứa 11 đoạn. Rotavirus không có vỏ envelope, đường kính của virus vào khoảng từ 70-75 nm.
1.2. Sức đề kháng
Rotavirus tương đối bền vững, chúng có thể tồn tại nhiều ngày trong phân ở nhiệt độ thường và không chịu tác dụng của các chất hoà tan lipid. Nhưng Rotavirus rất dễ bị bất hoạt bởi pH acid và kiềm pH acid (pH <3 hoặc pH> 10 ), do vậy mà người ta có thể xử lý virus này bằng ethylendiamintetraacetic acid (EDTA).
1.3. Nuôi cấy
Rotavirus có thể được nuôi cấy trên tế bào tiên phát như: tế bào ruột, tế bào thai người, tế bào thai lợn … Tuy nhiên tỷ lệ virus gây nhiễm giảm dần và bị mất đi sau 2-5 lần cấy truyền.
1.4. Sự nhân lên trong cơ thể
Rotavirus thường gây nhiễm các tế bào có nhung mao trưởng thành ở ruột non và quá trình nhân lên của chúng diễn ra hoàn toàn trong bào tương của tế bào.
1.5. Kháng nguyên
Đối với Rotavirus thì hai lớp capsid mang hai kháng nguyên riêng biệt, lớp capsid ngoài mang kháng nguyên đặc hiệu typ và lớp capsid trong mang kháng nguyên đặc hiệu nhóm. Nhân không mang kháng nguyên.
2. Dịch tễ học và khả năng gây bệnh
2.1. Dịch tễ học
Nhiễm Rotavirus xuất hiện khắp thế giới. Đến 3 tuổi, gần như mỗi một cá thể đã bị nhiễm Rotavirus một lần. ở những vùng khí hậu ôn hoà, nhiễm Rotavirus là theo mùa, xuất hiện vào những tháng đông lạnh là nhiều hơn. ở những vùng nhiệt đới, nhiễm Rotavirus có xu hướng xuất hiện suốt năm, với đôi lần tăng lên về tần suất trong mùa mưa lạnh nhiều. Rotavirus chủ yếu gây tiêu chảy ở trẻ < 3 tuổi nhưng chúng cũng có thể gây bệnh ở người lớn, đặc biệt là những đối tượng suy giảm miễn dịch, HIV…Sự lây truyền của Rotavirus là theo con đường phân - miệng.
2.2. Khả năng gây bệnh
Rotavirus thường gây viêm dạ dày, ruột. Biểu hiện bao gồm từ nhiễm trùng ẩn, ỉa chảy nhẹ, đến mức nghiêm trọng, đôi khi gây chết. Ủ bệnh thường chỉ 1-2 ngày. Đợt toàn phát xảy ra đột ngột với các triệu chứng nôn mửa kèm theo ỉa chảy và bệnh nhân có sốt nhẹ. Dấu hiệu mất nước nặng hay nhẹ tuỳ theo mức độ ỉa chảy và quyết định mức độ toàn thân. Phân thường có nhầy và không có máu.
3. Chẩn đoán vi sinh
3.1. Chẩn đoán trực tiếp
Bệnh phẩm là phân lấy trong tuần đầu của bệnh. Sau đó ta có thể xác định sự có mặt của virus trực tiếp từ bệnh phẩm bằng:
- Kỹ thuật miễn dịch men (ELISA)
- Miễn dịch huỳnh quang (Immuno Fluorescene )
- Miễn dịch phóng xạ ( RIA)
- Ngưng kết hồng cầu (hoặc hạt Latex) thụ động.
- Tìm và quan sát độ lớn và hình thái hạt virus bằng kính hiển vi điện tử.
3.2. Chẩn đoán gián tiếp (huyết thanh học)
Lấy huyết thanh bệnh nhân để tìm kháng thể bằng các phương pháp : Phản ứng ELISA, phản ứng huỳnh quang miễn dịch, phóng xạ và kết hợp bổ thể. Tuy nhiên, chẩn đoán gián tiếp thường ít có giá trị vì có kết quả chậm.
4. Phòng bệnh và điều trị
4.1. Phòng bệnh
Hiện nay chưa có vaccin phòng bệnh, nhưng sự tiến bộ về một số vaccin sống giảm độc lực gợi ý rằng có thể dự phòng bằng đường uống trong tương lai. Cho nên chỉ có thể phòng phòng bệnh không đặc hiệu với những công việc sau:
- Vệ sinh ăn uống.
- Quản lý và xử lý tốt những chất thải của bệnh nhân.
4.2. Điều trị
Chủ yếu là bồi phụ nước và điện giải kết hợp với nâng cao thể trạng cho bệnh nhân đến khi hồi phục hoàn toàn.
1.1. Hình thể và cấu trúc
Rotavirus là thành viên của gia đình Reoviridae. Dưới kính hiển vi điện tử, virus này trông giống hình bánh xe và có capsid đối xứng hình khối gồm có hai lớp bao bọc quanh một ARN sợi kép chứa 11 đoạn. Rotavirus không có vỏ envelope, đường kính của virus vào khoảng từ 70-75 nm.
1.2. Sức đề kháng
Rotavirus tương đối bền vững, chúng có thể tồn tại nhiều ngày trong phân ở nhiệt độ thường và không chịu tác dụng của các chất hoà tan lipid. Nhưng Rotavirus rất dễ bị bất hoạt bởi pH acid và kiềm pH acid (pH <3 hoặc pH> 10 ), do vậy mà người ta có thể xử lý virus này bằng ethylendiamintetraacetic acid (EDTA).
1.3. Nuôi cấy
Rotavirus có thể được nuôi cấy trên tế bào tiên phát như: tế bào ruột, tế bào thai người, tế bào thai lợn … Tuy nhiên tỷ lệ virus gây nhiễm giảm dần và bị mất đi sau 2-5 lần cấy truyền.
1.4. Sự nhân lên trong cơ thể
Rotavirus thường gây nhiễm các tế bào có nhung mao trưởng thành ở ruột non và quá trình nhân lên của chúng diễn ra hoàn toàn trong bào tương của tế bào.
1.5. Kháng nguyên
Đối với Rotavirus thì hai lớp capsid mang hai kháng nguyên riêng biệt, lớp capsid ngoài mang kháng nguyên đặc hiệu typ và lớp capsid trong mang kháng nguyên đặc hiệu nhóm. Nhân không mang kháng nguyên.
2. Dịch tễ học và khả năng gây bệnh
2.1. Dịch tễ học
Nhiễm Rotavirus xuất hiện khắp thế giới. Đến 3 tuổi, gần như mỗi một cá thể đã bị nhiễm Rotavirus một lần. ở những vùng khí hậu ôn hoà, nhiễm Rotavirus là theo mùa, xuất hiện vào những tháng đông lạnh là nhiều hơn. ở những vùng nhiệt đới, nhiễm Rotavirus có xu hướng xuất hiện suốt năm, với đôi lần tăng lên về tần suất trong mùa mưa lạnh nhiều. Rotavirus chủ yếu gây tiêu chảy ở trẻ < 3 tuổi nhưng chúng cũng có thể gây bệnh ở người lớn, đặc biệt là những đối tượng suy giảm miễn dịch, HIV…Sự lây truyền của Rotavirus là theo con đường phân - miệng.
2.2. Khả năng gây bệnh
Rotavirus thường gây viêm dạ dày, ruột. Biểu hiện bao gồm từ nhiễm trùng ẩn, ỉa chảy nhẹ, đến mức nghiêm trọng, đôi khi gây chết. Ủ bệnh thường chỉ 1-2 ngày. Đợt toàn phát xảy ra đột ngột với các triệu chứng nôn mửa kèm theo ỉa chảy và bệnh nhân có sốt nhẹ. Dấu hiệu mất nước nặng hay nhẹ tuỳ theo mức độ ỉa chảy và quyết định mức độ toàn thân. Phân thường có nhầy và không có máu.
3. Chẩn đoán vi sinh
3.1. Chẩn đoán trực tiếp
Bệnh phẩm là phân lấy trong tuần đầu của bệnh. Sau đó ta có thể xác định sự có mặt của virus trực tiếp từ bệnh phẩm bằng:
- Kỹ thuật miễn dịch men (ELISA)
- Miễn dịch huỳnh quang (Immuno Fluorescene )
- Miễn dịch phóng xạ ( RIA)
- Ngưng kết hồng cầu (hoặc hạt Latex) thụ động.
- Tìm và quan sát độ lớn và hình thái hạt virus bằng kính hiển vi điện tử.
3.2. Chẩn đoán gián tiếp (huyết thanh học)
Lấy huyết thanh bệnh nhân để tìm kháng thể bằng các phương pháp : Phản ứng ELISA, phản ứng huỳnh quang miễn dịch, phóng xạ và kết hợp bổ thể. Tuy nhiên, chẩn đoán gián tiếp thường ít có giá trị vì có kết quả chậm.
4. Phòng bệnh và điều trị
4.1. Phòng bệnh
Hiện nay chưa có vaccin phòng bệnh, nhưng sự tiến bộ về một số vaccin sống giảm độc lực gợi ý rằng có thể dự phòng bằng đường uống trong tương lai. Cho nên chỉ có thể phòng phòng bệnh không đặc hiệu với những công việc sau:
- Vệ sinh ăn uống.
- Quản lý và xử lý tốt những chất thải của bệnh nhân.
4.2. Điều trị
Chủ yếu là bồi phụ nước và điện giải kết hợp với nâng cao thể trạng cho bệnh nhân đến khi hồi phục hoàn toàn.