02-20-2013, 09:09 AM
27. Ngộ độc Kali Pecmanganat (thuốc tím)
I. Đại cương
Kali pecmanganat (thuốc tím) được dùng rộng rãi trong nhiều trường hợp: khử khuẩn nước, tẩy mực, diệt nấm. Ngộ độc cấp xảy ra do tự tử, uống nhầm thuốc tím dưới dạng dung dịch đặc, viên, hạt hoặc bột.
II. Độc tính
Thuốc tím đậm đặc hoặc viên, bột... ăn mòn rất nhanh có thể gây thủng dạ dày. Lượng kali có trong thuốc tím không đáng kể.
III. Triệu chứng ngộ độc cấp
1. Do uống
- Triệu chứng tiêu hoá: đau bụng dữ dội, nôn mửa, nôn ra máu, loét miệng, niêm mạc miệng nâu sẫm. Phù nề miệng, họng và thanh quản, có khi thủng dạ dày. Chụp bụng có thể thấy viên thuốc tím: vì đó là một chất cản quang.
- Các triệu chứng khác: tình trạng sốc, viêm gan, vô niệu.
2. Do tiếp xúc: gây hoại tử tại chỗ.
IV. Xử trí
1. Cho uống nước, sữa, than thực vật, để hoà tan và băng bó dạ dày (không rửa dạ dày).
2. Uống Na hyposunflt 10% để trung hoà thuốc tím (phản ứng oxy hoá khừ).
3. Theo dõi và xử trí các rối loạn tiêu hoá, đặc biệt là phát hiện thủng dạ dày để kịp thời xử trí. Súc miệng, họng.
4. Chống sốc và vô niệu.
… …
… … …
I. Đại cương
Kali pecmanganat (thuốc tím) được dùng rộng rãi trong nhiều trường hợp: khử khuẩn nước, tẩy mực, diệt nấm. Ngộ độc cấp xảy ra do tự tử, uống nhầm thuốc tím dưới dạng dung dịch đặc, viên, hạt hoặc bột.
II. Độc tính
Thuốc tím đậm đặc hoặc viên, bột... ăn mòn rất nhanh có thể gây thủng dạ dày. Lượng kali có trong thuốc tím không đáng kể.
III. Triệu chứng ngộ độc cấp
1. Do uống
- Triệu chứng tiêu hoá: đau bụng dữ dội, nôn mửa, nôn ra máu, loét miệng, niêm mạc miệng nâu sẫm. Phù nề miệng, họng và thanh quản, có khi thủng dạ dày. Chụp bụng có thể thấy viên thuốc tím: vì đó là một chất cản quang.
- Các triệu chứng khác: tình trạng sốc, viêm gan, vô niệu.
2. Do tiếp xúc: gây hoại tử tại chỗ.
IV. Xử trí
1. Cho uống nước, sữa, than thực vật, để hoà tan và băng bó dạ dày (không rửa dạ dày).
2. Uống Na hyposunflt 10% để trung hoà thuốc tím (phản ứng oxy hoá khừ).
3. Theo dõi và xử trí các rối loạn tiêu hoá, đặc biệt là phát hiện thủng dạ dày để kịp thời xử trí. Súc miệng, họng.
4. Chống sốc và vô niệu.
… …
… … …
Trích dẫn:http://sdrv.ms/12JPnol