04-27-2021, 03:50 PM
I. ĐỊNH NGHĨA
ECMO (Extra-Corporeal Membrane Oxygenation) là phương pháp hỗ trợ ngoài cơ thể để điều trị cho người bệnh suy tuần hoàn và/hoặc hô hấp nặng do những bệnh có khả năng hồi phục nhưng điều trị tích cực bằng các phương pháp thông thường thất bại.
II. CHỈ ĐỊNH
Sốc tim nặng trơ không đáp ứng với các biện pháp điều trị thông thường do các nguyên nhân có thể hồi phục được như:
+ Sốc tim do viêm cơ tim
+ Sau ngừng tuần hoàn hoặc dùng để cai máy tim phổi nhân tạo trong phòng mổ sau phẫu thuật tim.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Cân nặng < 2 kg
– Tuổi thai < 34 tuần
– Bệnh tim không có khả năng điều trị
– Suy nhiều cơ quan nặng, không hồi phục
– Chảy máu nội sọ độ 2-4
– Bệnh đông máu hoặc chảy máu không khống chế được
– Chống chỉ định tương đối
+ Thở máy trên 10 ngày
+ Xuất huyết trong sọ độ 1
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
– Phẫu thuật viên được đào tạo về đặt cannula, bác sĩ phụ, người đưa dụng cụ, bác sĩ gây mê.
– Kỹ thuật viên chạy máy hoặc điều dưỡng được đào tạo về ECMO và bác sĩ hồi sức.
2. Phương tiện
– Máy ECMO, máy trao đổi nhiệt, kiểm tra tình trạng hoạt động, các bơm thay thế và bơm tay. Máy đo ACT.
– Bộ phổi và dây phù hợp với tuổi, cannula theo tuổi.
– Các dung dịch priming và máu, chế phẩm máu
– Dụng cụ phẫu thuật để đặt cannula
– Thuốc gây mê
3. Người bệnh
– Khám lâm sàng, đánh giá trước khi thực hiện thủ thuật.
– Dùng các thuốc vận mạch, hồi sức ổn định về huyết động, hô hấp trước khi tiến hành thủ thuật.
4. Hồ sơ bệnh án
Xác định đúng tên, tuổi, chỉ định, giải thích người nhà và viết cam kết khi làm thủ thuật cũng như khi hỗ trợ ECMO, ký cam đoan.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
Kiểm tra hoàn thành các thủ tục hành chính khi làm thủ thuật, đúng chỉ định.
2. Kiểm tra người bệnh
– Tình trạng huyết động, hô hấp
– Vị trí đặt cannula
– Sát khuẩn, vô trùng
3. Thực hiện kỹ thuật
– Tiến hành Priming, choặchạy máy ở chế độ chờ
– Đặt cannula: bộc lộ mạchậmáu, tiêm Heparin, đặt cannula
– Kết nối hệ thống ECMO
– Chạy ECMO: vận FLOW ECMO từ từ tăng dần đến khi đạt dòng mong muốn.
– Vận dòng khí từ từ đến khi bằng dòng ECMO, nồng độ oxy 60%
– Kết nối Mornitor đo áp lực trước bơm, sau phổi
– Kiểm tra khí máu và ACT sau chạy 15 phút
– Giảm dần vận mạch và cắt
– Cài đặt máy thở theo chế độ hỗ trợ
– Ghi các thông số ban đầu trên vào tờ theo dõi.
VI. THEO DÕI
– Theo dõi người bệnh: Theo dõi huyết động, mạch, huyết áp, SPO2, thân nhiệt, nước tiểu.
– Theo dõi máy thở: Flow máy đạt được, các chế độ báo động, áp lực trước bơm, áp lực sau phổi.
– Theo dõi ACT: Kiểm tra ACT để đạt được mục đích chống đông.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
– Chảy máu: Truyền máu và các chế phẩm máu, duy trì tiểu cầu> 150 G/L, Fibrinogen> 1,5 g/L. Dùng transamin, FFP
– Nhiễm khuẩn: thực hiện chặt chẽ quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn và các thủ thuật vô trùng, cấy máu, nội khí quản và vị trí cannula. Dùng kháng sinh thích hợp.
– Tắc Cannula, dây ECMO, phổi nhân tạo: Theo dõi, kiểm tra hàng ngày và chủ động thay.
– Suy thận: Lọc máu, lọc màng bụng
– Xuất huyết não
– Tắc mạch máu: phẫu thuật
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. David J.C. et al (2009), “Extracorporeal membrane oxygenation’’ Cardiopulmonary bypass, Cambridge University Press; PP:176-183.
2. Glenn P.G., et al (2008), “ECMO for infant and children’’ Cardiopulmonary bypass: principles and practice; Lippincot Williams and Wilkins, pp: 736-753.
3. Peter B. et al (2009), ‘’ECMO for neonatal respiratory failure’’, Respir Care; 54(9):1244–1251.
ECMO (Extra-Corporeal Membrane Oxygenation) là phương pháp hỗ trợ ngoài cơ thể để điều trị cho người bệnh suy tuần hoàn và/hoặc hô hấp nặng do những bệnh có khả năng hồi phục nhưng điều trị tích cực bằng các phương pháp thông thường thất bại.
II. CHỈ ĐỊNH
Sốc tim nặng trơ không đáp ứng với các biện pháp điều trị thông thường do các nguyên nhân có thể hồi phục được như:
+ Sốc tim do viêm cơ tim
+ Sau ngừng tuần hoàn hoặc dùng để cai máy tim phổi nhân tạo trong phòng mổ sau phẫu thuật tim.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Cân nặng < 2 kg
– Tuổi thai < 34 tuần
– Bệnh tim không có khả năng điều trị
– Suy nhiều cơ quan nặng, không hồi phục
– Chảy máu nội sọ độ 2-4
– Bệnh đông máu hoặc chảy máu không khống chế được
– Chống chỉ định tương đối
+ Thở máy trên 10 ngày
+ Xuất huyết trong sọ độ 1
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
– Phẫu thuật viên được đào tạo về đặt cannula, bác sĩ phụ, người đưa dụng cụ, bác sĩ gây mê.
– Kỹ thuật viên chạy máy hoặc điều dưỡng được đào tạo về ECMO và bác sĩ hồi sức.
2. Phương tiện
– Máy ECMO, máy trao đổi nhiệt, kiểm tra tình trạng hoạt động, các bơm thay thế và bơm tay. Máy đo ACT.
– Bộ phổi và dây phù hợp với tuổi, cannula theo tuổi.
– Các dung dịch priming và máu, chế phẩm máu
– Dụng cụ phẫu thuật để đặt cannula
– Thuốc gây mê
3. Người bệnh
– Khám lâm sàng, đánh giá trước khi thực hiện thủ thuật.
– Dùng các thuốc vận mạch, hồi sức ổn định về huyết động, hô hấp trước khi tiến hành thủ thuật.
4. Hồ sơ bệnh án
Xác định đúng tên, tuổi, chỉ định, giải thích người nhà và viết cam kết khi làm thủ thuật cũng như khi hỗ trợ ECMO, ký cam đoan.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
Kiểm tra hoàn thành các thủ tục hành chính khi làm thủ thuật, đúng chỉ định.
2. Kiểm tra người bệnh
– Tình trạng huyết động, hô hấp
– Vị trí đặt cannula
– Sát khuẩn, vô trùng
3. Thực hiện kỹ thuật
– Tiến hành Priming, choặchạy máy ở chế độ chờ
– Đặt cannula: bộc lộ mạchậmáu, tiêm Heparin, đặt cannula
– Kết nối hệ thống ECMO
– Chạy ECMO: vận FLOW ECMO từ từ tăng dần đến khi đạt dòng mong muốn.
– Vận dòng khí từ từ đến khi bằng dòng ECMO, nồng độ oxy 60%
– Kết nối Mornitor đo áp lực trước bơm, sau phổi
– Kiểm tra khí máu và ACT sau chạy 15 phút
– Giảm dần vận mạch và cắt
– Cài đặt máy thở theo chế độ hỗ trợ
– Ghi các thông số ban đầu trên vào tờ theo dõi.
VI. THEO DÕI
– Theo dõi người bệnh: Theo dõi huyết động, mạch, huyết áp, SPO2, thân nhiệt, nước tiểu.
– Theo dõi máy thở: Flow máy đạt được, các chế độ báo động, áp lực trước bơm, áp lực sau phổi.
– Theo dõi ACT: Kiểm tra ACT để đạt được mục đích chống đông.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
– Chảy máu: Truyền máu và các chế phẩm máu, duy trì tiểu cầu> 150 G/L, Fibrinogen> 1,5 g/L. Dùng transamin, FFP
– Nhiễm khuẩn: thực hiện chặt chẽ quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn và các thủ thuật vô trùng, cấy máu, nội khí quản và vị trí cannula. Dùng kháng sinh thích hợp.
– Tắc Cannula, dây ECMO, phổi nhân tạo: Theo dõi, kiểm tra hàng ngày và chủ động thay.
– Suy thận: Lọc máu, lọc màng bụng
– Xuất huyết não
– Tắc mạch máu: phẫu thuật
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. David J.C. et al (2009), “Extracorporeal membrane oxygenation’’ Cardiopulmonary bypass, Cambridge University Press; PP:176-183.
2. Glenn P.G., et al (2008), “ECMO for infant and children’’ Cardiopulmonary bypass: principles and practice; Lippincot Williams and Wilkins, pp: 736-753.
3. Peter B. et al (2009), ‘’ECMO for neonatal respiratory failure’’, Respir Care; 54(9):1244–1251.