02-19-2013, 05:06 PM
15. Ngộ độc Opi và Morphin
I. Đại cương
Opi là nhựa lấy từ quả xanh của cây thuốc phiện papaver somniferum L (Papaveraceae). Alcaloid cơ bản của opi 0,3-0,7% papaverin 0,8-1% thebain 0,2-0,7%, narcein 0,2% opi rất được thông dụng vì tác dụng giảm đau và rất dễ gây nghiện. Đây là một chất ma tuý. Ngộ độc cấp do opi rất thường gặp.
Xẩy ra ở người nghiện dùng quá liều, đôi khi do điều trị không đúng.
II. Độc tính
Opi mới đầu kích thích sau ức chế thần kinh trung ương. Tác dụng ức chế mạnh hơn đối với sinh vật cao cấp.
Ở người lớn, liều gây độc khoảng từ 0,03 - 0,05g morphin liều gây chết khoảng 0,1g morphin tiêm và 0,20 - 0,40g morphin uống. Với nhựa opi, liều gây chết khoảng 2g. Opi đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em nhỏ, ở người suy hô hấp, suy gan và suy thận.
III. Triệu chứng ngộ độc cấp
1. Vài phút sau khi tiêm và 15-30 phút sau khi uống, các triệu chứng kích thích xuất hiện, nôn mửa, chóng mặt, giãy giụa, mạch nhanh, đồng tử co. Nôn mửa ở đây rất nguy hiểm vì cùng một lúc đã có các rối loạn ý thức, và phản xạ giảm, dễ gây sặc.
2. Ức chế thần kinh trung ương
- Bệnh nhân lơ mơ rồi đi vào hôn mê rất sâu, mất hết các phản xạ (phản xạ nuốt, giác mạc) đồng tử co. Bệnh nhân có thể co giật, giãy giụa nếu ngộ độc codein.
- Nhịp tim thở chậm, nhịp kiểu Cheyne-Stokes.
- Ngừng thở từng cơn.
- Tình trạng giảm thông khí phế nang làm cho đồng tử đang co (do tác dụng của opi chuyển thành giãn (do thiếu oxy não trầm trọng). Đó là một dấu hiệu nguy kịch.
- Rối loạn hô hấp là nguyên nhân tử vong chủ yếu.
3. Tình trạng sốc do rối loạn thần kinh thực vật nặng nề (tê liệt thần kinh trung ương tạm thời tuy nhiên vẫn có thể hồi phục được).
4. Cần phân biệt tình trạng ngộ độc opi cấp ở người nghiện thuốc phiện với tình trạng thiếu thuốc đột ngột
- Đau mình mẩy, co rút các cơ (chuột rút), cảm giác ròi bò trong xương, nôn mửa ỉa chảy, bỏ ăn, sốt cao, vã mồ hôi, nhịp thở nhanh . . .
- Rối loạn thần kinh: mất ngủ, vật vã, lo lắng, đồng tử giãn.
IV. Xử trí
1. Thải trừ chất độc
- Nếu bệnh nhân mới uống mà còn tỉnh, có thể rửa dạ dày.
- Nếu đã có rối loạn ý thức hoặc hô hấp, phải đặt ống nội khí quản trước khi rửa dạ dày.
- Nên rửa dạ dày bằng dung dịch thuốc tím 2% và sau đó bơm qua ống Faucher 2-4g tanin.
- Dùng thuốc lợi tiểu thẩm thấu hoặc furosemid để thải trừ nhanh opi qua đường thận.
- Thận nhân tạo không có tác dụng.
2. Chống rối loạn hô hấp
a. Dùng thuốc chông độc sinh lý đối với morphin đã cố định vào thần kinh trung ương: đó là chất naloxon. Naloxon làm giảm đến độ làm mất hẳn tác dụng ức chế hô hấp của morphin.
b. Đặt ống nội khí quản và hô hấp nhân tạo điều khiển là biện pháp tích cực nhất và hiệu quả nhất.
… …
… … …
I. Đại cương
Opi là nhựa lấy từ quả xanh của cây thuốc phiện papaver somniferum L (Papaveraceae). Alcaloid cơ bản của opi 0,3-0,7% papaverin 0,8-1% thebain 0,2-0,7%, narcein 0,2% opi rất được thông dụng vì tác dụng giảm đau và rất dễ gây nghiện. Đây là một chất ma tuý. Ngộ độc cấp do opi rất thường gặp.
Xẩy ra ở người nghiện dùng quá liều, đôi khi do điều trị không đúng.
II. Độc tính
Opi mới đầu kích thích sau ức chế thần kinh trung ương. Tác dụng ức chế mạnh hơn đối với sinh vật cao cấp.
Ở người lớn, liều gây độc khoảng từ 0,03 - 0,05g morphin liều gây chết khoảng 0,1g morphin tiêm và 0,20 - 0,40g morphin uống. Với nhựa opi, liều gây chết khoảng 2g. Opi đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em nhỏ, ở người suy hô hấp, suy gan và suy thận.
III. Triệu chứng ngộ độc cấp
1. Vài phút sau khi tiêm và 15-30 phút sau khi uống, các triệu chứng kích thích xuất hiện, nôn mửa, chóng mặt, giãy giụa, mạch nhanh, đồng tử co. Nôn mửa ở đây rất nguy hiểm vì cùng một lúc đã có các rối loạn ý thức, và phản xạ giảm, dễ gây sặc.
2. Ức chế thần kinh trung ương
- Bệnh nhân lơ mơ rồi đi vào hôn mê rất sâu, mất hết các phản xạ (phản xạ nuốt, giác mạc) đồng tử co. Bệnh nhân có thể co giật, giãy giụa nếu ngộ độc codein.
- Nhịp tim thở chậm, nhịp kiểu Cheyne-Stokes.
- Ngừng thở từng cơn.
- Tình trạng giảm thông khí phế nang làm cho đồng tử đang co (do tác dụng của opi chuyển thành giãn (do thiếu oxy não trầm trọng). Đó là một dấu hiệu nguy kịch.
- Rối loạn hô hấp là nguyên nhân tử vong chủ yếu.
3. Tình trạng sốc do rối loạn thần kinh thực vật nặng nề (tê liệt thần kinh trung ương tạm thời tuy nhiên vẫn có thể hồi phục được).
4. Cần phân biệt tình trạng ngộ độc opi cấp ở người nghiện thuốc phiện với tình trạng thiếu thuốc đột ngột
- Đau mình mẩy, co rút các cơ (chuột rút), cảm giác ròi bò trong xương, nôn mửa ỉa chảy, bỏ ăn, sốt cao, vã mồ hôi, nhịp thở nhanh . . .
- Rối loạn thần kinh: mất ngủ, vật vã, lo lắng, đồng tử giãn.
IV. Xử trí
1. Thải trừ chất độc
- Nếu bệnh nhân mới uống mà còn tỉnh, có thể rửa dạ dày.
- Nếu đã có rối loạn ý thức hoặc hô hấp, phải đặt ống nội khí quản trước khi rửa dạ dày.
- Nên rửa dạ dày bằng dung dịch thuốc tím 2% và sau đó bơm qua ống Faucher 2-4g tanin.
- Dùng thuốc lợi tiểu thẩm thấu hoặc furosemid để thải trừ nhanh opi qua đường thận.
- Thận nhân tạo không có tác dụng.
2. Chống rối loạn hô hấp
a. Dùng thuốc chông độc sinh lý đối với morphin đã cố định vào thần kinh trung ương: đó là chất naloxon. Naloxon làm giảm đến độ làm mất hẳn tác dụng ức chế hô hấp của morphin.
b. Đặt ống nội khí quản và hô hấp nhân tạo điều khiển là biện pháp tích cực nhất và hiệu quả nhất.
… …
… … …
Trích dẫn:http://sdrv.ms/130J93d