05-07-2015, 11:25 PM
II. QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM DOUBLE TEST VÀ TRIPLE TEST
1. Khi đi làm xét nghiệm này thai phụ có cần nhịn ăn?
Với xét nghiệm này thai phụ không cần phải nhịn ăn.
2. Xét nghiệm này có an toàn với thai nhi và thai phụ?
Xét nghiệm được thực hiện bằng cách lấy máu tĩnh mạch của người mẹ do đó hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi. Xét nghiệm chỉ lấy một lượng máu rất nhỏ (khoảng 2ml) nên cũng không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của thai phụ.
3. Khi đi làm xét nghiệm double test và triple test thai phụ cần chuẩn bị những gì?
- Thai phụ cần mang theo các kết quả siêu âm.
- Phải biết được tuần thai để lựa chọn xét nghiệm cho đúng. Không đi làm xét nghiệm khi thai < 11 tuần, từ 14 tuần đến 14 tuần 6 ngày, và trên 22 tuần.
4. Thai phụ cần cung cấp thông tin gì khi làm xét nghiệm này?
Trước khi làm xét nghiệm thai phụ cần được tư vấn để hiểu rõ về xét nghiệm. Sau đó thai phụ cần điền đầy đủ các thông tin vào mẫu phiếu hồ sơ. Trong đó đặc biệt thai phụ cần điền đầy đủ và chính xác các thông tin sau:
- Họ và tên?
- Ngày/tháng/năm sinh?
- Cân nặng hiện tại?
- Số điện thoại liên lạc?
- Ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối (nếu nhớ)?
- Vòng kinh bao nhêu ngày? Có đều hay không?
- Ngày siêu âm thai (Tốt nhất ở khoảng tuần thai 12)?
- Tuần thai tương ứng (chính xác đến ngày)?
- Số lượng thai?
- Chiều dài đầu mông và khoảng sáng sau gáy (Nếu làm xét nghiệm double test)?
5. Bệnh phẩm dùng để xét nghiệm Double test và Triple test?
Xét nghiệm được thực hiện trên huyết thanh. Mẫu máu sau khi được lấy cho vào ống nghiệm không có chất chống đông, ly tâm tốc độ vòng cao để tách riêng huyết thanh. Sau đó mẫu huyết thanh được phân tích ngay (trong vòng 15 phút). Trong trường hợp chưa phân tích ngay thì tách riêng phần huyết thanh và bảo quản ở 2- 8oC trong 7 ngày hoặc ≤0oC trong vòng 1 tháng.
6. Với các cơ sở y tế muốn gửi mẫu để phân tích thì cần làm thế nào?
Với các cơ sở y tế không có điều kiện làm xét nghiệm mà muốn gửi mẫu đến Bệnh viện trường Đại học kỹ thuật Y tế Hải Dương để xét nghiệm thì cần lấy máu, ly tâm tách riêng phần huyết thanh, đựng trong tube nhựa có nắp sau đó bảo quản trong hộp có đá lạnh và gửi đến phòng Xét nghiệm của Bệnh viện trường Đại học kỹ thuật Y tế Hải Dương cùng với hồ sơ của thai phụ.
7. Xét nghiệm Double test và Triple test được thực hiện ở những cở sở y tế nào?
Hiện nay mới chỉ có một số cơ sở y tế đủ trang thiết bị máy móc và nhân lực để thực hiện xét nghiệm này. Khoa xét nghiệm - Bệnh viện trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương là cơ sở y tế đầu tiên triển khai kỹ thuật này trên địa bàn Hải Dương. Tại đây xét nghiệm này được thực hiện trên hệ thống máy miễn dịch tự động Immulite 2000Xpi của hàng SIEMENS – ĐỨC. Sau đó kết quả được phân tích dựa trên phần mềm phân tích nguy cơ PRISCA. Đây là một trong những phần mềm tốt nhất hiện nay dùng để phân tích nguy cơ dị tật và đang được trên 1900 trung tâm ở 55 quốc gia trên toàn thế giới sử dụng.
8. Quy trình để xét nghiệm gồm những bước nào?
Thai phụ được bác sĩ tư vấn về xét nghiệm → Thai phụ điền các thông tin trong hồ sơ → KTV kiểm tra lại hồ sơ → Lấy máu → Ly tâm tách huyết thanh → Xét nghiệm trên hệ thống máy miễn dịch tự động Immulite 2000XPi → Nhập kết quả xét nghiệm và thông tin vào phần mềm phân tích nguy cơ PRISCA → Trả kết quả và tư vấn các nguy cơ cho thai phụ.
9. Thời gian thực hiện xét nghiệm mất bao lâu?
Do quy trình làm xét nghiệm tương đối phức tạp và mất thời gian nên kết quả sẽ được trả sau 1 – 2 ngày từ khi lấy máu.
1. Khi đi làm xét nghiệm này thai phụ có cần nhịn ăn?
Với xét nghiệm này thai phụ không cần phải nhịn ăn.
2. Xét nghiệm này có an toàn với thai nhi và thai phụ?
Xét nghiệm được thực hiện bằng cách lấy máu tĩnh mạch của người mẹ do đó hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi. Xét nghiệm chỉ lấy một lượng máu rất nhỏ (khoảng 2ml) nên cũng không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của thai phụ.
3. Khi đi làm xét nghiệm double test và triple test thai phụ cần chuẩn bị những gì?
- Thai phụ cần mang theo các kết quả siêu âm.
- Phải biết được tuần thai để lựa chọn xét nghiệm cho đúng. Không đi làm xét nghiệm khi thai < 11 tuần, từ 14 tuần đến 14 tuần 6 ngày, và trên 22 tuần.
4. Thai phụ cần cung cấp thông tin gì khi làm xét nghiệm này?
Trước khi làm xét nghiệm thai phụ cần được tư vấn để hiểu rõ về xét nghiệm. Sau đó thai phụ cần điền đầy đủ các thông tin vào mẫu phiếu hồ sơ. Trong đó đặc biệt thai phụ cần điền đầy đủ và chính xác các thông tin sau:
- Họ và tên?
- Ngày/tháng/năm sinh?
- Cân nặng hiện tại?
- Số điện thoại liên lạc?
- Ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối (nếu nhớ)?
- Vòng kinh bao nhêu ngày? Có đều hay không?
- Ngày siêu âm thai (Tốt nhất ở khoảng tuần thai 12)?
- Tuần thai tương ứng (chính xác đến ngày)?
- Số lượng thai?
- Chiều dài đầu mông và khoảng sáng sau gáy (Nếu làm xét nghiệm double test)?
5. Bệnh phẩm dùng để xét nghiệm Double test và Triple test?
Xét nghiệm được thực hiện trên huyết thanh. Mẫu máu sau khi được lấy cho vào ống nghiệm không có chất chống đông, ly tâm tốc độ vòng cao để tách riêng huyết thanh. Sau đó mẫu huyết thanh được phân tích ngay (trong vòng 15 phút). Trong trường hợp chưa phân tích ngay thì tách riêng phần huyết thanh và bảo quản ở 2- 8oC trong 7 ngày hoặc ≤0oC trong vòng 1 tháng.
6. Với các cơ sở y tế muốn gửi mẫu để phân tích thì cần làm thế nào?
Với các cơ sở y tế không có điều kiện làm xét nghiệm mà muốn gửi mẫu đến Bệnh viện trường Đại học kỹ thuật Y tế Hải Dương để xét nghiệm thì cần lấy máu, ly tâm tách riêng phần huyết thanh, đựng trong tube nhựa có nắp sau đó bảo quản trong hộp có đá lạnh và gửi đến phòng Xét nghiệm của Bệnh viện trường Đại học kỹ thuật Y tế Hải Dương cùng với hồ sơ của thai phụ.
7. Xét nghiệm Double test và Triple test được thực hiện ở những cở sở y tế nào?
Hiện nay mới chỉ có một số cơ sở y tế đủ trang thiết bị máy móc và nhân lực để thực hiện xét nghiệm này. Khoa xét nghiệm - Bệnh viện trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương là cơ sở y tế đầu tiên triển khai kỹ thuật này trên địa bàn Hải Dương. Tại đây xét nghiệm này được thực hiện trên hệ thống máy miễn dịch tự động Immulite 2000Xpi của hàng SIEMENS – ĐỨC. Sau đó kết quả được phân tích dựa trên phần mềm phân tích nguy cơ PRISCA. Đây là một trong những phần mềm tốt nhất hiện nay dùng để phân tích nguy cơ dị tật và đang được trên 1900 trung tâm ở 55 quốc gia trên toàn thế giới sử dụng.
8. Quy trình để xét nghiệm gồm những bước nào?
Thai phụ được bác sĩ tư vấn về xét nghiệm → Thai phụ điền các thông tin trong hồ sơ → KTV kiểm tra lại hồ sơ → Lấy máu → Ly tâm tách huyết thanh → Xét nghiệm trên hệ thống máy miễn dịch tự động Immulite 2000XPi → Nhập kết quả xét nghiệm và thông tin vào phần mềm phân tích nguy cơ PRISCA → Trả kết quả và tư vấn các nguy cơ cho thai phụ.
9. Thời gian thực hiện xét nghiệm mất bao lâu?
Do quy trình làm xét nghiệm tương đối phức tạp và mất thời gian nên kết quả sẽ được trả sau 1 – 2 ngày từ khi lấy máu.