05-05-2021, 10:56 AM
ĐIỀU TRỊ BẰNG LASER CÔNG SUẤT THẤP
I. ĐẠI CƯƠNGThường sử dụng laser bán dẫn, He- Ne, nitơ công suất 10-30 MW. Tác dụng do hiệu ứng sinh học.
II. CHỈ ĐỊNH– Chống viêm, chống phù nề nông.
– Kích thích tái tạo mô, làm liền vết thương, vết loét.
– Giảm đau cục bộ.
– Châm cứu bằng laser.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Sốt cao, u ác tính
– Chiếu trực tiếp vào mắt.
– Đang chảy máu.
IV. CHUẨN BỊ1. Người thực hiện:
Bác sỹ chuyên khoa Phục hồi chức năng hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu
2. Phương tiện
Kiểm tra máy laser, các thông số kỹ thuật của máy, chọn loại laser theo chỉ định.
3. Người bệnh– Giải thích cho người
– Tư thế của người bệnh phải thoải mái (nằm hoặc ngồi.)
– Bộc lộ và kiểm tra vùng chiếu laser. Với các vết thương vết loét nên được thay băng làm sạch dịch mủ và các mô hoại tử bề mặt.
4. Hồ sơ bệnh án:Phiếu điều trị chuyên khoa
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
– Chọn các tham số kỹ thuật theo chỉ định
– Chiếu thẳng góc với bề mặt da, chiếu vaò giác mạc chếch theo tiếp tuyến
– Hết giờ điều trị: tắt đèn kiểm tra vùng da chiếu, thăm hỏi người bệnh, ghi chép phiếu.
VI. THEO DÕI– Hoạt động của máy, các thông số, chùm tia.
– Phản ứng và cảm giác của người bệnh
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Bảo đảm an toàn theo nhóm laser II và IIIa ( cần nhìn trực tiếp).
Nguồn tài liệu:
- Quyết định 54/QĐ-BYT Quyết định Về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Phục hồi chức năng”, Bộ Y tế, 2014.