Bệnh nấm Sporothrix - Phiên bản có thể in +- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan) +-- Diễn đàn: ...:::THẢO LUẬN CHUYÊN NGÀNH:::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-8.html) +--- Diễn đàn: Ký sinh trùng (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-72.html) +---- Diễn đàn: Lý thuyết (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-106.html) +---- Chủ đề: Bệnh nấm Sporothrix (/thread-859.html) |
Bệnh nấm Sporothrix - tuyenlab - 11-13-2012 Bệnh nấm Sporothrix
1. Mầm bệnh Hay gặp nhất là Sporothrix schenkii đây là loài nấm lưỡng hình. Bệnh còn được gọi là bệnh của ngươi làm vườn. Vi nấm có nhiều trong đất, thực vật mục nát, vỏ cây, mảnh gỗ… bệnh liên quan đến nghề nghiệp như người làm rẫy, công nhân mỏ. Nấm xâm nhập vào cơ thể qua các vết xước ngoài da theo đường bạch mạch thường là ở cánh tay. Bệnh gặp ở nhiều lứa tuổi, nhiều nhất ở lứa tuổi 20- 40, ít gặp ở tre em, nam nhiều hơn nữ. 2. Bệnh học – Thể da- mạch bạch huyết: Thể bệnh này hay gặp nhất. Nấm xâm nhập vào da lan truyền theo đường máu hay đường bạch huyết, thời gian ủ bệnh từ 20 - 90 ngày. Bệnh bắt đầu từ một chi, thường là tay phải dưới dạng sẩn cứng, không đau, dần dần thành một cục u cứng, lúc đầu di động sau trở nên dính. Sau đó quanh cục u có mầu đỏ rồi tím đen, mềm rồi loét ra, chẩy mủ sệt vàng. Dọc theo mạch bạch huyết, nhiều sẩn mới xuất hiện từ dưới lên giống các cục u ban đầu, giữa các vết loét mạch bạch huyết bị sưng, dầy như một sợi dây nhỏ dưới da có thể nhìn thấy được. – Thể da đơn thuần: Gặp ở những người có sức đề kháng tốt, tổn thương dưới dạng mụn sùi như hạt cơm không lan theo mạch bạch huyết. – Thể bệnh lan toả: chủ yếu gặp ở người suy giảm miễn dịch, hiếm gặp ở người có hệ miễn dịch bình thường. Nấm vào máu và lan toả khắp cơ thể, trên bề mặt da khắp cơ thể có nhiều u cục nhỏ, cứng, ít khi loét. Từ máu, nấm xâm nhập vào khớp màng xương, tuỷ xương, phổi, thận, sinh dục… Bệnh nhân suy sụp nhanh chóng và chết sau vài tuần đến vài tháng. 3. Chẩn đoán 3.1. Xét nghiệm trực tiếp Bệnh phẩm là mủ có vết loét hoặc chọc hút từ mủ u cục chưa loét. Soi tươi hoặc nhuộm soi ít khi tìm thấy nấm. Nếu có thấy thì là những tế bào nấm men hình ô van, hình điếu xì gà 3.2. Cấy nấm Cấy bệnh phẩm vào môi trường Sabouraud có chloramphenicol hoặc cấy vào môi trường thạch tim óc hầm hoặc thạch máu, để nhiệt độ 35- 37oC. – Trên môi trường Sabouraud sau 3-5 ngày khuẩn lạc nhỏ, phẳng, màu kem. Để lâu mặt khuẩn lạc nhăn nheo, màu đen. Soi khuẩn lạc có sợi nấm mảnh màu nâu, có các đài ngắn, trên có các bào tử đính. Giống bình cắm hoa (Dạng này nguy hiểm cho KTV xét nghiệm) – Trên môi trường tim óc hầm, khuẩn lạc nhỏ, nhão, màu vàng hay xám nhạt, soi thấy tế bào men dài hoặc tròn. 3.3. Gây nhiễm cho chuột bạch Tiêm bệnh phẩm vào màng bụng chuột, sau 3 tuần chuột sẽ viêm phúc mạc, viêm tinh hoàn, viêm mạch bạch huyết… 3.4. Chẩn đoán miễn dịch Dùng để chẩn đoán trong các bệnh thể phổi, thể da đơn thuần và phân biệt với các bệnh khác như lao, giang mai. _Test da: Dùng 0,1ml kháng nguyên spotrichin pha loãng 2000 lần, đọc kết quả sau 48giờ sẩn ĐK lớn hơn 3cm là dương tính. _Có thể làm phản ứng ngưng kết , hoặc kết hợp bổ thể để chẩn đoán. RE: Bệnh nấm Sporothrix - Tạ Thu - 11-14-2012 thầy ơi cho em hỏi tại sao bệnh này ở nam hay gặp hơn ở nữ ạ? RE: Bệnh nấm Sporothrix - tuyenlab - 11-14-2012 (11-14-2012, 06:13 PM)Tạ Thu Đã viết: thầy ơi cho em hỏi tại sao bệnh này ở nam hay gặp hơn ở nữ ạ? Cái này người ta thống kê và thấy ở nam nhiều hơn nữ vậy thôi chứ không có liên quan đến cơ địa giữa nam và nữ. RE: Bệnh nấm Sporothrix - vanphammanh - 05-03-2013 Cho em xin phép hỏi nếu bị thì bao giờ cũng để lại sẹo hả thầy RE: Bệnh nấm Sporothrix - loicute84 - 07-17-2013 Cũng có thẻ nam lưới dùng Bảo hô lao dong |