[TH] Kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp - Phiên bản có thể in +- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan) +-- Diễn đàn: ...:::THẢO LUẬN CHUYÊN NGÀNH:::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-8.html) +--- Diễn đàn: Ký sinh trùng (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-72.html) +---- Diễn đàn: Thực hành (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-107.html) +---- Chủ đề: [TH] Kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp (/thread-361.html) Trang:
1
2
|
[TH] Kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp - tuyenlab - 04-04-2012 KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM PHÂN TRỰC TIẾP
MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Chuẩn bị đủ dụng cụ, hoá chất và bệnh phẩm để làm xét nghiệm. 2. Thao tác kỹ thuật đúng quy trình. 3. Nhận định được kết quả đúng. NỘI DUNG Kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp thường dùng nước muối sinh lý và dung dịch lugol nhằm phát hiện trứng giun sán và đơn bào đường ruột có trong mẫu phân. 1. Chuẩn bị phương tiện 1.1. Dụng cụ: - Lọ đựng phân có ghi tên, tuổi bệnh nhân - Lam kính, lamen sạch - Bút chì kính - Que tre hoặc que nhựa 1.2. Hoá chất: - Nước muối sinh lý - Dung dịch lugol: + Iod: 1g + Kali Iodid: 2g + Nước cất vừa đủ : 100mL Dung dịch lugol đựng trong lọ màu, thời gian sử dụng 1 tháng 1.3. Bệnh phẩm: Đánh số thứ tự phù hợp với phiếu xét nghiệm 2. Quy trình kỹ thuật [table=95][tr][td]TT[/td][td]Thao tác[/td][td]ý nghĩa[/td][td]Tiêu chuẩn phải đạt[/td][/tr][tr][td]1[/td][td]Chuẩn bị đủ dụng cụ, hoá chất, bệnh phẩm[/td][td]Tiến hành kỹ thuật[/td][td]Đủ[/td][/tr][tr][td]2[/td][td]Đánh dấu tiêu bản ở đầu bên trái lam kính[/td][td]Để tránh nhầm lẫn[/td][td]Đúng[/td][/tr][tr][td]3[/td][td]Nhỏ một giọt nước muối sinh lý ở bên trái và một giọt lugol ở bên phải lam.[/td][td]Hoà phân tìm trứng giun sán[/td][td]Vừa phải[/td][/tr][tr][td]4[/td][td]Dùng que lấy một lượng phân tương đương với đầu que diêm trộn vào giọt nước muối sinh lý.[/td][td]Hoà đều phân trong dung dịch.[/td][td]Lượng phân vừa đủ.[/td][/tr][tr][td]5[/td][td]Lấy thêm phân trộn đều vào giọt lugol[/td][td]Tìm đơn bào[/td][td]Lượng vừa phải.[/td][/tr][tr][td]6[/td][td]Đậy lamen lên mỗi giọt bằng cách đặt nghiêng một cạnh lamen xuống trước, từ từ hạ lamen xuống.[/td][td]Đảm bảo vệ sinh, soi vật kính 40x[/td][td]Dung dịch không tràn, không có bọt[/td][/tr][tr][td]7[/td][td]Soi kính hiển vi ở vật kính 10x và vật kính 40x. Soi theo hình chữ chi từ phải sang trái, từ trên xuống dưới[/td][td]Tìm trứng giun sán ở vật kính 10x, đơn bào ở vật kính 40x[/td][td]Phát hiện được ký sinh trùng có trong bệnh phẩm.[/td][/tr][tr][td]8[/td][td]Ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm[/td][td]Để cho đủ các thông tin. [/td][td]Chính xác.[/td][/tr][tr][td]9[/td][td]Xử lý tiêu bản, bệnh phẩm sau khi xét nghiệm.[/td][td]Diệt khuẩn.[/td][td]An toàn[/td][/tr][/table]
1: Dụng cụ làm xét nghiệm, 2: Dàn giọt nước muối và lugol, 3: Đậy lamen và cách soi trên kính hiển vi 3. Tiêu chuẩn một tiêu bản tốt Tiêu bản không dày quá hoặc mỏng quá (có thể kiểm tra bằng cách đặt tiêu bản lên tờ báo có chữ in mà vẫn đọc được chữ mờ) Phân hoà đều, không có bọt, dịch phân không tràn ra xung quanh và không tràn sang nhau giữa 2 giọt. Mỗi mẫu phân làm 2 tiêu bản 4. Cách đánh giá kết quả: Đánh giá sơ bộ trong tiêu bản trực tiếp: Có 1-2 trứng trong 1 vi trường: (+) Có 3-5 trứng trong 1 vi trường: (++) Có 6-20 trứng trong 1 vi trường: (+++) Có >20 trứng trong 1 vi trường: (++++) Kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp là kỹ thuật định lượng đơn giản, cho kết qủa nhanh, dụng cụ và hoá chất không phức tạp, có thể phát hiện được các loại trứng giun sán, ấu trùng giun và đơn bào có trong phân. Tuy nhiên vì khối lượng phân ít nên trong trường hợp ít ký sinh trùng, kỹ thuật này có thể không phát hiện được. Vì vậy, để kết luận được trong trường hợp không thấy trứng giun sán và đơn bào thì nên xét nghiệm 2-3 lần hoặc kết hợp với các phương pháp khác. RE: [TH] Kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp - aye - 06-08-2012 bài của thầy xem dễ hiểu. Hay hơn trong sách thực hành. hìhi! RE: [TH] Kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp - lưu thị chiêm - 07-07-2012 . #Tiêu chuẩn của 1 tiêu bản tốt: - Tiêu bản không quá mỏng vì như vậy khối lượng phân quá ít khó phân biệt trứng giun sán. - Tiêu bản không dày quá vì quá nhiều phân sẽ làm tiêu bản đục, tối sẽ khó phát hiện ký sinh trùng. - Tiêu bản không có bọt khí - Dung dịch phân không tràn ra xung quanh lá kính. - Có thể kiểm tra mức độ dày, mỏng của tiêu bản bằng cách: đặt tiêu bản lên 1 tờ báo in chữ thường, nếu vẫn nhìn thấy chữ in mờ và đọc được chữ, như vậy tiêu bản có độ dày vừa phải. Mỗi mẫu phân làm hai tiêu bản. Nếu soi tiêu bản thứ nhất không thấy trứng, soi tiêu bản thứ 2. #. Đánh giá: - Kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp đơn giản, nhanh chóng không đòi hỏi các dụng cụ và hóa chất phức tạp. - Kỹ thuật này có thể phát hiện được các loại trứng giun sán có mặt trong mẫu phân kể cả ấu trùng, đơn bào thể hoạt động và thể bào nang. - Tiên bản với dung dịch nước muối sinh lý 0,9% giúp chúng ta thấy được nguyên hình của ký sinh trùng, nếu là đơn bào thấy được thể hoạt động. Tiêu bản nhuộm tươi bằng Lugol dùng để phát hiện các loại bào nang của đơn bào. - Tuy nhiên, do số lượng phân ít nên trong những trường hợp nhiễm ít giun sán phương pháp này chưa phát hiện được. # Quan sát đại thể bệnh phẩm: Quan sát đại thể là bước rất cần thiết. Để nhận biết những con giun, con sán, đốt sán...được thải ra theo phân (lấy toàn bộ lượng phân thải mới để phát hiện được) Quan sát đại thể còn giúp cho việc đánh giá tính chất của phân, định hướng cho xét nghiệm ( phân có chứa bọt nghĩ đến có thể hoạt động của Giardia, phân có chứa máu nghĩ đến có thể hoạt động của amip...) Có thể quan sát trực tiếp bằng mắt hay có thể dùng kính lúp để quan sát. #Dung dịch Lugol kép phải bảo quản trong chai màu và để nơi ít ánh sáng vì rất dễ phai màu. Dung dịch này rất cần thiết để nhuộm tươi phân, và để phát hiện bào nang của đơn bào.( dung dịch Lugol kép có tác dụng làm nhân của bào nang đơn bào đậm hơn dễ phát hiện hơn) #- Dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để phát hiện trứng giun sán và thể hoạt động của bào nang - Dung dịch Lugol để phát hiện bào nang của đơn bào Dùng nước muối sinh lý cũng có thể phát hiện được bào nang của đơn bào nhưng không rõ bằng dung dịch Lugol - Ta sẽ phải hòa tan phân vào dung dịch nước muối sinh lý trước khi hòa phân vào dung dịch Lugol vì dùng cùng 1 que lấy phân và nếu ta hòa tan phân vào dung dịch Lugol trước thì nó sẽ làm teo thể hoạt động của đơn bào) RE: [TH] Kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp - phuhmtu - 08-27-2013 Lưu ý: – Nên để ánh sáng vừa phải. – Mẫu phân được xét nghiệm càng sớm càng tốt, đểlâu KST sẽ chết hoặc thay đổi hình dạng, khó xác định. – Mẫu phân tìm trứng giun, sán: không để quá 10 giờ. – Mẫu phân tìm đơn bào: không đểquá 2 giờ. 6. NHỮNG SAI LẦM NÊN TRÁNH – Phết phân không đều, chỗdày, chỗ mỏng. – Nếu phết phân loãng quá hoặc đặc quá, nên bỏ đi, làm lại phết phân khác. – ðậy lá kính làm tiêu bản có bọt khí. – Dung dịch phân tràn ra xung quanh lá kính. – Quên không đặt lá kính lên phết phân thì phết phân sẽ chóng khô, vật kính bịbẩn và màu nhuộm sẽ nhạt rất nhanh. – Dùng nước thường đểhòa tan phân thay vì dùng dung dịch NaCl 0,85%, nước thường sẽlàm biến dạng hay hủy hoại thể hoạt động của đơn bào. – Dùng nhiều ánh sáng quá. Nên để tụ kính gần với bàn kính. Giảm ánh sáng bằng cách đóng bớt màng chắn sáng hay dùng kính lọc màu xanh da trời lấy ánh sáng. 7. CÁCH TRẢLỜI KẾT QUẢXÉT NGHIỆM PHÂN Trên phiếu trảlời kết quảxét nghiệm phân, phải ghi các nội dung sau: – ðặc tính của phân: phân cứng, mềm, nhão, có khuôn, lỏng,… – Màu sắc của phân: vàng, xanh, nâu, đen,…. – Các yếu tố bất thường thấy được bằng mắt: chất nhày, máu, đốt sán,… – Kỹthuật sử dụng: soi trực tiếp, kỹthuật tập trung Willis,…. – Kết quả: + Âm tính: tìm không thấy trứng và bào nang của KST đường ruột. + Dương tính, viết ra các chi tiết sau: * Tên tiếng Việt và tên khoa học của KST. * Trứng, thểhoạt động, bào nang, ấu trùng. * Mật độnhiễm trên tiêu bản: Có 1-2 trứng trong 1 vi trường: (+) Có 3-5 trứng trong 1 vi trường: (++) Có 6-20 trứng trong 1 vi trường: (+++) Có >20 trứng trong 1 vi trường: (++++) Ví dụ: Tìm thấy trứng giun đũa (Ascaris lumbricoides): (+). RE: [TH] Kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp - WHITE - 01-11-2014 Anh cho em hỏi, nếu dùng Mỉcroclismi để kích thích lấy phân thì khi làm xét nghiệm phân có ảnh hưởng đến kết quả không ạ? RE: [TH] Kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp - tuyenlab - 01-16-2014 (01-11-2014, 10:13 AM)WHITE Đã viết: Anh cho em hỏi, nếu dùng Mỉcroclismi để kích thích lấy phân thì khi làm xét nghiệm phân có ảnh hưởng đến kết quả không ạ? Cái này có phải thuốc để thụt không nhỉ? Theo mình thì nó không ảnh hưởng đến các loại trứng nhưng nó kích thích phân ra sớm nên trong những trường hợp nhiễm ít thì khả năng phát hiện được trứng là thấp hơn. RE: [TH] Kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp - WHITE - 01-17-2014 Dạ đúng rồi anh, thuốc này dùng để thụt tháo kích thích trẻ em đi cầu. Nếu như làm không tốt có thể gây xước hậu môn làm xuất hiện hồng cầu, bạch cầu trong phân. Và thanks ý kiến của anh nữa RE: [TH] Kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp - thaikhanh1023 - 04-11-2014 cho mình hỏi thêm ,bệnh nhân là bé gái ,3 tuổi, phẩn lỏng,nhầy nhớt, soi không thấy hồng cầu điển hình, chỉ thấy các tế bào tròn có rìa răng cưa xung quanh, nhiều tế bào hình tròn lớn hơn bạch cầu, có 2-3 nhân tròn bên trong , mình không biết chính xác là tế bào gì? RE: [TH] Kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp - tuyenlab - 04-11-2014 (04-11-2014, 10:33 AM)thaikhanh1023 Đã viết: cho mình hỏi thêm ,bệnh nhân là bé gái ,3 tuổi, phẩn lỏng,nhầy nhớt, soi không thấy hồng cầu điển hình, chỉ thấy các tế bào tròn có rìa răng cưa xung quanh, nhiều tế bào hình tròn lớn hơn bạch cầu, có 2-3 nhân tròn bên trong , mình không biết chính xác là tế bào gì? Bạn có hình ảnh không? Mô tả thế khó biết lắm RE: [TH] Kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp - camhong - 05-18-2015 Cho em xin hình ảnh tóm tắt qui trình xét nghiệm phân trực tiếp |