03-15-2013, 03:27 PM
21. Clo
95 – 110 mmol/L
- Tăng trong mất nước, tiêm truyền Natri quá mức, chấn thương sọ não, nhiễm kiềm hô hấp, …
- Giảm trong nôn mửa kéo dài, mất nhiều mồ hôi, bỏng nặng, ăn chế độ bệnh lý ít muối,…
22. Calci Huyết thanh
2,2– 2,6 mmol/L
Nước tiểu/24 giờ: 2,5 -7,5 mmol/24 giờ
Calci ion hoá
1,17 – 1,29 mmol/ L
- Tăng trong ưu năng tuyến cận giáp, dùng nhiều Vitamin D, ung thư (xương, vú, phế quản), đa u tuỷ xương, …
- Giảm trong thiểu năng tuyến cận giáp, gây co giật, tetani, thiếu vitamin D, còi xương, các bệnh về thận, viêm tụy cấp, thưa xương, loãng xương, …
23. Bilirubin TP
3 - 17 μmol/L
Bilirubin LH (TT)
0,1 - 4,2 μmol/L
Bilirubin TD (GT)
3-13,6 μmol/L
- Bilirubin là sản phẩm thoái hoá Hem của hemoglobin, một phần nhỏ được liên hợp với glucuronat ở gan tạo thành bilirubin liên hợp (LH) hay trực tiếp (TT), phần còn lại là bilirubin tự do (TD) hay gián tiếp (GT).
- Bilirubin TP huyết tương tăng trong các trường hợp vàng da do: tan huyết, viêm gan, tắc mật.
- Bilirubin TD huyết tương tăng trong vàng da
trước gan: tan huyết (thiếu máu tan huyết, sốt rét, truyền nhầm nhóm máu, vàng da ở trẻ sơ sinh).
- Bilirubin LH tăng trong vàng da tại gan và sau gan: viêm gan,tắc mật, xơ gan.
24. CRP (C reactive protein: protein phản ứng C)
0-6 mg/L
- CRP là một protein pha cấp, được tổng hợp bởi các tế bào gan dưới tác dụng kích thích chủ yếu bởi IL-6. CRP huyết thanh có thời gian bán huỷ là 19 giờ.
- CRP huyết thanh tăng trong các phản ứng viêm cấp như nhồi máu cơ tim, tắc mạch, nhiễm khuẩn, bệnh mạn tính như bệnh khớp, viêm ruột, cũng như trong một số ung thư như bệnh Hodgkin, K thận.
- CRP còn là xét nghiệm để đánh giá mức độ nặng và tiên lượng của viêm tuỵ cấp, với điểm cắt là ≥150 mg/L đối với viêm tuỵ cấp nặng.
25. LDH
200 – 480 U/L
- LDH có nhiều trong tim, gan và cơ.
- Hoạt độ LDH huyết tương tăng trong nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, loạn nhịp tim nặng, chấn thương tim hoặc phẫu thuật tim.
26. CK
25 – 220 U/L
- CK có nhiều trong cơ.
- Hoạt độ CK huyết tương tăng trong nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, đau thắt ngực, loạn nhịp tim nặng, chấn thương tim hoặc phẫu thuật tim.
27. CK-MB
1 – 25 U/L
- CK-MB là một isoenzym của CK, có nhiều ở cơ tim.
- Hoạt độ CK-MB huyết tương bình thường <12 U/L.
- Hoạt độ CK-MB huyết tương tăng trong nhồi máu cơ tim cấp, viêm cơ tim, đau thắt ngực, loạn nhịp tim nặng, chấn thương tim hoặc phẫu thuật tim.
28. ALT (GPT)
10 – 40 U/L
- Enzym ALT có nhiều trong bào tương của tế
bào gan, trong khi enzym AST có nhiều trong cả bào tương và ty thể của các tế bào gan, tim và cơ.
- Hoạt độ ALT (và cả AST) huyết tương tăng trong bệnh lý gan mật: viêm gan cấp, nhất là viêm gan do virus các typ A, B, C, D, E, nhiễm ký sinh trùng (sán lá gan), nhiễm độc rượu, nấm độc, ngộ độc thức ăn.
29. AST (GOT)
10 – 37 U/L
- Enzym AST có nhiều trong cả bào tương và ty thể của các tế bào gan, tim và cơ.
- Hoạt độ AST huyết tương tăng (>ALT) trong nhồi máu cơ tim.
- Hoạt độ AST (và cả ALT) huyết tương cũng tăng trong bệnh cơ (loạn dưỡng cơ, viêm cơ, tiêu myoglobin) và các bệnh khác như viêm da, viêm tuỵ cấp, tổn thương ruột, nhồi máu phổi, nhồi máu thận, nhồi máu não, …
30. CHE
Nam: 4,9-11,5 kU/L
Nữ: 3,9-10,8 kU/L
- ChE trong huyết tương được tổng hợp bởi gan.
- Hoạt độ ChE huyết tương giảm trong suy gan, xơ gan (do khả năng tổng hợp của gan giảm), ngộ độc hoá chất trừ sâu loại phospho hữu cơ hoặc carbamat (do các chất này gắn vào nhóm –OH của serin ở trung tâm hoạt động của ChE gây nên sự ức chế enzym này).
95 – 110 mmol/L
- Tăng trong mất nước, tiêm truyền Natri quá mức, chấn thương sọ não, nhiễm kiềm hô hấp, …
- Giảm trong nôn mửa kéo dài, mất nhiều mồ hôi, bỏng nặng, ăn chế độ bệnh lý ít muối,…
22. Calci Huyết thanh
2,2– 2,6 mmol/L
Nước tiểu/24 giờ: 2,5 -7,5 mmol/24 giờ
Calci ion hoá
1,17 – 1,29 mmol/ L
- Tăng trong ưu năng tuyến cận giáp, dùng nhiều Vitamin D, ung thư (xương, vú, phế quản), đa u tuỷ xương, …
- Giảm trong thiểu năng tuyến cận giáp, gây co giật, tetani, thiếu vitamin D, còi xương, các bệnh về thận, viêm tụy cấp, thưa xương, loãng xương, …
23. Bilirubin TP
3 - 17 μmol/L
Bilirubin LH (TT)
0,1 - 4,2 μmol/L
Bilirubin TD (GT)
3-13,6 μmol/L
- Bilirubin là sản phẩm thoái hoá Hem của hemoglobin, một phần nhỏ được liên hợp với glucuronat ở gan tạo thành bilirubin liên hợp (LH) hay trực tiếp (TT), phần còn lại là bilirubin tự do (TD) hay gián tiếp (GT).
- Bilirubin TP huyết tương tăng trong các trường hợp vàng da do: tan huyết, viêm gan, tắc mật.
- Bilirubin TD huyết tương tăng trong vàng da
trước gan: tan huyết (thiếu máu tan huyết, sốt rét, truyền nhầm nhóm máu, vàng da ở trẻ sơ sinh).
- Bilirubin LH tăng trong vàng da tại gan và sau gan: viêm gan,tắc mật, xơ gan.
24. CRP (C reactive protein: protein phản ứng C)
0-6 mg/L
- CRP là một protein pha cấp, được tổng hợp bởi các tế bào gan dưới tác dụng kích thích chủ yếu bởi IL-6. CRP huyết thanh có thời gian bán huỷ là 19 giờ.
- CRP huyết thanh tăng trong các phản ứng viêm cấp như nhồi máu cơ tim, tắc mạch, nhiễm khuẩn, bệnh mạn tính như bệnh khớp, viêm ruột, cũng như trong một số ung thư như bệnh Hodgkin, K thận.
- CRP còn là xét nghiệm để đánh giá mức độ nặng và tiên lượng của viêm tuỵ cấp, với điểm cắt là ≥150 mg/L đối với viêm tuỵ cấp nặng.
25. LDH
200 – 480 U/L
- LDH có nhiều trong tim, gan và cơ.
- Hoạt độ LDH huyết tương tăng trong nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, loạn nhịp tim nặng, chấn thương tim hoặc phẫu thuật tim.
26. CK
25 – 220 U/L
- CK có nhiều trong cơ.
- Hoạt độ CK huyết tương tăng trong nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, đau thắt ngực, loạn nhịp tim nặng, chấn thương tim hoặc phẫu thuật tim.
27. CK-MB
1 – 25 U/L
- CK-MB là một isoenzym của CK, có nhiều ở cơ tim.
- Hoạt độ CK-MB huyết tương bình thường <12 U/L.
- Hoạt độ CK-MB huyết tương tăng trong nhồi máu cơ tim cấp, viêm cơ tim, đau thắt ngực, loạn nhịp tim nặng, chấn thương tim hoặc phẫu thuật tim.
28. ALT (GPT)
10 – 40 U/L
- Enzym ALT có nhiều trong bào tương của tế
bào gan, trong khi enzym AST có nhiều trong cả bào tương và ty thể của các tế bào gan, tim và cơ.
- Hoạt độ ALT (và cả AST) huyết tương tăng trong bệnh lý gan mật: viêm gan cấp, nhất là viêm gan do virus các typ A, B, C, D, E, nhiễm ký sinh trùng (sán lá gan), nhiễm độc rượu, nấm độc, ngộ độc thức ăn.
29. AST (GOT)
10 – 37 U/L
- Enzym AST có nhiều trong cả bào tương và ty thể của các tế bào gan, tim và cơ.
- Hoạt độ AST huyết tương tăng (>ALT) trong nhồi máu cơ tim.
- Hoạt độ AST (và cả ALT) huyết tương cũng tăng trong bệnh cơ (loạn dưỡng cơ, viêm cơ, tiêu myoglobin) và các bệnh khác như viêm da, viêm tuỵ cấp, tổn thương ruột, nhồi máu phổi, nhồi máu thận, nhồi máu não, …
30. CHE
Nam: 4,9-11,5 kU/L
Nữ: 3,9-10,8 kU/L
- ChE trong huyết tương được tổng hợp bởi gan.
- Hoạt độ ChE huyết tương giảm trong suy gan, xơ gan (do khả năng tổng hợp của gan giảm), ngộ độc hoá chất trừ sâu loại phospho hữu cơ hoặc carbamat (do các chất này gắn vào nhóm –OH của serin ở trung tâm hoạt động của ChE gây nên sự ức chế enzym này).