kĩ thuật xét nghiệm kato_katz - Phiên bản có thể in +- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan) +-- Diễn đàn: ...:::THẢO LUẬN CHUYÊN NGÀNH:::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-8.html) +--- Diễn đàn: Ký sinh trùng (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-72.html) +---- Diễn đàn: Thực hành (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-107.html) +---- Chủ đề: kĩ thuật xét nghiệm kato_katz (/thread-603.html) |
kĩ thuật xét nghiệm kato_katz - lưu thị chiêm - 07-04-2012 Phết dày Kato-Katz được xem là một kỹ thuật tốt để phát hiện bệnh sán máng (Schistosoma mansoni) và một số giun, sán khác rất hiệu quả, hiện đang được Tổ chức Y tế thế giới chọn làm phương pháp chuẩn để phát hiện trứng giun sán trong phân, đặc biệt là giun đũa, tóc, móc. Phương pháp này không dùng để tìm ấu trùng, trứng giun kim hoặc đơn bào. Phết dày Kato-Katz là một kỹ thuật có tính chất định tính và định lượng do thể tích phân được xác định. Lượng phân dùng lớn nên dễ tìm trứng giun, sán hơn xét nghiệm phân trực tiếp 1.1.Nguyên tắc Phân được định lượng bằng hố đong có kích thước chuẩn, trải trên lam kính và được làm trong bởi lá kính bằng giấy thấm cellophane thấm glycerin. 1.2. Dụng cụ - Kính hiển vi - Que tre hoặc gỗ - Lưới kim loại plastic (60-105 mắt lưới/ cm2) - Bìa đong phân có hố đong để xác định một thể tích phân nhất định. - Lam kính - Giấy celophan thấm nước dày 40-50 micromet, cắt thành từng miếng có kích thước 22 x 35 cm - Kẹp - Giấy vệ sinh hoặc giấy thấm - Găng tay 1.3. Hóa chất - Xanh Malachit - Glycerin - Nước cất a) Pha chế dung dịch xanh Malachit 1% Xanh Malachit 1g Nước cất 100ml Bảo quản trong lọ sậm màu, nút kín b) Dung dịch sử dụng - Thành phần: Xanh Malachit 1% 1ml Glycerin 100 ml Nước cất 100ml Trộn đều hỗn hợp nói trên. - Có thể thay thế xanh Malachit 1% bằng xanh Methylen 3% Các mảnh giấy celophan được ngâm vào dung dịch này 24 giờ trước khi sử dụng. 1.4. Quy trình kỹ thuật - Đặt một mẫu phân nhỏ lên giấy báo - Ấn lưới lên mẫu phân sao cho phân lọc qua lưới và tụ lên phía trên - Đặt hố đong lên lam kính - Dùng que gạt lấy phân ở phía trên lưới cho phân đầy vào hố đong, gạt phần phân thừa trên hố. - Nhấc tấm hố đong ra sao cho phân ở trong hố được giữ lại trên lam kính. - Phủ lên phân một miếng giấy cellophan đã được ngâm dung dịch glycerin màu, lau khô glycerin còn trên mặt giấy cellophane - Dung nút cao su ấn nhẹ nhàng lên giấy cellophane - Tiêu bản đã được làm xong - Để yên từ 30 – 60 phút để phết phân trong - Khảo sát tiêu bản dưới KHV 1.5. Đọc kết quả - Mẫu phân sẽ trong, trứng KST không bị trong sẽ thấy rõ trên nền màu xanh. - Phương pháp này quan sát dễ dàng các loại trứng giun. Lưu ý - Trứng giun móc, trứng sán máng vỏ mỏng nên dễ bị làm trong và dễ vỡ nếu để lâu. Trứng mất vỏ chỉ còn phôi khó nhận dạng. Do đó nên quan sát sau khi phủ giấy cellophane 30 phút. - Phương pháp này không áp dụng cho phân lỏng - Kỹ thuật này sử dụng phân tươi, cẩn thận khi làm xét nghiệm. 1.6. Đếm trứng Tính số trứng đếm được trên 1g phân: - Gọi n là số trứng trong X (mg) phân - Gọi N là số trứng có trong 1g phân = 1000mg - Số trứng đếm được trong 1 g phân n x 100 N = --------- X Ví dụ: Hố đong có thể tích X = 50mg, n = 20 Số trứng đếm được trong 1g phân là: 20 x 1000 N = ---------------- = 400 trứng / 1g phân 50 - Trên thực tế, kích thước hố đong phân đã được tính toán để có thể chứa một lượng phân nhất định Xmg phân. - Đường kính 9mm dày 1mm chứa 50mg phân - Đường kính 6mm dày 1,5mm chứa 41,7mg phân - Đường kính 6,5mm dày 0,5mm chứa 20mg phân Như vậy chỉ cần nhân số lượng trứng đếm được trong Xmg phân với hệ số sẽ có được số trứng trong 1g phân. 1.7. Đánh giá - Kỹ thuật này đơn giản, nhanh, chính xác, có thể tiến hành hàng loạt trong điều tra và nghiên cứu. Tuy nhiên, việc ước lượng số giun ký sinh chỉ có một giá trị hết sức tương đối vì giun, sán không đẻ theo nhịp độ đều đặn, trứng không được phân bố đều trong phân. Phân có thể đặc hay lỏng, lượng phân thải ra hàng ngày có thể nhiều hay ít. - Đánh giá cường độ nhiễm của giun đũa, tóc, móc theo số lượng giun ký sinh và số trứng đếm được trong 1g phân theo quy ước của Tổ chức Y tế thế giới |