06-20-2018, 04:39 PM
XÉT NGHIỆM CRP (C-Reactive Protein) - XÉT NGHIỆM HỮU ÍCH TRONG ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG VIÊM CỦA CƠ THỂ
Protein phản ứng C (C reactive protein – CRP) là một glycoprotein được gan sản xuất có đặc điểm là kết tủa với polysaccharid C của phế cầu. Bình thường, không thấy protein này trong máu. Tình trạng viêm cấp với phá huỷ mô trong cơ thể gây giải phóng các interleukin 1 và 6 sẽ kích thích sản xuất protein này và gây tăng nhanh nồng độ protein ứng ứng C trong huyết thanh (vì vậy protein này còn được gọi là protein phản ứng pha cấp). Khi tình trạng viêm cấp kết thúc, protein phản ứng C (CRP) nhanh chóng mất đi. Vì vậy, protein C phản ứng được coi như một chỉ dấu phản ánh sự hoạt hóa phản ứng viêm hệ thống. Nồng độ CRP máu được biết là có thể tăng lên rất nhanh từ mức giá trị nền bình thường lên mức cao tới 50mg/dL như một biểu hiện của đáp ứng viêm không đặc hiệu của cơ thể đối với nhiễm trùng và chấn thương.
Có 2 loại Protein phản ứng C có thể định lượng được trong máu:
1. Protein phản ứng C chuẩn (standard CRP): Được sử dụng để đánh giá tình trạng viêm tiến triển.
2. Protein phản ứng C siêu nhạy (high-sensitivity CRP – hs.CRP): Chất này được coi như một chất chỉ điểm đối với tình trạng viêm mạch tiến triển âm ỉ (low grade vascular inflamation).
Protein phản ứng C không mang tính chất đặc hiệu và nồng độ protein này gia tăng trong tất cả các tình trạng viêm.
MỤC ĐÍCH VÀ CHỈ ĐỊNH XÉT NGHIỆM
- CRP được sử dụng để đánh giá mức độ và tiến triển của một phản ứng viêm.
- CRP-hs được chỉ định để:
XN được tiến hành trên huyết thanh. Các phòng xét nghiệm có thể có các yêu cầu khác nhau đối với bệnh nhân trước khi lấy máu (có thể nhịn ăn hoặc không). Sau khi lấy mẫu bệnh phẩm, nhanh chóng gửi mẫu tới phòng XN để định lượng CRP.
Giá trị bình thường
Protein phản ứng C (C reactive protein – CRP) là một glycoprotein được gan sản xuất có đặc điểm là kết tủa với polysaccharid C của phế cầu. Bình thường, không thấy protein này trong máu. Tình trạng viêm cấp với phá huỷ mô trong cơ thể gây giải phóng các interleukin 1 và 6 sẽ kích thích sản xuất protein này và gây tăng nhanh nồng độ protein ứng ứng C trong huyết thanh (vì vậy protein này còn được gọi là protein phản ứng pha cấp). Khi tình trạng viêm cấp kết thúc, protein phản ứng C (CRP) nhanh chóng mất đi. Vì vậy, protein C phản ứng được coi như một chỉ dấu phản ánh sự hoạt hóa phản ứng viêm hệ thống. Nồng độ CRP máu được biết là có thể tăng lên rất nhanh từ mức giá trị nền bình thường lên mức cao tới 50mg/dL như một biểu hiện của đáp ứng viêm không đặc hiệu của cơ thể đối với nhiễm trùng và chấn thương.
Có 2 loại Protein phản ứng C có thể định lượng được trong máu:
1. Protein phản ứng C chuẩn (standard CRP): Được sử dụng để đánh giá tình trạng viêm tiến triển.
2. Protein phản ứng C siêu nhạy (high-sensitivity CRP – hs.CRP): Chất này được coi như một chất chỉ điểm đối với tình trạng viêm mạch tiến triển âm ỉ (low grade vascular inflamation).
Protein phản ứng C không mang tính chất đặc hiệu và nồng độ protein này gia tăng trong tất cả các tình trạng viêm.
MỤC ĐÍCH VÀ CHỈ ĐỊNH XÉT NGHIỆM
- CRP được sử dụng để đánh giá mức độ và tiến triển của một phản ứng viêm.
- CRP-hs được chỉ định để:
- Đánh giá nguy cơ bệnh tim mạch.
- Xác định nguy cơ tụt HA
XN được tiến hành trên huyết thanh. Các phòng xét nghiệm có thể có các yêu cầu khác nhau đối với bệnh nhân trước khi lấy máu (có thể nhịn ăn hoặc không). Sau khi lấy mẫu bệnh phẩm, nhanh chóng gửi mẫu tới phòng XN để định lượng CRP.
Giá trị bình thường
- CRP: Để đánh giá tình trạng viêm 0 – 1,0 mg/dL hay < 10 mg/L.
- CRP-hs: Để đánh giá nguy cơ bị bệnh tim mạch < 0,3 mg/dL