Escherichia coli được Escherich tìm ra năm 1885, vi khuẩn này là túc chủ bình thường ở ruột, chiếm 80% các vi khuẩn hiếu khí đường ruột của người lớn. E.coli tổng hợp một số sinh tố B, E, K và tạo quần thể vi khuẩn cân bằng ở ruột.
E.coli cũng là nguyên nhân gây nên một số bệnh.
1. Đặc điểm sinh học
1.1. Hình thể:
Trực khuẩn Gram âm, có lông quanh thân nên di động được, đôi khi có vỏ, không sinh nha bào.
1.2. Nuôi cấy
Phát triển dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường, nhiệt độ thích hợp 37°C, phát triển được ở nhiệt độ từ 5-40°C, pH thích hợp là 7,0 - 7,2. Hiếu khí và kỵ khí tuỳtiện.
-Môi trường canh thang: Nuôi cấy sau 3-4 giờ vi khuẩn phát triển làm đục nhẹ môi trường, sau 2 ngày trên mặt môi trường có váng mỏng, những ngày sau vi khuẩn lắng xuống đáy ống.
-Môi trường thạch thường: Nuôi cấy sau 8-10 giờ có thể nhìn thấy khuẩn lạc riêng rẽ, qua kính phóng đại, khuẩn lạc to dần, tròn lồi, hơi phồng, mặt nhẵn, bờ đều, đường kính khoảng 1,5 mm. Những ngày sau, khuẩn lạc chuyển thành màu xám xanh, giữa đục xám. Có thể thấy khuẩn lạc dạng R (xù xì) và M (nhầy).
1.3. Tính chất sinh vật hoá học
-Lên men các đường glucose, lactose, levulose, galactose, xylose, ramnose, manit kèm theo sinh hơi.
-Không lên men đường adonit và inozit.
-Nghiệm pháp IMVIC: Dùng để phân biệt E.coli với các vi khuẩn đường ruột khác, gồm có các phản ứng.
-Phản ứng sinh indol (I): E. coli có indol (+).
-Phản ứng đỏ metyl (M): E. coli có phản ứng đỏ metyl (+).
-Phản ứng Voges Proskauer (V): Phản ứng này dùng để kiểm tra khả năng sinh ra acetyl - metyl cacbinol E.coli có pbản ứng Voges Proskauer âm tính.
-Phản ứng kiểm tra lên men đường inozitol (I): Trong thực tế không làm.
-Phản ứng tìm khả năng sử dụng cacbon của citrat © E.coli phản ứng citrat âm
tính.
Ngoài ra E.coli không phân giải được ure, không sinh H[sub]2[/sub]S sau 48 giờ.
1.4. Sức đề kháng
Đun 55°C trong 1 giờ hoặc 60°C trong 30 phút sẽ bị tiêu diệt.
Dễ bị diệt bởi các thuốc sát trùng thông thường.
1.5. Kháng nguyên
Có kháng nguyên O, kháng nguyên H và kháng nguyên bề mặt K.
-Kháng nguyên O: Có chừng 157 quyết định kháng nguyên O được đánh số 1, 2,
3,4...
-Kháng nguyên H: Có tới 52 quyết định kháng nguyên H.
-Kháng nguyên K: Gồm có kháng nguyên L và в không chịu nhiệt và kháng nguyên А, M chịu nhiệt, Kháng nguyên bề mặt K thường ngăn cản hiện tượng ngưng kết О của vi khuẩn sống. Nếu đun sôi 1 giờ huỷ kháng nguyên K, hiện tượng ngưng kết О lại xuất hiện. Có khoảng 100 kháng nguyên K.
1.6. Xếp loại
E.coli được đánh số theo thứ tự kháng nguyên O, kháng nguyên K và H
Ví dụ: E.coli O[sub]111[/sub]: B[sub]4[/sub]:12 (có kháng nguyên O là 111, kháng nguyên K là B[sub]4[/sub] và kháng nguyên H là 12).
2. Khả năng gây bệnh
2.1. Gây bệnh ở đường tiêu hoá
Tuy là vi khuẩn cộng sinh ở đường tiêu hoá, nhưng E.coli có thể gây viêm dạ dày, ruột thường gặp ở trẻ nhỏ, đang bú, có thể thành dịch, typ huyết thanh gây bệnh thường là:
O[sub]111[/sub]: B[sub]4[/sub][sub] [/sub] O[sub]86[/sub]: B[sub]7 [/sub] O[sub]1[/sub][sub]26[/sub]: B[sub]16[/sub]
O[sub]55[/sub]: B[sub]5 [/sub] O[sub]1[/sub][sub]19[/sub]: B[sub]4[/sub][sub] [/sub] O[sub]1[/sub][sub]27[/sub]: B[sub]8[/sub]
O[sub]26[/sub]: B[sub]6 [/sub] O[sub]25[/sub]: B[sub]15 [/sub]O[sub]1[/sub][sub]28[/sub]: B[sub]12[/sub]
Về cơ chế gây ỉa chảy, E. coli gây bệnh được chia thành 5 nhóm:
-Nhóm ETEC (Enterotoxigenic E. coli): Là tác nhân gây ỉa chảy giống tả, có thể gây bệnh bằng một hoặc hai độc tố ruột.
+ LT (Labile toxin): Độc tố không bền vững với nhiệt độ, có kháng nguyên gần như choleragen của vi khuẩn tả. Nó tác động lên adenylcyclase, dẫn tới làm tăng AMP vòng nên hút nước và điện giải vào lòng ruột.
+ ST (Stabile toxin): Độc tố bền vững với nhiệt độ. Tác dụng của nó trên guanylcyclase, làm tăng GMP vòng và dẫn đến hút nước và điên giải vào lòng ruột như tác dụng của AMP vòng. Chẩn đoán vi khuẩn này bằng cách xác định sự có mặt của độc tố ruột vững bền với nhiệt.
-Nhóm EIEC (Enteroinvasive E.coli): Gây bệnh bằng sự xâm nhập của E. coli vào đại tràng và gây bệnh bằng nội độc tố như Shigella, triệu chứng lâm sàng như bệnh ly trực khuẩn, có thể xác định vi khuẩn này bằng thử nghiệm xâm nhập, được thực hiện bằng cách nhỏ 1 giọt chất nuôi cấy vào mắt chuột lang.
-Nhóm EPEC (Enteropathogenic E. coli): Trong thưc nghiệm, vi khuẩn thuộc nhóm này tạo ra độc tố tác động trên tế bào vero (từ đó có tên là độc tố vero) Độc tố này tương tự như độc tố của Shigella dysenteriae, tác động vào tế bào biểu mô ruột và phá huỷ nhung mao cùa tế bào này.
-EHEC (Enterohaemorhagic Е. coli): Cơ chế gây bệnh của nhóm này chưa được biết rõ. Nhưng người ta khẳng định rằng nó có một độc tố, có kháng nguyên và cơ chế tác dụng gần như ngoại độc tố của Shigella shiga.
-EAEC (Enteroadherent E.coii): Gây bệnh do bám vào niêm mạc
2.2. Gây bệnh ngoài đường tiêu hoá
E.coli có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục, nhiễm trùng đường gan - mật, nhiễm khuẩn vết thương, vết bỏng, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm màng não mù ỏ trẻ sơ sinh, nhiễm khuẩn huyết.
3. Chẩn đoán
3.1. Phân lập vi khuẩn: Bệnh phẩm được nuôi cấy vào môi trường phân lập thích hợp, xác định vi khuẩn dựa vào tính chất sinh vật hoá học và kháng nguyên.
3.2. Chẩn đoán huyết thanh: Không làm vì không có giá trị chẩn đoán.
4. Phòng và điều trị
4.1. Phòng bệnh
-Phòng bệnh không đặc hiệu: Tôn trọng các nội quy về vệ sinh, xử lý tốt phân, đảm bảo vệ sinh ăn uống.
-Phòng bệnh đặc hiệu: Hiện nay người ta đang nghiên cứu sản xuất vacxin uống cho trẻ sơ sinh.
4.2. Điều trị
E.coli là một vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh, vì vậy cần làm kháng sinh đồ trước khi điều trị.
Yêu là chuyện nhỏ học là chuyện lớn. Chuyện nhỏ không làm được sao làm chuyện lớn