05-05-2021, 11:35 AM
ĐIỀU TRỊ BẰNG CHƯỜM NÓNG
I. ĐẠI CƯƠNG– Dùng phương tiện có khả năng giữ nhiệt đắp lên 1 vùng cơ thể gây tác dụng tăng nhiệt mô do truyền nhiệt trực tiếp.
– Phương tiện giữ nhiệt cơ thể: túi chườm, parafin thuốc lá
– Tác dụng cục bộ
II. CHỈ ĐỊNHGiảm đau, giãn cơ, giãm mạch ngoại vi, tăng tuần hoàn cục bộ
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Không điều trị trực tiếp lên khối u.
– Không điều trị lên chỗ da viêm, chấn thương cấp.
– Đang chảy máu, sốt cao, suy kiệt.
IV. CHUẨN BỊ1. Người thực hiện:
Bác sỹ chuyên khoa phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vật lý trị liệu.
2. Phương tiện
– Túi nước nóng
– Túi thuốc lá nóng
– Parafin (bài riêng)
– Bùn nóng (bài riêng)
– Các phụ kiện: khăn lót, nhiệt kế 100 độ C, vải quấn, bao cát.
3. Người bệnh– Giải thích cho người bệnh
– Tư thế người bệnh thoải mái (nằm, ngồi)
– Bộc lộ bộ phận cơ thể được điều trị
4. Hồ sơ bệnh án:Phiếu điều trị vật lý
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
– Đặt túi chườm nóng lên bộ phận cơ thể được điều trị và cố định bằng băng hoặc bao cát.
– Khi túi chườm nguội sau 20-30 phút thì tháo bỏ ra. Dùng khăn bông lau sạch da vùng điều trị, kiểm tra da, thăm hỏi người bệnh, ghi phiếu điều trị.
VI. THEO DÕIBỏng do quá nóng: kiểm tra theo dõi
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
– Bỏng nhiệt do nóng quá: kiểm tra da và xử trí theo phác đồ.
– Dị ứng mẩn ngứa tại chỗ: ngừng điều trị và theo dõi.
Nguồn tài liệu:
- Quyết định 54/QĐ-BYT Quyết định Về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Phục hồi chức năng”, Bộ Y tế, 2014.