08-29-2013, 10:30 AM
1. CHẨN đOÁN BỆNH VI NẤM
Chẩn đoán bệnh vi nấm dựa vào triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm tìm nấm tại phòng thí nghiệm. Các
triệu chứng bệnh giúp cho định hướng chẩn đoán, còn để xác định bệnh thì cần phải dựa vào các xét nghiệm phát hiện nấm trong bệnh phẩm.
– Các phương pháp khảo sát của vi nấm tương tựcác phương pháp khảo sát của Vi trùng học nhưng đòi
hỏi nghiêm khắc hơn Vi trùng học. Sinh viên cần phải hết sức thận trọng khi học môn vi nấm, vì các nấm
sinh bào tử, những bào tử này phát tán trong không khí, ta rất dễ hít phải bào tử nấm hoặc bào tử nấm bám vào da. Vì vậy, chúng ta luôn theo đúng các phương pháp vô trùng để:
+ Tự bảo vệ và bảo vệ những người cùng làm việc.
+ Giữ được các canh cấy nguyên vẹn, không bị bội nhiễm bởi các tác nhân khác.
– Bệnh phẩm đểxét nghiệm tìm vi nấm: có nhiều loại bệnh phẩm: lỏng, đặc, rắn,… vì vậy, cũng có
nhiều cách lấy bệnh phẩm. Cần phải lấy đúng phương pháp để bảo đảm kết quả xét nghiệm được chính xác.
– Phương pháp phát hiện vi nấm gồm có nhiều kỹ thuật khác nhau:
+ Khảo sát trực tiếp: bằng mắt thường và kính hiển vi.
+ Nhuộm: tiêu bản phết nấm hoặc sinh thiết mô (lát cắt).
+ Cấy nấm.
+ Xét nghiệm sinh hóa.
+ Phương pháp miễn dịch và sinh học phân tử.
+ Tiêm vào thú nuôi phòng thí nghiệm.
– Khảo sát trực tiếp dùng kính hiển vi có thể xác định được chẩn đoán nếu thấy được nấm trong bệnh
phẩm, nhưng không thấy nấm thì không thể loại trừ nhiễm nấm.
2. XÂY DỰNG MỘT PHÒNG VI NẤM
Mục đích của phòng xét nghiệm vi nấm là đểchẩn đoán các bệnh do vi nấm giúp cho bệnh nhân được
điều trị đúng lúc và kịp thời. Khi xây dựng 1 phòng vi nấm, cần chú ý các yếu tố sau đây:
2.1. Vị trí
Phòng xét nghiệm vi nấm phải ởnơi ít có gió lùa, cách biệt với phòng vi trùng và siêu vi trùng. Có thể
xếp chung với phòng ký sinh trùng.
2.2. Trang bị
Phòng xét nghiệm vi nấm có thể sử dụng tất cả những trang bị của phòng vi trùng như: kính hiển vi, đèn
gas, đèn cồn, đèn cực tím, khuyên cấy, tủ ủ, thuốc nhuộm,… và cần có thêm:
– Phòng cấy (cửa lùa/gắn máy điều hòa không khí) hoặc lồng cấy.
– Kim cấy nấm.
– Dao cạo, dao mổ, nhíp, kẹp,… đểlấy mẫu thử.
– Dung dịch KOH 10% – 20%, xanh Lactophenol, mực tàu.
– đèn Wood đểquan sát da, lông và tóc.
– Các môi trường cấy nấm.
2.3. Biện pháp an toàn trong phòng nấm
– Người làm việc tại phòng vi nấm phải có nón (mũ), khẩu trang, áo choàng, găng tay,…
– Phải lau bàn với dung dịch sát trùng trước và sau khi làm việc.
– Rửa tay bằng xà phòng (xà bông), dung dịch sát trùng trước và sau khi khảo sát, cấy bệnh phẩm hoặc
cấy chuyển các gốc nấm.
– Vệ sinh trong phòng nấm: không được quét mà chỉ lau với dung dịch sát trùng.
– Mở đèn cực tím ngoài giờ làm việc để khử trùng.
3. CÁCH LẤY VÀ XỬLÝ BỆNH PHẨM TÌM NẤM
Lấy, vận chuyển và xửlý bệnh phẩm rất quan trọng trong việc xác định nguyên nhân gây bệnh. Chỉ những bệnh phẩm được lấy và xử lý đúng quy cách mới có thểphát hiện được tác nhân gây bệnh rõ ràng nhất. Bởi vì một bệnh phẩm được lấy không đúng quy cách có thể bị nhiễm những chủng nấm thường trú và gây khó khăn trong việc biện luận kết quả do dương giả hay âm giả.
3.1. Lấy bệnh phẩm
– Bệnh phẩm thường được lấy trong phòng mổ, tại giường hoặc ở nơi khác nên trách nhiệm của phòng
thí nghiệm là cử nhân viên đến với dụng cụ thích hợp. Tất cảbệnh phẩm đều được xem là nguy hiểm và phải xử lý hết sức thận trọng. Lọchứa bệnh phẩm không được rò rỉvà đựng trong một hộp nhựa chuyển đến phòng thí nghiệm. Ống tiêm chứa dịch hút phải được rút kim ra và đậy kín trước khi vận chuyển.
– Với tất cả các bệnh, bệnh phẩm tốt nhất để xác định tác nhân gây bệnh là nơi nhiễm. Tuy nhiên, nếu
tác nhân gây bệnh phát tán theo đường máu thì có thể lấy máu để chẩn đoán. Việc lấy bệnh phẩm để cấy nấm cũng tương tự như để cấy vi khuẩn. Nên hạn chế dùng tăm bông để lấy bệnh phẩm và nên lấy bệnh phẩm ở sâu hơn.
Những điều cần lưu ý khi lấy bệnh phẩm tìm vi nấm:
– Bệnh nhân phải ngưng điều trị trước khi lấy bệnh phẩm 7 – 10 ngày.
– Khi lấy các loại bệnh phẩm phải tuân theo các kỹ thuật vô trùng.
– Phải lấy bệnh phẩm đúng chỗ và đủ nhiều để có thể làm các kỹthuật xét nghiệm khác nhau (soi tươi và/hoặc cấy).
3.2. Bệnh phẩm
– Một số bệnh phẩm do y bác sĩchuyên khoa lấy.
– Một số bệnh phẩm được lấy tại phòng xét nghiệm: da, tóc, móng, mủ, máu.
– Một số bệnh phẩm bệnh nhân tựlấy: nước tiểu, phân,…
a) Tóc
– Chọn những sợi tóc phát huỳnh quang dưới ánh sáng đèn cực tím (đèn Wood).
– Quan sát đầu bệnh nhân, chọn những sợi tóc mất bóng, xốp, mất màu, dễ gãy hoặc những hạt màu đen bám thật chặt vào sợi tóc.
– Nếu có thể được, cho bệnh nhân bôi thuốc đỏ lên vùng tóc nghi nhiễm nấm, để qua đêm, hôm sau gội
sạch để khô, chọn những sợi tóc còn giữ màu thuốc đỏ.
b) Da
– Dùng cồn 70o sát trùng vùng da bị nhiễm nấm, dùng dao mổ vô trùng cạo da ở bờ vết thương cho các
vẩy da rớt lên tiêu bản hoặc vào hộp Petri vô trùng.
– Da rộp lên nghi do lang ben: dùng băng keo dán lên da, gỡmiếng băng keo ra, dán vẩy da lên tiêu bản
hoặc có thểcạo da, lấy vẩy quan sát.
c) Móng
– Dùng cồn 70o sát trùng móng nghi nhiễm nấm, dùng dao mổ vô trùng cạo móng hoặc những cục lùi
xùi giống như bông cải dưới móng, hứng bột móng lên tiêu bản hay vào hộp Petri vô trùng.
– Nếu móng có mủ: lấy mủ bằng que quấn gòn (bông) vô trùng.
d) đàm (đờm)
Lấy đàm sáng sớm lúc bệnh nhân ngủdậy, súc miệng thật sạch, khạc đàm vào lọ miệng rộng có nắp vặn
vô trùng.
e) Phết họng
Làm phết họng bằng que quấn gòn vô trùng và cho bệnh phẩm vào ống nghiệm vô trùng.
f) Mủ
Lấy mủ bằng que quấn gòn vô trùng ở ống tai, viêm da, viêm kẽ, viêm móng,… cho vào ống nghiệm vô trùng.
g) Mụn bọc
Dùng kim chích vô trùng lấy mủ.
h) Mảnh giác mạc
Do bác sĩ chuyên khoa lấy: cạo một mảnh vết loét hoặc ghèn cho vào lọ đựng NaCl 0,85% vô trùng.
i) Máu
Cấy tìm nấm: lấy 5ml máu tĩnh mạch, cho vào chai có 50ml BHI (môi trường tim, óc hầm) hay Trypticase Soy, ủ ở 37oC.
k) Các dịch: dịch não tủy, dịch màng phổi, nước rửa phế quản,…
Các dịch được lấy và cho vào lọchứa vô trùng.
l) Mẫu sinh thiết
Các mẫu sinh thiết được chia làm 2 phần:
– Một phần cho vào dung dịch NaCl 0,85% đểlàm xét nghiệm tìm vi nấm.
– Một phần cho vào dung dịch cố định (Formol 10%, Bouin), để làm tiêu bản giải phẫu bệnh lý.
m) Phân
Lấy mẫu phân vào lọ miệng rộng vô trùng.
n) Nước tiểu
Tốt nhất là lấy nước tiểu giữa dòng, cho vào ống nghiệm vô trùng.
o) Huyết trắng (dịch âm đạo)
Lấy bằng que quấn gòn vô trùng: phết ở túi cùng Douglad hay các mảng trắng, cho vào ống nghiệm có
dung dịch NaCl 0,85% vô trùng.
3.3. Cách xử lý bệnh phẩm
Bên cạnh việc lấy bệnh phẩm chính xác, việc vận chuyển và bảo quản bệnh phẩm đúng quy cách cũng là
yếu tố cần thiết để vi nấm sống sót. Trong cách xửlý bệnh phẩm, ta cần chú ý đến các yếu tố sau đây:
a) Thời gian.
Bệnh phẩm sau khi được lấy đúng cách, dán nhãn và vận chuyển đến phòng thí nghiệm nên được xử lý càng sớm càng tốt.
b) Nhiệt độ
Vi nấm có thểbị ảnh hưởng bởi nhiệt độnóng và lạnh, vì vậy, chỉnên để ởnhiệt độ phòng trong vòng 2
giờ sau khi lấy bệnh phẩm. Hầu hết bệnh phẩm và bệnh phẩm có khảnăng nhiễm khuẩn có thểgiữ được ở 4oC; bệnh phẩm là hệ thần kinh trung ương bảo quản ở 30oC. đối với da, tóc, móng, có thể vận chuyển qua đường bưu điện và ở những nơi xa.
c) Không nên xửlý những bệnh phẩm nghi ngờlấy không đúng quy cách, nhưlà bệnh phẩm lấy ởvị trí
không phù hợp, lọ chứa bị rò rỉ vì kết quảxét nghiệm có thể bị sai lệch, không phản ảnh đúng tình trạng bệnh
lý. Phải thông báo cho bác sĩlâm sàng ngay lập tức nếu bệnh phẩm bịbỏ, không được xửlý; hoặc thông báo tình trạng nghi ngờnếu bệnh phẩm tiếp tục được xửlý. Các bệnh phẩm bỏ đi đều phải được tiệt khuẩn trước khi bỏ.
d) Cần xửlý trước một sốbệnh phẩm chọn lọc đểlàm tăng khảnăng phát hiện vi nấm, quy trình bao gồm ly
tâm (để tập trung vi nấm), ly giải tế bào máu (để phóng thích vi nấm khỏi tế bào) và cắt lát hoặc ngâm (để tăng bề mặt tiếp xúc của bệnh phẩm).
Ngoài việc soi trực tiếp dưới kính hiển vi, phát hiện kháng nguyên và/ hoặc làm phương pháp sinh học
phân tử, tất cả các bệnh phẩm đều được cấy để phát hiện và định danh vi nấm.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1.Tại sao phải lấy bệnh phẩm đúng quy cách?
2. để có kết quả xét nghiệm được chính xác, anh (chị) cần chú ý những điều gì khi lấy bệnh phẩm
3. Liệt kê những bệnh phẩm có thể làm xét nghiệm tìm nấm?
4.Mô tả cách lấy bệnh phẩm da, tóc, móng.
5. Có nên xử lý mẫu bệnh phẩm lấy không đúng quy cách? Tại sao?
Chẩn đoán bệnh vi nấm dựa vào triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm tìm nấm tại phòng thí nghiệm. Các
triệu chứng bệnh giúp cho định hướng chẩn đoán, còn để xác định bệnh thì cần phải dựa vào các xét nghiệm phát hiện nấm trong bệnh phẩm.
– Các phương pháp khảo sát của vi nấm tương tựcác phương pháp khảo sát của Vi trùng học nhưng đòi
hỏi nghiêm khắc hơn Vi trùng học. Sinh viên cần phải hết sức thận trọng khi học môn vi nấm, vì các nấm
sinh bào tử, những bào tử này phát tán trong không khí, ta rất dễ hít phải bào tử nấm hoặc bào tử nấm bám vào da. Vì vậy, chúng ta luôn theo đúng các phương pháp vô trùng để:
+ Tự bảo vệ và bảo vệ những người cùng làm việc.
+ Giữ được các canh cấy nguyên vẹn, không bị bội nhiễm bởi các tác nhân khác.
– Bệnh phẩm đểxét nghiệm tìm vi nấm: có nhiều loại bệnh phẩm: lỏng, đặc, rắn,… vì vậy, cũng có
nhiều cách lấy bệnh phẩm. Cần phải lấy đúng phương pháp để bảo đảm kết quả xét nghiệm được chính xác.
– Phương pháp phát hiện vi nấm gồm có nhiều kỹ thuật khác nhau:
+ Khảo sát trực tiếp: bằng mắt thường và kính hiển vi.
+ Nhuộm: tiêu bản phết nấm hoặc sinh thiết mô (lát cắt).
+ Cấy nấm.
+ Xét nghiệm sinh hóa.
+ Phương pháp miễn dịch và sinh học phân tử.
+ Tiêm vào thú nuôi phòng thí nghiệm.
– Khảo sát trực tiếp dùng kính hiển vi có thể xác định được chẩn đoán nếu thấy được nấm trong bệnh
phẩm, nhưng không thấy nấm thì không thể loại trừ nhiễm nấm.
2. XÂY DỰNG MỘT PHÒNG VI NẤM
Mục đích của phòng xét nghiệm vi nấm là đểchẩn đoán các bệnh do vi nấm giúp cho bệnh nhân được
điều trị đúng lúc và kịp thời. Khi xây dựng 1 phòng vi nấm, cần chú ý các yếu tố sau đây:
2.1. Vị trí
Phòng xét nghiệm vi nấm phải ởnơi ít có gió lùa, cách biệt với phòng vi trùng và siêu vi trùng. Có thể
xếp chung với phòng ký sinh trùng.
2.2. Trang bị
Phòng xét nghiệm vi nấm có thể sử dụng tất cả những trang bị của phòng vi trùng như: kính hiển vi, đèn
gas, đèn cồn, đèn cực tím, khuyên cấy, tủ ủ, thuốc nhuộm,… và cần có thêm:
– Phòng cấy (cửa lùa/gắn máy điều hòa không khí) hoặc lồng cấy.
– Kim cấy nấm.
– Dao cạo, dao mổ, nhíp, kẹp,… đểlấy mẫu thử.
– Dung dịch KOH 10% – 20%, xanh Lactophenol, mực tàu.
– đèn Wood đểquan sát da, lông và tóc.
– Các môi trường cấy nấm.
2.3. Biện pháp an toàn trong phòng nấm
– Người làm việc tại phòng vi nấm phải có nón (mũ), khẩu trang, áo choàng, găng tay,…
– Phải lau bàn với dung dịch sát trùng trước và sau khi làm việc.
– Rửa tay bằng xà phòng (xà bông), dung dịch sát trùng trước và sau khi khảo sát, cấy bệnh phẩm hoặc
cấy chuyển các gốc nấm.
– Vệ sinh trong phòng nấm: không được quét mà chỉ lau với dung dịch sát trùng.
– Mở đèn cực tím ngoài giờ làm việc để khử trùng.
3. CÁCH LẤY VÀ XỬLÝ BỆNH PHẨM TÌM NẤM
Lấy, vận chuyển và xửlý bệnh phẩm rất quan trọng trong việc xác định nguyên nhân gây bệnh. Chỉ những bệnh phẩm được lấy và xử lý đúng quy cách mới có thểphát hiện được tác nhân gây bệnh rõ ràng nhất. Bởi vì một bệnh phẩm được lấy không đúng quy cách có thể bị nhiễm những chủng nấm thường trú và gây khó khăn trong việc biện luận kết quả do dương giả hay âm giả.
3.1. Lấy bệnh phẩm
– Bệnh phẩm thường được lấy trong phòng mổ, tại giường hoặc ở nơi khác nên trách nhiệm của phòng
thí nghiệm là cử nhân viên đến với dụng cụ thích hợp. Tất cảbệnh phẩm đều được xem là nguy hiểm và phải xử lý hết sức thận trọng. Lọchứa bệnh phẩm không được rò rỉvà đựng trong một hộp nhựa chuyển đến phòng thí nghiệm. Ống tiêm chứa dịch hút phải được rút kim ra và đậy kín trước khi vận chuyển.
– Với tất cả các bệnh, bệnh phẩm tốt nhất để xác định tác nhân gây bệnh là nơi nhiễm. Tuy nhiên, nếu
tác nhân gây bệnh phát tán theo đường máu thì có thể lấy máu để chẩn đoán. Việc lấy bệnh phẩm để cấy nấm cũng tương tự như để cấy vi khuẩn. Nên hạn chế dùng tăm bông để lấy bệnh phẩm và nên lấy bệnh phẩm ở sâu hơn.
Những điều cần lưu ý khi lấy bệnh phẩm tìm vi nấm:
– Bệnh nhân phải ngưng điều trị trước khi lấy bệnh phẩm 7 – 10 ngày.
– Khi lấy các loại bệnh phẩm phải tuân theo các kỹ thuật vô trùng.
– Phải lấy bệnh phẩm đúng chỗ và đủ nhiều để có thể làm các kỹthuật xét nghiệm khác nhau (soi tươi và/hoặc cấy).
3.2. Bệnh phẩm
– Một số bệnh phẩm do y bác sĩchuyên khoa lấy.
– Một số bệnh phẩm được lấy tại phòng xét nghiệm: da, tóc, móng, mủ, máu.
– Một số bệnh phẩm bệnh nhân tựlấy: nước tiểu, phân,…
a) Tóc
– Chọn những sợi tóc phát huỳnh quang dưới ánh sáng đèn cực tím (đèn Wood).
– Quan sát đầu bệnh nhân, chọn những sợi tóc mất bóng, xốp, mất màu, dễ gãy hoặc những hạt màu đen bám thật chặt vào sợi tóc.
– Nếu có thể được, cho bệnh nhân bôi thuốc đỏ lên vùng tóc nghi nhiễm nấm, để qua đêm, hôm sau gội
sạch để khô, chọn những sợi tóc còn giữ màu thuốc đỏ.
b) Da
– Dùng cồn 70o sát trùng vùng da bị nhiễm nấm, dùng dao mổ vô trùng cạo da ở bờ vết thương cho các
vẩy da rớt lên tiêu bản hoặc vào hộp Petri vô trùng.
– Da rộp lên nghi do lang ben: dùng băng keo dán lên da, gỡmiếng băng keo ra, dán vẩy da lên tiêu bản
hoặc có thểcạo da, lấy vẩy quan sát.
c) Móng
– Dùng cồn 70o sát trùng móng nghi nhiễm nấm, dùng dao mổ vô trùng cạo móng hoặc những cục lùi
xùi giống như bông cải dưới móng, hứng bột móng lên tiêu bản hay vào hộp Petri vô trùng.
– Nếu móng có mủ: lấy mủ bằng que quấn gòn (bông) vô trùng.
d) đàm (đờm)
Lấy đàm sáng sớm lúc bệnh nhân ngủdậy, súc miệng thật sạch, khạc đàm vào lọ miệng rộng có nắp vặn
vô trùng.
e) Phết họng
Làm phết họng bằng que quấn gòn vô trùng và cho bệnh phẩm vào ống nghiệm vô trùng.
f) Mủ
Lấy mủ bằng que quấn gòn vô trùng ở ống tai, viêm da, viêm kẽ, viêm móng,… cho vào ống nghiệm vô trùng.
g) Mụn bọc
Dùng kim chích vô trùng lấy mủ.
h) Mảnh giác mạc
Do bác sĩ chuyên khoa lấy: cạo một mảnh vết loét hoặc ghèn cho vào lọ đựng NaCl 0,85% vô trùng.
i) Máu
Cấy tìm nấm: lấy 5ml máu tĩnh mạch, cho vào chai có 50ml BHI (môi trường tim, óc hầm) hay Trypticase Soy, ủ ở 37oC.
k) Các dịch: dịch não tủy, dịch màng phổi, nước rửa phế quản,…
Các dịch được lấy và cho vào lọchứa vô trùng.
l) Mẫu sinh thiết
Các mẫu sinh thiết được chia làm 2 phần:
– Một phần cho vào dung dịch NaCl 0,85% đểlàm xét nghiệm tìm vi nấm.
– Một phần cho vào dung dịch cố định (Formol 10%, Bouin), để làm tiêu bản giải phẫu bệnh lý.
m) Phân
Lấy mẫu phân vào lọ miệng rộng vô trùng.
n) Nước tiểu
Tốt nhất là lấy nước tiểu giữa dòng, cho vào ống nghiệm vô trùng.
o) Huyết trắng (dịch âm đạo)
Lấy bằng que quấn gòn vô trùng: phết ở túi cùng Douglad hay các mảng trắng, cho vào ống nghiệm có
dung dịch NaCl 0,85% vô trùng.
3.3. Cách xử lý bệnh phẩm
Bên cạnh việc lấy bệnh phẩm chính xác, việc vận chuyển và bảo quản bệnh phẩm đúng quy cách cũng là
yếu tố cần thiết để vi nấm sống sót. Trong cách xửlý bệnh phẩm, ta cần chú ý đến các yếu tố sau đây:
a) Thời gian.
Bệnh phẩm sau khi được lấy đúng cách, dán nhãn và vận chuyển đến phòng thí nghiệm nên được xử lý càng sớm càng tốt.
b) Nhiệt độ
Vi nấm có thểbị ảnh hưởng bởi nhiệt độnóng và lạnh, vì vậy, chỉnên để ởnhiệt độ phòng trong vòng 2
giờ sau khi lấy bệnh phẩm. Hầu hết bệnh phẩm và bệnh phẩm có khảnăng nhiễm khuẩn có thểgiữ được ở 4oC; bệnh phẩm là hệ thần kinh trung ương bảo quản ở 30oC. đối với da, tóc, móng, có thể vận chuyển qua đường bưu điện và ở những nơi xa.
c) Không nên xửlý những bệnh phẩm nghi ngờlấy không đúng quy cách, nhưlà bệnh phẩm lấy ởvị trí
không phù hợp, lọ chứa bị rò rỉ vì kết quảxét nghiệm có thể bị sai lệch, không phản ảnh đúng tình trạng bệnh
lý. Phải thông báo cho bác sĩlâm sàng ngay lập tức nếu bệnh phẩm bịbỏ, không được xửlý; hoặc thông báo tình trạng nghi ngờnếu bệnh phẩm tiếp tục được xửlý. Các bệnh phẩm bỏ đi đều phải được tiệt khuẩn trước khi bỏ.
d) Cần xửlý trước một sốbệnh phẩm chọn lọc đểlàm tăng khảnăng phát hiện vi nấm, quy trình bao gồm ly
tâm (để tập trung vi nấm), ly giải tế bào máu (để phóng thích vi nấm khỏi tế bào) và cắt lát hoặc ngâm (để tăng bề mặt tiếp xúc của bệnh phẩm).
Ngoài việc soi trực tiếp dưới kính hiển vi, phát hiện kháng nguyên và/ hoặc làm phương pháp sinh học
phân tử, tất cả các bệnh phẩm đều được cấy để phát hiện và định danh vi nấm.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1.Tại sao phải lấy bệnh phẩm đúng quy cách?
2. để có kết quả xét nghiệm được chính xác, anh (chị) cần chú ý những điều gì khi lấy bệnh phẩm
3. Liệt kê những bệnh phẩm có thể làm xét nghiệm tìm nấm?
4.Mô tả cách lấy bệnh phẩm da, tóc, móng.
5. Có nên xử lý mẫu bệnh phẩm lấy không đúng quy cách? Tại sao?