10-20-2012, 12:41 PM
(10-09-2012, 10:23 PM)lưu thị chiêm Đã viết:(10-09-2012, 09:49 PM)cuongdongxu Đã viết:(10-09-2012, 08:02 PM)lưu thị chiêm Đã viết: vì men này trong hồng cầu cao hơn trong máu nhiều,có thể tăng đến 10 lần
-ngoài ra còn chú ý là khi máu bị võ hồng cầu nên bỏ đi ko làm xét nghiệm vì ngàoi làm tăng một số men còn làm tăng kali máu cao nữa(kaili trong hồng cầu nhiều),tăng bil máu,ảnh hưởng đến màu đo quang làm ảnh hưởng nhiều xét nghiệm...
chả hiểu lun @@
KO HIỂU CHỖ NÀO XU H
Giải thích nôm na thế này:
men gan gồm nhiều loại nhưng 2 loại thông dụng nhất là GOT/AST hoặc GPT / ALT .Bệnh nhân được lấy máu toàn phần, ly tâm lấy huyết thanh hoặc huyết tương rồi đem xét nghiệm. 2 men này để đánh giá sự phá huỷ của tế bào gan thông qua huyết thanh hoặc huyết tương.Bản thân GOT có nhiều trong nhân tế bào, ty thể... vv nên khi các tế bào này bị tổn thương, giải phóng GOT ra huyết thanh hoặc huyết tương, chúng ta dựa vào đó để đánh giá tình trạng trên từng bệnh nhân. hồng cầu (1 tế bào không nhân ), GOT có mặt nhiều bên trong hồng cầu, khi lấy máu nếu bị tan máu gây vỡ hồng cầu do một lý do nào đó (kích thước kim lấy, dụng cụ hoặc bảo quản..vv) , thì khi đem ly tâm, phần huyết thanh hoặc huyết tương phía trên sẽ chứa luôn cả lượng GOT trong tế bào hồng cầu giải phóng ra nên gây hiện tượng tăng men gan giả tạo (men này lúc đó không phải là men từ tế bào gan bị vỡ mà là men từ trong hồng cầu giải phóng). theo lý thuyết là vậy, tuy nhiên trong thực tế phòng lab, thì lượng tăng men gan này không đáng kể, mình nên cân nhắc giữa việc bỏ mẫu máu và việc gây khó khăn cho bệnh nhân, nhân viên lấy mẫu vì thường thì vỡ hồng cầu hay gặp ở những người có sức bền hồng cầu giảm, hoặc lấy ven trẻ con, khó lấy mẫu. theo tôi, trong một thời gian dài làm việc thì sẽ không bỏ xét nghiệm này khi có tan máu nhẹ hoặc vừa, sai lệnh nằm trong khoảng chấp nhận được.
riêng xét nghiệm nồng độ kali máu, thì tuyệt đối không được dùng mẫu có tán huyết vì gây biến đổi kết quả rất lớn, như ta biết, nồng độ kali trong huyết thanh bệnh nhân nhỏ hơn nồng độ kali trong tế bào hồng cầu rất nhiều lần, đây lại là một xét nghiệm có tính nhạy cảm cao, nếu gây sai lệch dù rất nhỏ nhưng dễ gây đánh giá sai lầm ở lâm sàng, sử dụng thuốc sai có thể gây các tai biến tim mạch cho bệnh nhân rất nguy hiểm. còn trong trường hợp này với natri thì ngược lại, nồng độ natri trong huyết thanh lại lớn hơn nhiều trong hồng cầu, nên nếu tán huyết, tuỳ theo bệnh cảnh có thể cân nhắc, tuy nhiên xét nghiệm điện giải thường được chỉ định cùng lúc, nên theo mình những mẫu tán huyết không sử dụng cho xét nghiệm điện giải.