Diễn đàn xét nghiệm đa khoa
một số vấn đề cần lưu ý khi xét nghiệm chọc dò dịch não tủy - Phiên bản có thể in

+- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan)
+-- Diễn đàn: ...:::THẢO LUẬN CHUYÊN NGÀNH:::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-8.html)
+--- Diễn đàn: Vi sinh Y học (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-71.html)
+---- Diễn đàn: Thực hành (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-98.html)
+---- Chủ đề: một số vấn đề cần lưu ý khi xét nghiệm chọc dò dịch não tủy (/thread-638.html)



một số vấn đề cần lưu ý khi xét nghiệm chọc dò dịch não tủy - lưu thị chiêm - 07-12-2012

Ở bệnh nhân nghi ngờ tăng áp lực nội sọ, không nên chọc dò dịch não tuỷ.(tại vì chọc
giảm áp lực nhanh trong ống tủy sống sẽ gây ra tình trạng hành não bị đẩy từ hộp sọ xuống ống sống gây chèn ép vùng hành não mà vùng này lại có trung tâm kiểm soát hô hấp và tuần hoàn nên nếu tụt là bệnh nhân sẽ....022 tuy nhiên ko phải trường hợp TALNS nào cũng chống chỉ định chọc dò.Ví dụ trong TALNS do nhiễm nấm Crytococcus neoformans chẳng hạn, thì chọc dò là 1 chỉ định để điều trị.
Nguyên nhân là do:

-Trong các trường hợp TALNS mà có khối choáng chỗ trong não lúc này áp lực trên não sẽ cao hơn áp lực của tuỷ sống ,khi chọc dò sẽ làm cho sự chênh lệch áp lực trên não và tuỷ sống tăng lên gây nên tình trạng tụt não.

-Còn TALNS do nhiễm nấm Crytococcus neoformans thì do tình trạng tăng tiết DNT-> áp lực nội sọ tăng, nhưng ko có sự chênh lệch áp lực trong sọ và áp lực trong tuỷ sống do DNT sẽ phân bố đều ở trên não và trong tuỷ sống => Khi chọc dò DNT thì sẽ kéo DNT ở trên não xuống làm giảm bớt áp lực trong sọ => cải thiện triệu chứng cho bn.)
Kết quả dịch não tuỷ bình thường :

· Áp lực dịch não tuỷ bình thường : 50 – 180 mm H2O

· Dịch trong và không màu

· Nồng độ protein toàn phần trong dịch não tuỷ : 15 – 45 mg / 100 ml

· Gamma globulin chiếm 3 – 12 % lượng protein toàn phần

· Nồng độ glucose trong dịch não tuỷ : 50 – 80 mg / 100 ml ( hay khoảng 2/3 nồng độ glucose trong máu)

· Tế bào trong dịch não tuỷ : 0 – 5 tb Bạch cầu, không có hồng cầu trong dịch não tuỷ

· Cl¯ : 110 – 125 mEq / l



Kết quả bất thường của xét nghiệm dịch não tuỷ :

· Tăng áp lực dịch não tuỷ, trong trường hợp tăng áp lực nội sọ ở bệnh nhân chấn thương sọ não hay bị nhiễm trùng não

· Giảm áp lực dịch não tuỷ : Tắc nghẽn lưu thông dịch não tuỷ ở phía trên chỗ chọc dò (có thể do u của tuỷ sống gây tắc nghẽn), shock, mệt mỏi, hôn mê do tiểu đường.

· Thay đổi tính chất dịch :

1. Đục : nhiễm trùng, tăng bạch cầu trong dịch não tuỷ, protein trong dịch, các loại vi trùng, virus nhiễm trong dịch.

2. Màu đỏ, có máu trong dịch : Chảy máu trong não hay khoang dưới nhện, tắc nghẽn thân tuỷ sống, chấn thương khi chọc dò (trong trường hợp này máu là máu mới, thường còn trong)

3. Dịch có màu nâu, màu vàng, màu cam : Tăng hàm lượng protein trong dịch não tuỷ, hay trong dịch có máu cũ (thường trên 3 ngày) .

· Tăng hàm lượng protein : do máu trong dịch não tuỷ, chấn thương, tiểu đường, viêm đa thần kinh, u bướu, hoặc bất kì một tình trạng viêm hay nhiễm trùng nào của hệ thần kinh

· Giảm hàm lượng protein : tăng sản xuất dịch não tuỷ

· Tăng gamma globulin : bệnh thoái hoá myelin (như bệnh xơ cứng lan toả), giang mai thần kinh, hội chứng Guillain-Barre – viêm đa rễ thần kinh.

· Glucose tăng : tăng đường huyết hệ thống (tăng nồng độ đường trong máu)

· Giảm nồng độ glucose : hạ đường huyết hệ thống (đường huyết thấp), nhiễm nấm hay vi trùng (chẳng hạn như viêm màng não), nhiễm lao, ung thư màng não.

· Tăng bạch cầu : viêm màng não hoạt động, nhiễm trùng cấp tính, khởi đầu của một bệnh lí mãn tính nào đó, u bướu, ápxe, thuyên tắc mạch máu não gây đột quỵ, thoái hoá myelin (như bệnh xơ cứng lan toả)

· Máu : chảy máu trong dịch não tuỷ, hoặc do chấn thương nơi chọc dò.

Một số tình trạng dưới đây, ngoài ra cũng ảnh hưởng đến kết quả dịch não tuỷ :

· Viêm mãn tính đa thần kinh

· Tình trạng sa sút trí tuệ do các nguyên nhân chuyển hoá

· Động kinh

· Sốt cao co giật ở trẻ em

· Não úng thuỷ

· Bệnh than

· Não úng thuỷ với áp lực nội sọ bình thưởng

· U tuyến yên

· Hội chứng Reye