05-05-2021, 04:53 PM
ĐIỀU TRỊ BẰNG TĨNH ĐIỆN TRƯỜNG
I. ĐẠI CƯƠNG– Nếu ta đặt cơ thể trong một điện trường hằng định, nó sẽ chịu sự tác động trực tiếp của điện trường. Khi đó trong cơ thể sẽ phát sinh ra các dòng điện cực hóa giống như đối với dòng điện một chiều. Ngoài ra, cơ thể sẽ còn chịu tá dụng bên ngoài của các ion khí tạo ra do hiện tương phóng điện trong điện trường, như khí NO2, O3…
– Bằng cách tạo ra điện thế một chiều tương đối cao (15-20 kV) giữa hai điện cực đặc biệt, trong khoảng không gian giữa hai điện cực sẽ hình thành một điện trường cao thế một chiều và các điên tích âm (-) sẽ được phóng từ các đầu gai nhọn của điện cực âm treo ở phía trên đầu để đi tới cực dương (+) ở phía dưới (là tấm kim loại để người bệnh đặt chân lên đó). Trên đường đi, các điện tích âm sẽ ion hóa không khí và tạo ra các ion khí có cùng dấu tác động lên bề mặt ngoài của cơ thể. Cơ thể đặt trong điện trường này sẽ không thấy có cảm giác điện giật, dù điện thế khá cao, vì dòng điện đi qua không gian có cường độ rất nhỏ, chỉ không quá 0,5 A. Người bệnh chỉ có cảm giác như có một luồng gió nhẹ thoảng qua trên da và thấy tóc dựng lên.
II. CHỈ ĐỊNH– Rối loạn thần kinh thực vật, đau đầu, mất ngủ, trạng thái kích thích do thay đổi thời tiết.
– Mệt mỏi, suy nhược thần kinh thể cường hay thể trung gian.
– Khi cần tăng cường tuần hoàn, dinh dưỡng các chi, vết loét lâu liền…
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có phản chỉ định tuyệt đối, nhưng có một số người không chịu được ion âm hoặc dương, thì có thể phải đổi dấu điện cực.
IV. CHUẨN BỊ1. Người thực hiện:
Bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệ
2. Phương tiện:
Máy điều trị tĩnh điện trường
– Kiểm tra máy và các thông số kỹ thuật của máy.
– Chọn thông số kỹ thuật phù hợp: chọn mức điện áp âm.
– Chọn điện cực điều trị phù hợp.
– Ghế gỗ, thảm lót chân cách điện.
3. Người bệnh– Giải thích cho người bệnh trước khi điều trị, đặc biệt trong những lần điều trị đầu tiên hay người bệnh là trẻ em, phụ nữ, người già…
– Người bệnh ở tư thế ngồi, chân đặt lên tấm điện cực dương (+).
4. Hồ sơ bệnh án:Bệnh án và phiếu điều trị chuyên
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Điều trị toàn thân
– Người bệnh ngồi ghế, đặt chân lên tấm điện cực bằng kim loại, điện cực nón được treo ở phía trên tóc khoảng 10 cm. Cần thảo bỏ các đồ dùng bằng kim loại.
– Khi máy chạy, tóc người bệnh dựng lên và nghe thấy tiếng nổ lép bép trên tóc; đồng thời người bệnh cảm thấy như có làn gió nhẹ thổi qua trên da. Người bệnh cần ngồi thoải mái, yên tĩnh và hít thở sâu.
– Thời gian điều trị 10-15 phút/lần. Một đợt 15-20 lần. Điện thế trong những lần đầu khoảng 10-15 kV tăng dần tới cuối đợt có thể lên tới 20-25 kV.
– Dấu điện cực phía trên (cực nón) thường là cực âm (-), điện cực phía dưới là cực dương (+). Khi cần có thể đảo cực.
2. Điều trị tại chỗ– Sử dụng điện cực nhỏ hơn: điện cực dương (+) phẳng được đặt bộ phận điều trị trực tiếp lên trên, điện cực âm (-) có nhiều gai nhọn đặt cách xa da 5-7 cm. Thời gian điều trị 5-10 phút/lần. Đợt 10-15 lần. Điều trị hàng ngày.
– Khi để điện cực gần da, lửa đánh từ gai sang da gây kích thích mạnh, được dùng để trị chứng tê, ngứa, mất cảm giác. Khi cần tăng tuần hoàn, làm giãn mạch đang bị co thắt thì để xa da.
VI. THEO DÕI– Trong quá trình điều trị: theo dõi phản ứng và các diễn biến bất thường của người bệnh (choáng váng, chóng mặt, sợ hãi…).
– Sau khi điều trị: hỏi cảm giác của người bệnh xem có gì bất thường không? Ghi hồ sơ bệnh án.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Hầu như không có tai biến hay tác dụng phụ trong điều trị.
Điện giật: Ngắt điện, xử trí theo quy định
Nguồn tài liệu:
- Quyết định 54/QĐ-BYT Quyết định Về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Phục hồi chức năng”, Bộ Y tế, 2014.