[TH] Quan sát hình thể trứng giun sán - Phiên bản có thể in +- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan) +-- Diễn đàn: ...:::THẢO LUẬN CHUYÊN NGÀNH:::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-8.html) +--- Diễn đàn: Ký sinh trùng (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-72.html) +---- Diễn đàn: Thực hành (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-107.html) +---- Chủ đề: [TH] Quan sát hình thể trứng giun sán (/thread-360.html) Trang:
1
2
|
[TH] Quan sát hình thể trứng giun sán - tuyenlab - 04-04-2012 QUAN SÁT HÌNH THỂ TRỨNG GIUN SÁN
MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Nêu các yếu tố để nhận biết trứng giun sán và mô tả hình thể các loại trứng giun sán. 2. Tìm và vẽ được các loại trứng giun sán đã quan sát trên kính hiển vi. 3. Phân biệt được các vật thể trong tiêu bản có thể nhầm với trứng giun sán. NỘI DUNG 1. Đặc điểm để nhận dạng trứng giun sán 1.1 Đặc điểm hình thể: Các trứng giun sán tuỳ từng loại mà có hình tròn hoặc bầu dục, cân đối hoặc lép một góc. 1.2 Kích thước: Đơn vị để đo kích thước trứng giun sán là mm, đa số có kích thước dài từ 40- 60 mm. Loại nhỏ nhất dài khoảng 25- 30 mm, loại lớn nhất dài 140 mm. 1.3. Cấu tạo: Vỏ: vỏ trứng giun sán có thể dày hoặc mỏng, nhẵn hay xù xì, có một lớp hoặc hai lớp. Có thể có nắp, có gai. Khi trứng giun sán mới bài xuất nhân thường chưa phát triển là một khối tròn, mịn. Sau một thời gian nhân thường có hạt, phân chia nhiều nhân hoặc hình thành ấu trùng. 1.4. Màu sắc: Tuỳ theo từng loại trứng có thể màu vàng, vàng nhạt, xám hoặc trong suốt. 2. Phương pháp quan sát Đối với trứng các loại giun sán, đầu tiên chỉ cần quan sát ở vật kính 10x để nhận dạng, sau đó nếu cần quan sát cấu tạo chi tiết thì xem ở vật kính 40x. Cần chú ý điều chỉnh ánh sáng sao cho phù hợp với độ trong của tiêu bản, không để sáng quá hoặc tối quá. 3. Hình thể các loại trứng giun sán 3.1. Trứng giun đũa (Ascaris lumbricoides)
3.1.1. Trứng giun đũa đã thụ tinh: - Hình thể: tròn hoặc bầu dục. - Kích thước: 40- 50 x 50- 75 mm. - Màu vàng sẫm hoặc vàng nhạt. - Vỏ dày, có nhiều lớp, lớp ngoài cùng là tầng vỏ albumin xù xì, có thể gặp trứng giun đũa bị mất vỏ albumin, chỉ còn lớp vỏ dày nhẵn. - Nhân: Khi mới bài xuất là một khối tròn sẫm màu. Nhân của trứng giun đũa phát triển qua các giai đoạn: Giai đoạn 1: Nhân có 1 khối tròn chưa phân chia. Giai đoạn 2: Nhân phân chia 2- 4 nhân. Giai đoạn 3: Nhân phân chia 5- 8 hoặc nhiều hơn ( Trứng hình dâu). Giai đoạn 4: Nhân phát triển thành ấu trùng bên trong trứng. 3.1.2. Trứng giun đũa chưa thụ tinh: - Kích thước lớn 40- 45 x 85- 95 mm. - Màu vàng nhạt hoặc không có màu. - Nhân có những hạt triết quang không đồng đều. 3.1.3 Trứng giun đũa đã bị thoái hoá ở ngoại cảnh: - Hình thể bị biến dạng hoặc teo nhỏ. - Vỏ albumin bị rách, vỏ trong bị bong. - Nhân teo hoặc bị tan, trong nhân xuất hiện những không bào 3.2. Trứng giun tóc (Trichuris trichiura)
- Kích thước 22- 24 x 50- 55 mm. - Màu vàng đậm. - Vỏ dày, có 2 lớp. - Nhân khi mới bài xuất là khối mịn. 3.3. Trứng giun móc (Ancylostoma duodenale) - Kích thước 35- 40 x 60- 70 mm. - Vỏ mỏng. - Màu xám trong. - Nhân đã phân chia 4- 8 nhân, sau 24- 48 giờ có hình ảnh ấu trùng. 3.4. Trứng giun kim (Enterobius vermicularis) - Hình bầu dục, không cân đối, lép một góc. - Kích thước 30- 32 x 50- 60 mm. - Vỏ mỏng, có 2 lớp. - Màu trong suốt, bên trong là khối nhân hoặc ấu trùng. 3.5. Trứng sán lá gan nhỏ (Clonorchis sinensis) - Hình bầu dục giống hạt vừng, một cực có nắp, một cực có một gai nhỏ. - Kích thước 12- 17 x 25- 35 mm. - Màu vàng nhạt hoặc vàng nâu. - Vỏ mỏng, có 2 lớp. - Nhân đã phát triển thành phôi nằm trong trứng. 3.6 Trứng sán lá phổi (Paragonimus Westermani) -Hình bầu dục, một đầu có nắp, một đầu vỏ dày lên. - Kích thước 45- 70 x 80- 120 mm. - Màu vàng. - Vỏ mỏng, một lớp. - Nhân là một khối có hạt, chiết quang. 3.7 Trứng sán lá ruột lớn (Fasciolopsis buski) - Hình bầu dục. - Kích thước 75-90 x125- 140 mm. - Đây là trứng lớn nhất trong các trứng giun sán ký sinh đường tiêu hoá. - Màu trong. - Vỏ mỏng, có nắp ở một đầu. - Nhân có nhiều hạt, chiết quang. 3.8 Trứng sán dây bò (Taenia saginata), sán dây lợn (Taenia solium) - Hình tròn hoặc tương đối tròn. - Kích thước: đường kính 30- 40 mm. - Màu vàng nhạt. - Vỏ dày có 2 lớp và những đường khía ngang. - Nhân là một khối tròn được bao bọc bởi một màng mỏng, bên trong có hình 6 móc chiết quang.
3.9 Trứng sán lá gan lớn (Fasciola hepatica)
3.10 Trứng sán lá ruột nhỏ ( Metagonimus yokogawai)
4. Các vật thể có thể nhầm với trứng giun sán - Tế bào thực vật: Kích thước khoảng 50- 100 mm, hình tròn, bầu dục, dài, méo mó hoặc xù xì, màu trắng nhạt hoặc hơi vàng. Nếu bên trong có tinh bột thì khi nhuộm lugol sẽ có màu tím. - Lông hút thực vật: Kích thước thay đổi, có hình kiếm, một đầu nhọn, bên trong là một khối rỗng màu vàng tươi hoặc trắng. - Bọt khí, giọt dầu mỡ: Hình tròn, kích thước thay đổi, chiết quang, bên trong rỗng. - Hạt phấn hoa: Kích thước rất thay đổi, có hình thể đặc biệt. - Sợi thịt đã tiêu hoá: Kích thước khoảng 100- 200 mm, hình bầu dục hoặc chữ nhật, bên trong trong suốt không có hạt, có thể có khía. - Xà phòng: Hình tròn hoặc bầu dục, kích thước 20-100 mm, màu vàng hoặc không màu, bên trong có khía hình nan hoa. RE: [TH] Quan sát hình thể trứng giun sán - lưu thị chiêm - 07-04-2012 thanks thầy nhé.bài này hình ảnh sinh động...nhớ hồi năm 2 học phần trứng giun sán,kỉ niệm khó quên. học bài này nói chung nhận dạng các ôại ko khó,nhưng có vài chỗ là.tìm vi trường trứng giun kim khó hơn loại khác(tại mầu trắng trong),khó phân biệt giữa trứng sán lá phổi và sán lá gan lớn,trứng sán lá gan nhỏ bé quá,,,^^ RE: [TH] Quan sát hình thể trứng giun sán - trovetucatbui - 02-22-2013 Mình ngồi ở nhà, ngứa tay móc ít phân lên, soi phân tươi được 1 số trứng và ấu trùng này, không biết là trứng giun đũa hay là trứng sán, nhìn thì giống trứng giun đũa nhưng cứ nên tham khảo ý kiến cho chắc Còn ấu trùng không rõ là giun kim hay giun móc vì khá giống nhau Phóng thêm tí nữa Đây là ấu trùng giun đũa hay giun móc gì đó Con này lạ quá, nhìn như kim tự tháp lộn ngược RE: [TH] Quan sát hình thể trứng giun sán - tuyenlab - 02-22-2013 Tất cả những hình ảnh trên không phải là trứng giun sán hay ấu trùng gì cả. - Cái 1, 2 không phải là trứng mà có thể là giọt nước, giọt dầu hoặc là 1 cái gì đấy chứ chắc chắn không phải trứng. - Cái hình 3 không phải là ấu trùng gì đâu, chỉ là 1 sợi gì đó trong phân (như sọi tóc, xơ thức ăn...) - Hình 4 là cặn muối nhé. RE: [TH] Quan sát hình thể trứng giun sán - phuhmtu - 02-22-2013 cái hình 1,2 chắc chắn không phải trứng giun Thầy ạ, cái hình 3 nhìn cũng giống giun nhưng phải xem nó có ngọ nguậy không mới biết đc RE: [TH] Quan sát hình thể trứng giun sán - trovetucatbui - 02-22-2013 (02-22-2013, 03:30 PM)tuyenlab Đã viết: Tất cả những hình ảnh trên không phải là trứng giun sán hay ấu trùng gì cả. Cảm ơn bạn, bạn trả lời hình số 4 rất chính xác, nhưng hình 1,2 và 3 thì có lẽ cần nghiên cứu thêm, vì mình có hỏi bác sĩ xét nghiệm, mặc dù chỉ nghe mô tả, chưa thấy ảnh, nhưng theo như ý kiến trả lời thì hình số 3 có lẽ là giun móc, hình 1 và 2 thì chưa xác định, mình đang nghi nó là trứng giun đũa giai đoạn đầu mới bài xuất, trứng đó mình soi ở cấp độ X1000 đấy, không phải x100 đâu, RE: [TH] Quan sát hình thể trứng giun sán - phuhmtu - 02-22-2013 trứng giun soi VKx10 là rõ lắm rồi. soi VKx1000 thì to quá nhìn làm sao được RE: [TH] Quan sát hình thể trứng giun sán - tuyenlab - 02-23-2013 (02-22-2013, 11:24 PM)trovetucatbui Đã viết: Cảm ơn bạn, bạn trả lời hình số 4 rất chính xác, nhưng hình 1,2 và 3 thì có lẽ cần nghiên cứu thêm, vì mình có hỏi bác sĩ xét nghiệm, mặc dù chỉ nghe mô tả, chưa thấy ảnh, nhưng theo như ý kiến trả lời thì hình số 3 có lẽ là giun móc, hình 1 và 2 thì chưa xác định, mình đang nghi nó là trứng giun đũa giai đoạn đầu mới bài xuất, trứng đó mình soi ở cấp độ X1000 đấy, không phải x100 đâu, Hình 1,2 chắc chắn không phải là trứng giun. Mà soi tươi sao bạn phóng đại 1000 lần được, tiêu bản có nước bạn đâu thể soi bằng vk 100 được, vk 100 chỉ soi tiêu bản nhuộm và phải có dầu soi. - Hình 3: bạn phóng đại bao nhiêu lần, bao lâu sau khi lấy phân? lâm sàng của bệnh nhân có gì không? có hình khác giống như thế không hay chỉ có 1 cái? Mình thì nghĩ không phải vì vi trường đó nhìn như vi trường giả. Nhưng cũng có thể là ấu trùng giun lươn, giun kim, giun móc /mỏ. Bạn cho thêm thông tin đi. RE: [TH] Quan sát hình thể trứng giun sán - trovetucatbui - 02-23-2013 (02-23-2013, 12:57 PM)tuyenlab Đã viết:(02-22-2013, 11:24 PM)trovetucatbui Đã viết: Cảm ơn bạn, bạn trả lời hình số 4 rất chính xác, nhưng hình 1,2 và 3 thì có lẽ cần nghiên cứu thêm, vì mình có hỏi bác sĩ xét nghiệm, mặc dù chỉ nghe mô tả, chưa thấy ảnh, nhưng theo như ý kiến trả lời thì hình số 3 có lẽ là giun móc, hình 1 và 2 thì chưa xác định, mình đang nghi nó là trứng giun đũa giai đoạn đầu mới bài xuất, trứng đó mình soi ở cấp độ X1000 đấy, không phải x100 đâu, cảm ơn bạn đã trả lời, nếu không phải trứng giun thì nó là gì nhỉ, hình số 2 là mình đã cố tình zoom vào nhân của nó đấy hiện rõ phần nhân luôn, thực tế để phóng lên 1000 lần mà không sử dụng dầu thì rất khó, tuy nhiên mình chơi chuyên sâu cả kính thiên văn nên mình sử dụng 1 thị kính "khủng" của kính thiên văn để thay thế thị kính gốc nên việc soi rất tiện và hoàn toàn có thể làm được nếu dẻo tay 1 tí, không cần nhuộm mà cũng không cần dầu đối với những vật như thế này,(mình không muốn dùng lam men ép dẹt tiêu bản, sẽ làm mất độ nổi và hình dạng thật của vật mẫu, nếu không thì còn rõ nữa), thông thường mình hay soi ở cấp x800, nhưng cần soi nhân tế bào thì mình thường zoom lên x1200 ( hoàn toàn soi chay, không sử dụng dầu- ở cấp này mình hoàn toàn thấy rõ tinh trùng bơi tung tăng như lươn trong ruộng lầy ) , mình không sử dụng vật kính 100 hoặc dầu, tất cả đều soi chay luôn, đó hoàn toàn là vi trường thật, bạn muốn thêm ảnh như thế nào, mình gửi cho, mình chụp tay qua điện thoại nên còn lưu cả đống trong điện thoại luôn, mình chụp ảnh thiên văn khó hơn nhiều mà vẫn chụp được thì chụp vi trường có gì mà phải làm giả, gửi bạn thêm cái ảnh vòi con muỗi và 1 cái lông chân muỗi để xác thực nhé, hình 3 mà bạn hỏi là phóng 800 lần đấy bạn ạ, không ít đâu, được soi 2 tiếng lấy mẫu, lâm sàng của bệnh nhân không có triệu chứng gì lạ, tất cả bình thường (bệnh nhân là mình chứ ai xa lạ ), các chấm đen hoàn toàn không phải giọt dầu vì mình không dùng dầu, hơn nữa qua 1 ngày mình kiểm tra lại tiêu bản, thấy những đốm này đã biến mất, hơn nữa nếu là dầu đi chăng nữa thì toàn bộ phải đen đặc chứ không chiết quang ở nhân và hiện rõ cấu trúc nhân như vậy. Vòi muỗi Lông muỗi Vi trường bổ sung thêm cho bạn đây 1 hạt phấn hoa ly đây, long lanh như 1 viên kim cương nhỉ RE: [TH] Quan sát hình thể trứng giun sán - tuyenlab - 02-23-2013 Thì ra là bạn dùng cái loại kính khủng như vậy. Lúc đầu mình cứ nghĩ bạn dùng kính quang học thông thường. Nhưng điều đó càng chứng tỏ đây không phải là trứng, Với các loại trứng (mình đã biết) bạn chỉ cần phóng đại 400 lần (dùng VK 40 và thj kính 10) nó đã rất to rồi, cái hình của bạn phóng đại 800 lần mới được như vậy thì chắc không phải trứng rồi. Chắc bạn đo được kích thước, bạn thử đo và tính xem sẽ thấy không phải trứng. Cặn muối còn to vậy thì trứng sao nhỏ như thế được, nếu bạn có hình ảnh vi trường chỉ phóng đại 100 lần thôi thì sẽ thấy ngay. Với lại hình dạng đó chắc chắn không phải trứng. Không biết bạn đang làm chuyên môn gì? có học về các loại trứng giun sán chưa? Còn trong phân thì có hàng tỉ thứ khác nhau. |