05-06-2021, 10:29 AM
KỸ THUẬT CHỌC SỌ – KẸP ĐỈNH SỌ
I. ĐẠI CƯƠNGChọc sọ và kẹp đỉnh sọ là những thủ thuật được làm khi thai nhi đã chết hoặc thai có những bất thường không phù hợp cuộc sống đã có chỉ định chấm dứt thai kỳ, với mục đích làm nhỏ đường kính đầu thai nhi để lấy thai dễ dàng qua đường âm đạo.
II. CHỈ ĐỊNH– Thai chết
– Thai có những bất thường không phù hợp cuộc sống.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Dọa vỡ tử cung
– Thai còn sống dù tiên lượng đẻ ra chắc chết.
– Cổ tử cung chưa mở hết (ít nhất 7cm) hay chưa phù hợp với kích thước của thai.
IV. CHUẨN BỊ1. Người thực hiện
– Bác sĩ chuyên khoa Phụ sản được đào tạo và kíp trợ thủ.
– Người làm thủ thuật và người phụ rửa tay, mặc áo, mũ, khẩu trang, mang găng tay vô khuẩn.
2. Phương tiện, dụng cụ, thuốcBộ dụng cụ chọc sọ và kẹp đỉnh sọ: khoan Blot, kìm Museux, kìm Braun hai gọng.
– Bộ dụng cụ kiểm tra cổ tử cung.
– Các thuốc chống sốc.
– Khoan Blot
3. Chuẩn bị người bệnh– Được giải thích rõ trước khi làm thủ thuật, ký giấy cam kết làm thủ thuật.
– Thông tiểu, sát khuẩn và trải khăn tiệt khuẩn, sát trùng vùng âm hộ và tầng sinh môn.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH– Sản phụ nằm trên bàn đẻ, lập đường truyền tĩnh mạch, cho thuốc tiền mê.
– Đặt van trong âm đạo bộc lộ rõ cổ tử cung.
– Người phụ dùng tay cố định đầu thai nhi qua thành bụng.
1. Thì 1. Chọc sọBước 1: Người làm thủ thuật cho một tay vào âm đạo tìm đầu thai để dẫn đường và bảo vệ phần mềm của sản phụ, tay còn lại dùng khoan Blot chọc một lỗ thủng và hộp sọ, thường chọc qua thóp hay đường khớp. Để tránh chọc vào phần mềm của mẹ, phải chụm các ngón của bàn tay dẫn đường để che và hướng dẫn mũi khoan
Bước 2: Mở rộng khoan để xé rộng lỗ thủng hoặc quay mũi khoan làm nát các tổ chức trong hộp sọ, giúp cho nước
Bước 3: Sau khi đầu thai nhi nhỏ lại, cho sản phụ tiếp tục rặn đẻ hoặc làm tiếp thủ thuật kẹp đỉnh sọ nếu đầu thai nhi khá lớn.
2. Thì 2. Kẹp đỉnh sọBước 1: Sau khi chọc sọ, rút khoan Blot ra, cho gọng đặc của kìm Braun vào lỗ thủng, để mặt trong của gọng quay về phía mặt thai nhi.
Bước 2: Đặt gọng thủng ở phía ngoài, mặt lõm của gọng này úp vào mặt thai.
Bước 3: Đặt then ngang, vặn vít kẹp chặt đầu thai nhi.
Bước 4: Kéo thai ra theo trục âm đạo, theo cơ chế đẻ.
Bước 5: Sau khi sổ nhau kiểm tra xem có tổn thương tử cung, cổ tử cung và âm đạo.
Bước 6: Thực hiện các bước tiếp theo như sau sổ thai.
VI. THEO DÕI- CHĂM SÓC– Mạch, huyết áp, toàn trạng, bài tiết nước tiểu.
– Lượng máu chảy ra từ âm đạo.
– Kháng sinh phù hợp.
VII. BIẾN CHỨNG
– Chảy máu.
– Rách cổ tử cung, tử cung, âm đạo.
– Tổn thương bàng quang.
Nguồn tài liệu- Quyết định 1377/QĐ-BYT Quyết định Về việc ban hành tài liệu “ Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Phụ sản”, Bộ Y tế, 2013.